Theo BS Ninh Hồng (www.suckhoedoisong.vn) thì khi thời tiết nắng nóng, mồ hôi ra nhiều, đặc biệt với những người hoạt động ngoài trời. Khi mồ hôi ra nhiều thì cơ thể bị mất nước và muối, cảm giác khát, muốn uống nước. Tuy nhiên lúc này uống nước quá lạnh có tốt không?
Thực tế khi uống nước lạnh thì chúng ta thấy sảng khoái. Nhưng khi uống nước lạnh vẫn không hết khát vì lý do trong nước lạnh, các phân tử nước ở trạng thái tích hợp lại, rất khó thấm vào tế bào, nên dù bạn có uống nhiều nước nhưng tế bào vẫn rất khát. Hơn nữa, nếu uống nước quá lạnh thì độ lạnh đó sẽ làm cho các vi mạch máu trong dạ dày và ruột co thắt lại, niêm mạc bị thiếu máu, dẫn đến giảm chức năng tiêu hóa và sát khuẩn của dạ dày, ruột nên dễ bị đau bụng hoặc tiêu chảy cấp.
Còn uống nước ấm thì đơn phân tử nước dễ thẩm thấu vào tế bào để bổ sung lượng nước đã mất, nên bạn sẽ thấy nhanh hết khát hơn. Một cách khác vừa giải khát vừa làm mát cơ thể là bạn có thể uống các loại nước cam, chanh, mía, dừa, oresol, nước đun sôi để lạnh khoảng 10-15OC… và nên uống từng ngụm nhỏ một.
LV (st)
Kênh thông tin số 1 về bất động sản tại Việt Nam: mua bán nhà đất, cho thuê nhà đất, văn phòng, căn hộ, biệt thự, chung cư. Các lĩnh vực liên quan đến bất ... BatDongSanAo.Com
Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011
Bệnh viêm phổi
Phổi là cơ quan chính của hệ hô hấp, nơi trao đổi khí giữa môi trường ngoài và cơ thể. Viêm phổi là hiện tượng viêm nhiễm của nhu mô phổi do nhiễm khuẩn. Đây là một bệnh rất phổ biến, đứng hàng thứ hai sau bệnh tiêu hóa. Hiện nay có nhiều kháng sinh có tác dụng tốt để điều trị, nhưng biến chứng và tử vong vẫn là điều đáng lo ngại, đặc biệt là ở người già và trẻ em. Có nhiều cách phân loại. Nhưng về giải phẫu người ta chia viêm phổi ra hai thể: viêm phổi thuỳ, và phế quản phế viêm.
Xem chi tiết
Xem chi tiết
4 tiểu xảo giúp nhanh chóng xóa mờ vết sẹo
Những vết sẹo không bị lồi, nhất là trên mặt, cánh tay, đùi… cũng luôn khiến phụ nữ mất đi tự tin và lo lắng. Nhưng chỉ với 4 tiểu xảo dưới đây, bạn sẽ yên tâm tỏa sáng.
1. Tăng cường matxa
Matxa có thể thúc đẩy lưu thông máu và tăng cường năng lực “sửa chữa”, tái tạo của da. Vì vậy, chỉ cần bạn kiên trì hàng ngày những lúc rảnh rỗi, matxa nhẹ nhàng nơi vết sẹo, dần dần những “dấu vết” đáng ghét này sẽ mờ và biến mất.
Cách tốt nhất bạn nên chọn và sử dụng kèm một loại kem chuyên dụng để matxa, cho vào lòng bàn tay rồi nhẹ nhàng xoa lên vết sẹo. Hãy đều đặn làm khoảng ba lần một ngày, mỗi lần khoảng 10 phút, sau hai tuần bạn có thể tự tin diện áo cộc tay hay những chiếc váy ngắn.
2. Thuốc đặc biệt từ gừng
Gừng có thể ức chế sự tăng trưởng của các tế bào da bị lão hóa, suy yếu và ngăn chặn sự phát triển của vết sẹo.
Gừng tươi, bạn cắt thành lát mỏng rồi nhẹ nhàng miết lên những vết sẹo, sau đó đặt gừng lên vết sẹo chừng 3-5 phút. Lặp đi lặp lại ba lần/ngày, sau hai tuần vết sẹo mờ dần mà làn da của bạn cũng mềm và trắng hơn.
3. Hiệu ứng từ vitamin C và E
Nếu vết sẹo của bạn có màu sẫm, cũng đừng quá lo lắng vì vitamin C có thể làm mờ chúng, vì vitamin C có tác dụng làm trắng, giảm sắc tố nơi các vết sẹo, dần dần khôi phục sức khỏe cho da.
Còn vitamin E có thể tăng cường độ đàn hồi của da, thấm sâu qua bề mặt da, sửa chữa các “vết thương”.
Bạn có thể dùng viên thuốc vitamin C và E matxa nhẹ nhàng cho da trong khoảng 10 phút, nếu kiên trì vết sẹo sẽ mờ và biến hẳn.
4. Tinh dầu hoa oải hương
Tinh dầu hoa oải hương không chỉ mang lại hương thơm nhẹ nhàng, quyến rũ mà còn có công dụng làm mờ vết sẹo, khi bạn biết cách dùng chúng matxa nhẹ lên các vùng da bị thâm.
Hàn Giang
Theo MC
1. Tăng cường matxa
Matxa có thể thúc đẩy lưu thông máu và tăng cường năng lực “sửa chữa”, tái tạo của da. Vì vậy, chỉ cần bạn kiên trì hàng ngày những lúc rảnh rỗi, matxa nhẹ nhàng nơi vết sẹo, dần dần những “dấu vết” đáng ghét này sẽ mờ và biến mất.
Cách tốt nhất bạn nên chọn và sử dụng kèm một loại kem chuyên dụng để matxa, cho vào lòng bàn tay rồi nhẹ nhàng xoa lên vết sẹo. Hãy đều đặn làm khoảng ba lần một ngày, mỗi lần khoảng 10 phút, sau hai tuần bạn có thể tự tin diện áo cộc tay hay những chiếc váy ngắn.
2. Thuốc đặc biệt từ gừng
Gừng có thể ức chế sự tăng trưởng của các tế bào da bị lão hóa, suy yếu và ngăn chặn sự phát triển của vết sẹo.
Gừng tươi, bạn cắt thành lát mỏng rồi nhẹ nhàng miết lên những vết sẹo, sau đó đặt gừng lên vết sẹo chừng 3-5 phút. Lặp đi lặp lại ba lần/ngày, sau hai tuần vết sẹo mờ dần mà làn da của bạn cũng mềm và trắng hơn.
3. Hiệu ứng từ vitamin C và E
Nếu vết sẹo của bạn có màu sẫm, cũng đừng quá lo lắng vì vitamin C có thể làm mờ chúng, vì vitamin C có tác dụng làm trắng, giảm sắc tố nơi các vết sẹo, dần dần khôi phục sức khỏe cho da.
Còn vitamin E có thể tăng cường độ đàn hồi của da, thấm sâu qua bề mặt da, sửa chữa các “vết thương”.
Bạn có thể dùng viên thuốc vitamin C và E matxa nhẹ nhàng cho da trong khoảng 10 phút, nếu kiên trì vết sẹo sẽ mờ và biến hẳn.
4. Tinh dầu hoa oải hương
Tinh dầu hoa oải hương không chỉ mang lại hương thơm nhẹ nhàng, quyến rũ mà còn có công dụng làm mờ vết sẹo, khi bạn biết cách dùng chúng matxa nhẹ lên các vùng da bị thâm.
Hàn Giang
Theo MC
Cảnh báo ni lông bọc thực phẩm có nguy cơ gây ung thư
Theo tờ “Nhật báo Thượng Hải”, loại ni lông có thể chứa các chất gây ung thư đang được sử dụng rộng rãi để bọc hoa quả như dưa hấu bán ở Tây An, thủ phủ tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc).
Loại ni lông kém chất lượng này thường được làm bằng polyvinyl chloride (PVC), sẽ tạo ra các chất gây ung thư trong điều kiện nhiệt độ cao hay môi trường ướt.
Phản ứng trước lo ngại của người tiêu dùng, giới chức nhiều thành phố khác ở Trung Quốc, trong đó có Thượng Hải, đang kiểm định lại chất lượng của các loại ni lông bọc thực phẩm ở các siêu thị, cửa hàng. Những siêu thị lớn như Carrefour hay Lotus ở Thượng Hải tuyên bố họ dùng loại ni lông bọc có chứng nhận chất lượng an toàn, đã được kiểm định bởi cơ quan chức năng. Những loại này được làm bằng polyethylene (PE), một chất an toàn.
Tuy nhiên, ở những chợ hoa quả nhỏ thường xuất hiện các loại ni lông bọc không có nguồn gốc xuất xứ cũng như chứng nhận độ an toàn. Điều lo ngại là người bán dùng chúng bọc trực tiếp lên các hoa quả cắt nhỏ để bán lẻ như dưa hấu.
Các loại ni lông bọc thực phẩm không thương hiệu này có thể được mua dễ dàng trên mạng với giá chỉ từ 1-5 NDT/50 mét. Trong khi đó, loại chất lượng bảo đảm có giá tới 10-20 NDT/20 mét. Một nhà kinh doanh mặt hàng ni lông bọc thực phẩm ở tỉnh Quảng Đông tiết lộ các loại ni lông “siêu rẻ” được làm từ PVC và các nguyên vật liệu giá rẻ khác không đáp ứng được tiêu chuẩn quy định.
TTXVN/Tin tức
Loại ni lông kém chất lượng này thường được làm bằng polyvinyl chloride (PVC), sẽ tạo ra các chất gây ung thư trong điều kiện nhiệt độ cao hay môi trường ướt.
Phản ứng trước lo ngại của người tiêu dùng, giới chức nhiều thành phố khác ở Trung Quốc, trong đó có Thượng Hải, đang kiểm định lại chất lượng của các loại ni lông bọc thực phẩm ở các siêu thị, cửa hàng. Những siêu thị lớn như Carrefour hay Lotus ở Thượng Hải tuyên bố họ dùng loại ni lông bọc có chứng nhận chất lượng an toàn, đã được kiểm định bởi cơ quan chức năng. Những loại này được làm bằng polyethylene (PE), một chất an toàn.
Tuy nhiên, ở những chợ hoa quả nhỏ thường xuất hiện các loại ni lông bọc không có nguồn gốc xuất xứ cũng như chứng nhận độ an toàn. Điều lo ngại là người bán dùng chúng bọc trực tiếp lên các hoa quả cắt nhỏ để bán lẻ như dưa hấu.
Các loại ni lông bọc thực phẩm không thương hiệu này có thể được mua dễ dàng trên mạng với giá chỉ từ 1-5 NDT/50 mét. Trong khi đó, loại chất lượng bảo đảm có giá tới 10-20 NDT/20 mét. Một nhà kinh doanh mặt hàng ni lông bọc thực phẩm ở tỉnh Quảng Đông tiết lộ các loại ni lông “siêu rẻ” được làm từ PVC và các nguyên vật liệu giá rẻ khác không đáp ứng được tiêu chuẩn quy định.
TTXVN/Tin tức
Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011
Tự làm chanh muối
Chọn các quả chanh tươi, không bị sứt vỏ. Hòa nước muối hơi mặn cho chanh vào ngâm trong 5 ngày. Sau 5 ngày vớt chanh ra rửa sạch. Đánh nước muối nhạt hơn, lại đổ chanh vào ngâm tiếp 5 ngày, sau đó lại vớt ra rửa sạch, cho chanh ra phơi.Tiếp tục đánh nước muối (độ đậm vừa phải) cứ ngày phơi đêm ngâm độ 5 ngày nữa, sau đó hoàn toàn không ngâm nữa mà chỉ phơi cho khô kiệt. Ta được quả chanh khô như ô mai, cho vào bình cất đi dùng dần, rất tiện.
Xem chi tiết ....
Xem chi tiết ....
Kinh nghiệm tìm trẻ lạc chỗ đông người
Trên một số phương tiện truyền thông, dễ gặp nhiều vụ bắt cóc trẻ, trẻ bị lạc... đặc biệt là trẻ dưới 10 tuổi. Không có gì ngạc nhiên, vì ở độ tuổi đó, trẻ vẫn còn ngây thơ và chưa biết cảnh giác với người lạ, những người có cách cư xử tốt, hoặc tự nhận là quen cha mẹ của trẻ. Cấm trẻ em để tránh người lạ, không thể là một cách hiệu quả trong cách dạy trẻ tự lập và sự tự tin. Tuy nhiên, nếu không có sự giám sát, điều này cũng có thể dẫn đến hậu quả chết người.
Vì vậy, đừng để dịp vui thành ám ảnh sợ hãi đối với trẻ. Dưới đây là một số thủ thuật được Clint Van Zandt, cựu thành viên của FBI trong Viện Khoa học hành vi (Hoa Kỳ) tiết lộ:
1. Mảnh ghi chú: Trước khi rời khỏi nhà hoặc trường học, đặt mảnh ghi chú vào trong túi của mỗi trẻ đó bao gồm tên của trẻ và người chăm sóc (bố mẹ), số điện thoại hoặc người phụ trách có thể liên lạc thường xuyên được. Không nên đề địa chỉ nhà bởi vì bạn chắc chắn không muốn người lạ nói với con mình rằng người đó phải đón trẻ về nhà mình.2. Qui định điểm gặp gỡ: Trước khi đến các địa điểm công cộng, đảm bảo tất cả các thành viên trong gia đình đã biết kế hoạch đi chơi, mua sắm… nếu như các thành viên muốn đi tách riêng theo sở thích mỗi người. Gia đình phải quy định ra một điểm gặp gỡ mà được tất cả các thành viên tán thành, ví dụ khu vực đài phun nước tại các trung tâm mua sắm ngoài trời hoặc nhà thuốc ở trung tâm mua sắm.
Hãy chắc chắn rằng con bạn hiểu rằng cháu không được phép rời khỏi bạn ngoài việc đi đến nơi hẹn đã thoả thuận trước đó. Nếu lạc, cháu phải biết đến chỗ nào như: chỗ làm việc của nhân viên bảo vệ, quản lý cửa hàng... Cháu không được phép ngồi một mình và trông giống như bị lạc vì thái độ như thế có thể thu hút sự chú ý của kẻ bắt cóc.
3. Điện thoại di động: Nếu trẻ được trang bị điện thoại di động, điện thoại có thể tạo thuận lợi cho việc tìm kiếm của cha mẹ khi trẻ bị lạc. Trang bị cho trẻ số của bố, mẹ, người thân, cảnh sát…. Do đó, sẽ rất tốt nếu có thể trang bị điện thoại cho trẻ (lưu ý: tất nhiên với sự giám sát của bố mẹ về các khoản tiền nộp vào điện thoại và đảm bảo điện thoại phải còn phí đủ để sử dụng khi đi ra ngoài).
4. Mang theo ảnh của trẻ: Khi đi đến những nơi đông người như công viên vui chơi giải trí, sử dụng một máy ảnh trong điện thoại của bạn (nếu có máy ảnh) để chụp ảnh tất cả thành viên nhỏ trong nhóm của bạn. Vì vậy, có những bức ảnh cho thấy vóc dáng và quần áo mà trẻ đang mặc, hình ảnh này có thể sử dụng cho một cuộc tìm kiếm nếu chuyện không may xảy ra. Hoặc thậm chí hình ảnh này có thể được sao chép, và gửi cho người khác nếu cần thiết để cùng tìm trẻ.
5. Cho trẻ mặc quần áo màu sắc sặc rỡ, đặc biệt là màu vàng và xanh lá cây, màu nóng, đậm để giúp tìm kiếm trẻ trong trường hợp thất lạc, mất tích. Bởi vì sẽ rất khó nếu trẻ thấp bé có thể bị người lớn che khuất. Chúng tôi cũng đề nghị bạn mang một khăn tay hoặc khăn lớn mà bạn có thể cầm đầu tay và vẫy, như vậy trẻ có thể dễ dàng nhìn thấy bạn từ xa. Đừng quên dặn trẻ về điều này trước khi chương trình bắt đầu.
6. Nhân viên bảo vệ: Nếu bạn là một thành viên không thể thiếu của nhóm, ngay lập tức thông báo cho các nhân viên bảo vệ. Hầu hết các trung tâm mua sắm, khu vui chơi giải trí, và các khu công cộng khác có các thủ tục khẩn cấp mà họ có thể thực hiện, ví dụ như kêu gọi các con qua loa phóng thanh và đóng tất cả các lối ra, để đảm bảo cho con của bạn không chạy ra khỏi khu vực trên một mình hoặc tránh việc những kẻ bắt cóc đưa trẻ đi. Bộ phận an ninh bảo vệ ngay lập tức sẽ thông báo cho tất cả nhân viên của cửa hàng hoặc nơi mà trẻ em bị lạc và sẽ bắt đầu xem video của tất cả các camera an ninh. Khi tìm kiếm, hãy đứng trên một ví trí cao hơn so với đám đông và thu hẹp việc tìm kiếm của bạn bằng cách nhìn vào màu sắc quần áo của trẻ.
7. An ủi trẻ: Cuối cùng, nếu tìm thấy trẻ, hãy nhanh chóng động viên trẻ thay vì la mắng. Bạn phải thể hiện cho trẻ thấy rằng bạn rất nhớ trẻ và sau này, dù có đi đâu, trẻ cũng luôn luôn phải ở cạnh bạn. Nếu bạn mắng trẻ có nghĩa bạn mắc thêm tội với trẻ khi để trẻ vừa trải qua một phen hoảng loạn lại còn bị la mắng, điều đó thật không hay, đúng không?
(Theo VTC News)
Kinh nghiệm cho tuổi dậy thì
Trong đời người, từ nhỏ đến lúc trưởng thành ai cũng qua TUỔI DẬY THÌ. Đó chính là thời kỳ đặc biệt có những biến đổi đột ngột, mạnh mẽ về tâm sinh lý, đánh dấu giai đoạn hình thành giới tính, đồng thời với sự phát triển hoàn thiện của cơ thể, sẽ xuất hiện những biến đổi trong tâm tư, tình cảm, sự suy nghĩ của mỗi người. Trang web nhỏ này sẽ giúp các bạn trẻ và các bậc cha mẹ giải đáp những băn khoăn, lo lắng trước những biến đổi, những điều mới lạ ở tuổi dậy thì :
- Tại sao từ 12 đến 29 tuổi cơ thể lại “cao ngồng” lên rất nhanh
- Tại sao hay chóng mặt, mệt mỏi, dễ bực tức, dễ nổi nóng ?!
- Kinh nguyệt là gì ?! Máu kinh nguyệt từ đâu chảy ra ?
- Mộng tinh là gì ? “Nước nhầy” tự nhiên ở đâu ra ?
- Tình bạn khác giới có phải là tình yêu không ?
- Ở tuổi từ 14 – 18 đã nên yêu chưa ?
- Mối tình đầu có bền vững không ?
- Làm sao “nhận dạng” được, xây dựng được tình yêu đích thực, tình yêu chân chính để có cuộc hôn nhân bền vững…
Bài viết này sẽ giúp các bạn trẻ và các bậc cha mẹ hiểu được những biến đổi, những quy luật phát triển tâm, sinh lý ở tuổi dậy thì, hiểu bản chất, vai trò tình bạn, tình yêu … Mỗi bạn trẻ có thể làm chủ những cảm xúc giới tính, tự điều chỉnh hành vi, có thái độ ứng xử phù hợp trong quan hệ giao tiếp với bạn bè, với người yêu, với người trong gia đình, xã hội, giữ gìn cơ thể khoẻ mạnh, tâm hồn trong sáng, tự tạo cho mình một cuộc sống hạnh phúc.
Sự hiểu biết về những vấn đề cơ bản này cũng là sự chuẩn bị thiết thực trước khi bước vào hôn nhân.
1. Thế nào là tuổi dậy thì ?
Sự phát triển tâm sinh lý của con người từ lúc lọt lòng trải qua các giai đoạn sau :
- Tuổi sơ sinh (từ khi mới đẻ đến 12 tháng).
- Tuổi nhà trẻ (từ 1 tuổi đến 3 tuổi).
- Tuổi mẫu giáo (từ 3 tuổi đến 5 tuổi).
- Tuổi nhi đồng (từ 6,7 tuổi đến 11,12 tuổi).
- Tuổi thiếu niênj (từ 12,13 tuổi đến 15.16 tuổi).
- Tuổi thanh niên (từ 17,18 đến 19,20 tuổi).
- Sau đó là tuổi trưởng thành, tuổi trung niên, tuổi già, tuổi lão…
Tuổi dậy thì bắt đầu từ giai đoạn tuổi thiếu niên và kết thúc vào đầu tuổi thanh niên.
2. Tuổi dậy thì có những đặc điểm gì ?
Sự phát triển tâm, sinh lý của con người từ sơ sinh đến hết tuổi nhi đồng diễn ra đều đều, êm ã, nhưng khi bước sang tuổi thiếu niên bỗng xuất hiện những biến đổi đột ngột mới lạ trong cơ thể cũng như trong tâm tư tình cảm.
- Nguồn gốc của những biến đổi : Lần đầu tiên các cơ quan sinh dục bắt đầu hoạt động, bắt đầu thời kỳ trưởng thành về mặt tình dục. Vì vậy, tuổi dậy thì còn gọi là tuổi phát dục. trong thời kỳ này các tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động tích cực và tính trội của các giới tính xuất hiện một cách rõ ràng theo hiệu ứng hoạt động của các hormon cũng đựơc phát triển, và chức năng sinh dục hình thành đó là chức năng sinh sản để duy trì nòi giống. Ngày xưa các cụ thường nói : “Nữ thập tam, nam thập lục…” nghĩa là nữ 13 tuổi, nam 16 tuổi thì cơ thể đã phát triển hoàn thiện, có khả năng để thực hiện sinh đẻ. Do đó, từ thời xưa, các gia đình đã lấy vợ gả chồng cho con cái từ tuổi này, đó là nạn tảo hôn. Tệ nạn này đến nay vẫn còn ở các vùng nông thôn và miền núi, chiếm 20% tổng số kết hôn hàng năm của cả nước. Hầu hết các đám cưới tảo hôn đều gây bất hạnh cuộc sống gia đình, bởi vì ở tuổi này về mặt tâm lý, tình cảm con người vẫn còn hết sức non dại.
Bước vào tuổi dậy thì ở các em bắt đầu có nhu cầu giới tính. Những kích thích mạnh như xem phim, ảnh, đọc truyện khiêu dâm, kích dục, hoặc sự gần gũi thân mật quá mức giữa nam và nữ dễ làm cho khả năng tình dục dễ bị hưng phấn, gây trạng thái tâm lý căng thẳng. Nếu thiếu ý thức làm chủ bản thân, không tự kiềm chế, thiếu niên có thể đi đến quan hệ tình dục sớm. Điều đó sẽ gây hậu quả sớm cho sự phát triển sinh lý và tâm sinh lý ở giai đoạn sau. Tuy nhiên biết tránh những kích thích mạnh, tích cực tham gia các hoạt động tập thể (lao động, giải trí, thể dục, thể thao, văn nghệ …) hăng say hoạt động văn hoá, nâng cao tay nghề, sẽ tìm thấy niềm vui lành mạnh, tâm hồn và cơ thể sẽ thoải mái, cân bằng.
3. Những biến đổi nào báo hiệu tuổi dậy thì đã bắt đầu ?
Thời kỳ dậy thì kéo dài từ 3 đến 5 năm, trong khoảng từ 12 – 17 tuổi. Nữ dậy thì sớm hơn nam từ 1 năm rưỡi đến 2 năm. Thiếu niên sống ở thành phố thường dậy thì sớm hơn thiếu niên ở nông thôn và miền núi. Nói chung nếu đối với nữ dậy thì trước 11 tuổi và sau 18 tuổi, đối với nam trước 13 và 20 tuổi thì có thể xem là phát triển không bình thường, cần đi khám sức khoẻ để tìm hiểu nguyên nhân.
Tuổi dậy thì chia làm hai thời kỳ nhỏ :
- Thời kỳ tiền dậy thì : 11 – 13 tuổi (nữ), 13-15 tuổi (nam).
- Thời kỳ dậy thì chính thức : 13-18 nữ, 15-20 tuổi (nam).
NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ CƠ THỂ Ở THIẾU NIÊN NỮ
Trong thời kỳ tiền dậy thì :
+ Tăng vọt về chiều cao, lớn vọt lên. Có năm cao thêm 5 đến 8 cm. Cao nhanh khoảng 11-13 tuổi (vuợt bạn trai cùng tuổi), khoảng 18 tuổi thì ngừng cao
+ Các dấu hiệu sinh dục bắt đầu xuất hiện :
Mọc lông ở bộ phận sinh dục, ở nách.
Nổi mụn (trứng cá) ở mặt, ở cổ, cở lưng.
+ Khung xương chậu phát triển mạnh theo chiều ngang (chuẩn bị chức năng sinh đẻ sau này). Vú phát triển.
+ Mỡ tập trung ở vai, sườn, mông, đùi tạo nên những đường cong mềm mại, vẻ đẹp duyên dáng đặc trưng cho phái nữ.
- Thời kỳ dậy thì chính thức :
Mở đầu bằng sự xuất hiện của kinh nguyệt lần đầu. Đây là dấu hiệu chính. Ngoài ra còn có những biến đổi quan trọng ở tử cung (dạ con) và cấu tạo của vú.
NHỮNG BIẾN ĐỔI CƠ THỂ VỀ THIẾU NIÊN NAM :
Trong thời kỳ tiền dậy thì :
+ Nhịp độ cao nhanh nhất từ 14 tuổi, có thể mỗi năm cao 8-10 cm, từ 15-16 tuổi cao vượt các bạn gái cùng tuổi và tiếp tục cao trong suốt cuộc đời. Tới 17,18 tuổi đạt chiều cao tối đa, sau đó nhịp độ cao chậm lại và ngừng cao ở tuổi ngoài 20.
+ Xuất hiện những dấu hiệu sinh dục phụ :
Mọc lông mu, lông nách, ria mép.
Giọng nói ồ ồ, khàn khàn (vỡ giọng).
Ngực nở, vai rộng, bắp thịt nở nang, rắn chắc.
Hình dáng cơ thể cường tráng, đặc trưng của nam giới.
- Thời kỳ dậy thì chính thức :
Có dấu hiệu chính là sự xuất tinh lần đầu tiên về đêm, gọi là mộng tinh.
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý :
+ Ở tuổi dậy thì cần hình thành thói quen giữ vệ sinh hàng ngày, rửa các bộ phận sinh dục.
- Tránh mặc quần áo lót quá chật.
- Trứng cá xuất hiện ở mặt là hiện tượng sinh lý bình thường của tuổi dậy thì, không nên nặn vì dễ gây nhiễm trùng da, để lại các vết sẹo trên mặt.
- Thời kỳ dậy thì là lúc cơ thể phát triển mạnh, vì vậy cần được ăn uống đầy đủ và có chế độ tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên và lao động phù hợp với thể lực từng cá nhân. Tránh lao động quá sức, mang vác quá nặng, vì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể và sức khoẻ sau này.
4. Những biến đổi và sự trưởng thành của cơ quan sinh dục nữ diễn ra như thế nào ?
Dấu hiệu đặc trưng nhất của tuổi dậy thì ở nữ là sự phát triển của vú và hiện tượng kinh nguyệt.
Vú phát triển như thế nào ?!
+ Sự tăng trưởng của vú bắt đầu từ 10-12 tuổi sau khi cơ thể cao ngồng lên thì tự nhiên vú to dần và nhú lên khỏi thành ngực, bằng nhúm cau, rồi bằng quả quýt.
+ Khoảg 15-18 tuổi vú phát triển to, tròn, có đủ các tuyến sữa, túi sữa tạo nên bộ ngực nở nang.
+ Ở giai đoạn đầu hai vú phát triển không đều, bên lớn bên bé hơn, đến cuối dậy thì sẽ phát triển hai bên đều nhau.
Buồng trứng có ảnh huởng trực tiếp đến sự phát triển của vú, nếu buồng trứng xơ, teo thì vú không phát triển được.
+ Mặc áo lót chật, nịt vú chật cũng hạn chế sự phát triển của vú, sẽ gây khó khăn cho việc nuôi con sau này vì các tuyến sửa không được phát triển trong thời kỳ dậy thì.
+ Hiện tượng kinh nguyệt có liên quan chặt chẽ với các bộ phận bên trong là tử cung (dạ con) và buồng trứng. Cùng trong thời gian phát triển vú, tử cung (dạ con) và buồng trứng cũng bắt đầu phát triển.
- Vậy dạ con có cấu tạo chức năng như thế nào ?!
Tử cung là một túi rổng, to trung bình bằng quả trứng vịt, nhưng có khả năng chun giãn rất lớn, nên khi mang thai nó có thể giản to gấp 600 lần so với lúc bình thường và khi đẻ nó co rất mạnh giúp cho việc đẩy thai ra ngoài.
Mặt trong của tử cung có màng nhầy niêm mạc bao phủ, màng nhầy miêm mạc chứa nhiều mạch máu và tuyến tiết dịch.
Bước vào tuổi dậy thì, màng nhầy (miêm mạc) phát triển và tự bong ra theo chu kỳ hàng tháng, gây chảy máu còn gọi là kinh nguyệt.
Màng nhầy của tử cung cũng là nơi mà trứng đã thụ tinh đến làm tổ và phát triển thành thai.
Tử cung phát triển và hoạt động do tác dụng của các nội tiết buồng trứng.
Cấu tạo và chức năng của buồng trứng :
Buồng trứng gồm hai tuyến hình bầu dục, to bằng hạt đào, bề mặt cũng nổi lên những gợn nhỏ như bề mặt của hạt đào, do có vô số những “bọc” nhỏ li ti. Đó là những trứng non, gọi là nang trứng.
CẤU TẠO CỦA CƠ QUAN SINH DỤC NỮ
Từ tuổi dậy thì đến hết tuổi sinh sản (trong tuổi sinh đẻ) phần lớn số trứng bị thoái hoá, trứng có khoảng 3000 trứng được trưởng thành trong vòng kinh.
+ Buồng trứng ở bé gái sơ sinh chứa khoảng 200.000 – 500.000 trứng non ở cả hai bên.
+ Số trứng giảm dần do bị thoái hoá và tới tuổi dậy thì chỉ còn 30.000 trứng.
+ Từ tuổi dậy thì trứng bắt đầu chín và trung bình mỗi tháng có một trứng rụng. từ đây, buồng trứng sẽ như cái máy hoạt động theo chu kỳ , mỗi chu kỳ có thể từ 28 đến 30 ngày tùy theo từng người.
+ Tại chỗ có trứng rụng, buồng trứng tạo ra hormon sinh dục nữ, estrogen và progesteron. Chất nội tiết này làm cho thiếu nữ có những tính tình và bản chất của nữ giới.
5. Kinh nguyệt là gì ?! Máu kinh nguyệt từ đâu chảy ra ?
Kinh nguyệt bắt đầu có ở các em gái bước vào tuổi dậy thì chính thức (13 – 15 tuổi), và có trong suốt cuộc đời sinh sản của người phụ nữ.
- Kinh nguyệt là sự chảy máu có lẫn dịch nhầy mỗi tháng một lần từ tử cung qua âm đạo ra ngoài.
Trong thời gian người phụ nữ có thai, kinh nguyệt tạm ngưng, có thể ngừng trong thời gian cho con bú và chấm dứt vĩnh viễn vào thời kỳ mãn kinh (45 – 50 tuổi).
Chu kỳ kinh nguyệt bình thường là 28 – 30 ngày.
- Tại sao máu kinh nguyệt chảy từ tử cung ?
Trứng chín rụng vào vòi trứng. Nếu trứng không được thụ tinh sẽ hỏng , màng nhầy trong tử cung tự bong ra, các mạch máu bị vỡ, làm cho màng nhầy tử cung bong dần. Đó chính là máu kinh nguyệt, kéo dài 3 – 4 ngày. Nếu trứng gặp tinh trùng sẽ thụ tinh và được đưa vào tử cung để làm tổ, dạ con đón trứng đã được thụ tinh đến làm tổ như sau :
Màng nhầy phía trong buồng tử cung đầy lên và phình ra để máu dồn về các mạch máu nhiều hơn, chuẩn bị nuôi trứng đã được thụ tinh.
Nếu trứng đã được thụ tinh làm tổ ở buồng tử cung thì màng nhầy và các mạch máu được dùng để nuôi dưỡng thai nên không bong ra, vì vậy trong thời gian có thai thì không có kinh nguyệt.
6. Thế nào là kinh nguyệt bình thường ?
- Chu kỳ kinh nguyệt (còn gọi là vòng kinh) là thời gian tính từ ngày bắt đầu hành kinh đến ngày bằt đầu hành kinh tiếp theo. Nói một cách khác, một chu kỳ kinh nguyệt là khoảng thời gian giữa hai lần có kinh.
Thời gian đầu kinh nguyệt thường chưa đều vì các bộ phận sinh dục phát triển chưa hoàn chỉnh có khi 2,3 tháng, thậm chí 5,6 tháng mới có kinh một lần.
- Chu kỳ kinh nguyệt ngắn nhất là 21 ngày, dài nhất là 40 ngày. Trung bình là 28-30 ngày.
- Mỗi kỳ kinh nguyệt máu chảy ra trong 3,4 ngày, nếu kéo dài trên 7 ngày là rong kinh.
- Nếu chảy máu nhiều, ồ ạt, dù trong ít ngày gọi là băng kinh.
- Nếu kinh nguyệt thất thường, tháng có tháng không là biểu hiện của sự rối loạn kinh nguyệt.
- Rong kinh, băng kinh và rối loạn kinh nguyệt đều là những biểu hiện không bình thường của tình trạng sức khoẻ, cần đi khám sớm để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.
7. Những biểu hiện trước khi có kinh nguyệt
- Trước khi có kinh nguyệt các bạn gái thường thấy đau lưng, lâm râm đau bụng, tức ở bụng dưới, trứng cá nổi lên khắp trán và ở má, người mệt mỏi. Có hiện tượng đó là vì :
- Gần đến ngày hành kinh máu dồn về nhiều làm cho màng nhầy dày lên.
- Các mạch máu trong màng nhầy giãn to và xoắn lại để chứa được nhiều máu hơn.
- Mới bước vào tuổi dậy thì, cơ quan sinh dục chưa phát triển đầy đủ, “chưa quen” với những chức năng mới nên cũng tạo nên cảm giác đau.
- Trong khi hành kinh có cảm giác đau tức và mệt mỏi do :
+ Một số bạn gái có lỗ màng trinh quá nhỏ, trở ngại cho máu kinh nguyệt chảy ra ngoài.
+ Cũng có bạn gái thậm chí không có lỗ ở màng trinh nên cảm giác đau bụng, đau lưng, tức ở âm hộ kéo dài mà vẫn không hành kinh được. Trường hợp này cần đi khám ngay để bác sỹ chích một lỗ nhỏ ở màng trinh để cho máu kinh có thể chảy ra.
+ Trong khi hành kinh cơ thể bị mất đi một lượng máu (khoảng 30 đến 180 ml, trung bình là 60 ml) nên người mệt mỏi, uể oải, khó chịu.
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI CÓ KINH :
- Nếu đau bụng , cần nghỉ ngơi và dùng chai nước nóng chườm bụng, nên uống nước chè nóng hoặc nước đường.
- Không nên ăn thức ăn quá nóng, quá lạnh, quá chua, quá cay. Không dùng chất kích thích thần kinh như rượu bia, thuốc lá, cà phê… vì dễ gây rong kinh.
- Tránh lao động quá nặng hoặc tham gia các hoạt động thể thao mạnh (như chạy, nhảy, bơi…) vì dễ gây rong kinh.
- Khi có kinh nguyệt phải thực hiện vệ sinh kinh nguyệt để tránh các bệnh phụ khoa. Phải chuẩn bị các băng vệ sinh để dùng trong thời gian có kinh nguyệt. Băng vệ sinh có thể dùng vải màn gấp thành nhiều lớp hoặc nếu có điều kiện thì dùng các loại băng vệ sinh bán sẵn ngoài thị truờng ( “thì thầm mùa xuân”, “thoáng mát vô cùng, chỉ mình mình biết”…. ). Phải rửa và thay băng vệ sinh ngày ba lần để vi trùng không có điều kiện sinh sôi, gây viêm nhiễm các bộ phận sinh dục (như viêm tử cung, viêm âm đạo, viêm ống dẫn trứng …) gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Máu kinh có mùi hôi là do vệ sinh kém.
Nếu dùng băng vệ sinh bằng vải màn, thì sau mỗi lần thay phải giặt băng vệ sinh bằng xà phòng và phơi chỗ có nhiều ánh nắng.
Khi có kinh vẫn có thể tắm bình thuờng nhưng cần phải tắm nhanh, tránh nơi gió lúa, tránh ngâm mình trong nước quá lâu.
- Hiện tượng kinh nguyệt có liên quan mật thiết với sức khoẻ của người phụ nữ và hiện tượng thụ thai. Vì vậy, ngay từ đầu nên luyện thói quen ghi đều đặn lịch kinh nguyệt để theo dõi. Nếu thời gian kinh nguyệt không ổn định thì phải đi khám để điều trị, để không ảnh hưởng đến sức khỏe và về việc sinh đẻ sau này.
8. Ở thiếu niên nam những biến đổi và sự trưởng thành của các cơ quan sinh dục diễn ra như thế nào ?
Dấu hiệu đặc trưng nhất trong sự biến đổi ở tuổi dậy thì ở nam là sự tăng vọt về kích thước của tinh hoàn và dương vật.
- Tinh hoàn :
+ Tinh hoàn là một đôi tuyến hình trứng nằm trong bìu. Tinh hoàn có chức năng vừa sinh sản tinh trùng vừa làm nhiệm vụ của tuyến nội tiết.
+ Tinh hoàn chỉ thực sự hoạt động và thực hiện các chức năng trên kể từ tuổi dậy thì
+ Tinhhoàn phát triển đặc biệt nhanh trong tuổi dậy thì : thể tích tinh hoàn ở tuổi 12 tăng gấp 2 lần lúc 10 tuổi, đến 19 tuổi tăng gấp 13 lần so với 13 tuổi.
+ Tinh hoàn hoạt động tiết ra các chất nội tiết làm phát triển tính nam : giọng ồ ồ, mọc râu, ria mép, xuất tinh lần đầu …
- Dương vật :
+ Dương vật thuộc cơ quan sinh dục, vừa thuộc cơ quan bài tiết, trong đó có ống dẫn vừa là đường đi của nước tiểu vừa là đường thoát của tinh dịch.
+ Bước vào tuổi dậy thì. dương vật phát triển triển nhanh, đến 17 tuổi tăng gấp đôi so với lúc 12,13 tuổi. Sự cường dương và khả năng tình dục là dấu hiệu đặc trưng nhất của sự phát triển của nam thiếu niến ở tuổi dậy thì.
+ Quy hầu là phần đầu của dương vật, có nhiều đầu tận cùng của dây thần kinh tiếp nhận các kích thích. Quy hầu được bảo vệ bằng một bao da gọi là bao quy hầu, mặt trong bao da thường chứa các chất tiết ra, dễ gây mùi hôi, cần được vệ sinh hàng ngày.
+ Trong tuổi dậy thì (12-15 tuổi) vú của thiếu niên trai hơi cương lên. Sau 1,2 năm sẽ không cương nữa. Một số thiếu niên trai có thể hoảng sợ sự “nữ hoá” của mình khi chưa hiểu rõ đó là hiện tuợng sinh lý bình thuờng.
+ Mặc dù nữ dậy thì sớm hơn nam, song đòi hỏi về hoạt động tình dục ở nữ lại diễn ra muộn hơn. Nhu cầu sinh lý của nam không nhữn sớm hơn, mà còn mạnh mẽ hơn. Nam giới thường là người chủ động muốn sớm thoát khỏi tình trạng căng thẳng về mặt sinh lý.
9. Tại sao ở tuổi dậy thì, nam nữ thiếu niên hay bị chóng mặt ?
Đó là những biểu hiện của sự biến đổi và phát triển sinh lý của tuổi dậy thì. Vậy nguyên nhân từ đâu ?!
Những nghiên cứu và đo đạc về sinh lý học cho thấy :
Ở tuổi dậy thì, tim tăng trưởng rất mạnh, thể tích của tim hàng năm tăng 15% so với với tuổi nhi đồng , khối lượng tim tuổi dậy thì tăng gấp rưỡi, nhưng mạch máu lại nở thêm rất ít, áu lên nuôi não không kịp thời trên vỏ não đôi khi bị thiếu máu àm cho thiếu niên chóng mặt, mệt mỏi, nhức đầu.
Sự lưu thông máu kém còn làm rối loạn chức năng hoạt động của hệ tim – mạch, dẫn đến tình trạng tim đập mạnh, thần kinh dễ bị hưng phấn, dễ bị kích động …
- Ở tuổi dậy thì, các tuyến nội tiết cũng biến đổi và hoạt động mạnh hơn, có ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương làm cho thiếu niên hay bị căng thẵng thần kinh kéo dài, dễ xúc động mạnh (sợ hãi, tức giận, xấu hỗ…), phản ứng vô cớ, kém tự kiềm chế, hay lơ đãng, mệt mõi, mất ngũ …
- Chóng mặt, kém tự kiềm chế, mệt mõi, lơ đãng lại là nguyên nhân gây nên những vụ tai nạn giao thông, chiếm tỷ lệ cao ở tuổi thiếu niên (không chủ động được tay lái khi đi xe đạp, xe máy, phóng bừa, vượt ẩu…)
10. Bước vào tuổi dậy thì, thiếu niên vẫn là trẻ con hay đã là người lớn ?
Thiếu niên có một ấn tượng rất đậm “mình không còn là trẻ con nữa ” vì :
- Tự nhiên thấy có những biến đổi mạnh mẽ trong sự phát triển của cơ thể, đặc biệt là những biến đổi về sự trưởng thành của các bộ phận sinh dục, sự phát dục (kinh nguyệt ở nữ, mộng tinh ở nam và những dấu hiệu sinh dục phụ …)
- Tự thấy bản thân và bạn bè cùng lứa tuổi có những đóng góp thiết thực vào cuộc sống chung như những hoạt động của đội viên thiếu niên, của đoàn viên thanh niên vào công tác xã hội (nhóm, phường, xã, tỉnh, huyện …).
- Thậm chí có những việc làm còn “giỏi” hơn bố mẹ, những người lớn khác (vì có sức lực dồi dào, có trình độ văn hoá cao hơn….).
- Tự thấy mình không còn thích thú những chuyện “vặt” như trẻ con, mà đã có nhiều khát vọng, ước mơ lớn, muốn làm việc gì đó có ý nghĩa, muốn thành đạt, muốn được thử thách trong công việc hệ trọng…
Tuy nhiên, thiếu niên cũng chưa công nhận mình thực sự là người lớn, vì :
- Cuộc sống còn phụ thuộc vào cha mẹ, vào gia đình. Chưa có kinh nghiệm sống, chưa đủ nghị lực, chưa tự chủ được bản thân, nên không dễ dàng gì trong việc đạt được những ước mơ, nguyện vọng của mình.
- Chưa dám và chưa thể tự quyết những việc hệ trọng trong cuộc sống bản thân, trong hiện tại cũng như trong tương lai (học tập, lao động, chọn nghề…)
Như vậy, chính bản thân thiếu niên cũng bị mâu thuẩn với mình. Một mặt, không thừa nhận mình là trẻ con. Mặt khác, cũng chưa dám công nhận mình thực sự là người lớn.
- Thái độ cư xử của cha mẹ, những người lớn khác đối với thiếu niên cũng mang tính chất mâu thuẩn :
+ Vừa không xem thiếu niên là trẻ con :
Giao việc lao động sản xuất tăng thu nhập chung của gia đình
Giao nhiệm vụ cai quản các em nhỏ.
Giao những việc lao động phục dịch phục vụ sinh hoạt chung của gia đình (nấu ăn, giặt giũ, quét dọn …).
Giao việc phụ trách nhi đồng ở trường, ở xóm, phường…
+ Vừa xem thiếu niên như là trẻ con :
Không bàn bạc, trao đổi việc lớn, mà chỉ sai vặt.
Mắng mỏ, áp đặt, không tôn trọng ý thích, nguyện vọng, sáng kiến của thiếu niên.
Chăm sóc kiểm tra, ngăn cấm như đối với trẻ nhỏ, thiếu tin tưởng ở khả năng tự lập, tự quản của thiếu niên.
Chăm sóc, kiểm tra, ngăn cấm như đối với trẻ nhỏ, thiếu sự tin tưởng ở khả năng tự lập, tự quản của thiếu niên.
Những mâu thuẫn trong thái độ cư xử của cha mẹ đối với thiếu niên, cũng như mâu thuẫn trong bản thân thiếu niên đã tạo nên trong thiếu niên một trạng thái tâm lý khá phức tạp ở tuổi dậy thì :
- Muốn khẳng định “sự trưởng thành như người lớn” của mình : tự hào, sung sướng khi có tầm vóc cao lớn; tự ti, khỗ tâm vì hình dáng thấp bé và bộ mặt trẻ con
- Có lòng tự trọng cao, dễ tự ái, phản ứng mạnh khi bị xúc động, bị coi thường là con nít, “nhóc”…
- Có khuynh hướng “thổi phồng”, “phóng đại” khả năng “đã trưởng thành như người lớn” của mình bằng cách tỏ rõ thái độ bướng bỉnh, nói ngay, nói “xốc”, có cử chỉ thách thức, thái độ “bất cần”, “yên hùng”.
Trạng thái tâm lý phức tạp này của thiếu niên gặp thái độ trịnh thượng, coi thường của cha mẹ và người lớn là nguyên nhân gây ra những bất hòa, những cuộc đụng độ giữa cha mẹ và con cái ở tuổi dậy thì.
Hướng tránh những “đụng độ” :
- Cha mẹ và người lớn phải thay đổi “kiểu” thái độ cư xử :
+ Tôn trọng nhân cách, tính độc lập của thiếu niên.
+ Tránh thái độ áp đặt, trịnh thượng.
+ Gần gũi, bảo ban một cách tế nhị…
- Thiếu niên thường có thái độ tự khẳng định sự trưởng thành của mình một cách đúng đắn :
+ Bỏ cách suy nghĩ, nói năng, cư xử kiểu trẻ con (buớng bỉnh, xấc xược, ngỗ ngược, bất cần…).
+ Tích cực học tập, lao động với thái độ tự giác, nghiêm túc, có kỷ luật (không kém người lớn), đem lại lợi ích thiết thực cho gia đình, cho xã hội, cho bản thân.
+ Kính trọng, lắng nghe và tiếp thu những kinh nghiệm tốt của cha mẹ và những người lớn khác.
Tóm lại : Bước vào tuổi dậy thì, thiếu niên đã trưởng thành về mặt sinh lý (có khả năng sinh sản), nhưng chưa trưởng thành về mặt tâm lý (suy nghĩ chưa chín chắn, tình cảm còn bồng bột, chưa đủ được nghị lực để đạt được những ước mơ… ), cũng chưa truởng thành về mặt xã hội (chưa có nghề nghiệp để cuộc sống hoàn toà tự lập). Tâm lý học xem giai đoạn thiếu niên là thời kỳ quá độ : thíêu niên đang từ giã tuổi thơ để chuyển sang tuổi trưởng thành. Thiếu niên không còn là trẻ con nhưng cũng chưa hoàn toàn là người lớn.
11. Những cảm xúc giới tính mới lạ :
- Bắt đầu xuất hiện ở tuổi dậy thì.
- Sự phát dục kích thích ở nam nữ thiếu niên khiến nam nữ thiếu niên đến bạn khác giới, muốn được bạn chú ý đến mình.
Trong quan hệ giao tiếp với bạn khác giới, lần đầu tiên cảm thấy bối rối, xao xuyến, ngỡ ngàng.
- Muốn che dấu những rung cảm mới lạ này bằng những cử chỉ, hành vi, thái độ tỏ ra bông đùa, suồng sã, nói lãng sang chuyện khác …
- Vì muốn thu hút sự chú ý của người khác giới nên thiếu niên và thanh niên cũng rất chú ý đến bản thân : các cô gái thích ngắm nghía trước gương, thích đồ trang sức, quần áo mốt mới, thích làm dáng…
Dễ xúc động khi đọc sách viết về những mối tình say mê, thích xem phim về tình yêu, khi đọc, khi xem thường quan tâm đến các nhân vật xem họ làm quen với nhau như thế nào ?! Thể hiện tình cảm yêu thương ra sao ?!.
- Những rung cảm của giới tính thường chứa đựng nhiều tâm trạng phức tạp : nhớ nhung, thẹn thùng, buồn vui, khao khát một cái nhìn trìu mến, một lời nói dịu dàng, một cử chỉ quan tâm, nhưng lại e ngại, run sợ trước lời tỏ tình của bạn khác giới, bởi chính bản thân thiếu niên, nhất lá các bạn gái vẫn còn ngỡ ngàng trước những biến đổi mới lạ trong đời sống tình cảm của mình
TÌNH BẠN
1. Tình bạn là gì ? Vai trò của tình bạn như thế nào ?!
- Tình bạn là một loại tình cảm gắn bó hai hoặc một nhóm người vì hợp nhau về tính tình, giống nhau về sở thích, có chung một quan niệm sống, lý tưởng, ước mơ… Có những tình bạn khác nhau : bạn cùng giới, bạn khác giới, bạn cùng học, bạn đồng nghiệp, bạn chiến đấu …
Tình bạn có vai trò to lớn trong đời sống của mỗi người, đặc biệt đối với thiếu niên và thanh niên.
- Trong quan hệ bạn bè mỗi người có thể tự bộc lộ, tự khám phá, tự kiểm tra và đánh giá bản thân mình bằng cách so sánh mình với những người bạn, đồng thời dựa vào sự đánh giá của bạn mà tự hiểu mình, tự giáo dục mình tiến bộ, tự hoàn thiện.
- Đối với các bạn trẻ, giao lưu tâm tình với bạn bè là nhu cầu rất lớn. Với bạn thân, các bạn có thể trút bầu tâm sự, cởi mở tâm tình, chia sẻ buồn vui, vì :
“Niềm vui chia đôi, niềm vui nhân đôi.
Nỗi buồn chia đôi, nỗi buồn vơi một nữa”.
Một triết gia lớn thời cổ đại Democrat đã nói : “người nào không có bạn thân thật sự, người đó không đáng sống”.
Tình bạn là một sức mạnh tinh thần to lớn động viên mỗi người trong hoạt động, trong việc vươn tới ước mơ, hoài bão, lý tưởng của mình.
Tuy nhiên, tình bạn lệch lạc có thể dẫn đến hành vi xấu : bao che khuyết điểm cho nhau, bè phái, hội hè ăn chơi… Thân nhau kiểu này chỉ làm hại cho nhau.
2. Thế nào là tình bạn tốt ?
Tình bạn tốt có những đặc điểm cơ bản sau đây :
- Có chí hướng, sở thích, hứng thú, lý tưởng sống, quan điểm đạo đức phù hợp nhau, có trách nhiệm với nhau và giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện, lao động cùng tiến bộ, thành đạt. Nhờ đó đôi, nhóm bạn dễ cởi mở tâm tình, tin cậy, quý mến nhau, lắng nghe nhau
- Bình đẳng và tôn trọng nhau, thái độ trịnh thượng, thiếu bình đẳng, thiếu tôn trọng đều làm cho tình bạn lụi tàn.
- Chân thành, tin cậy và có trách nhiệm với nhau là điều kiện giúp cho tình bạn bền vững, sâu sắc vì chân thành và tin cậy, mội người dễ dàng trao đổi tâm sự những điều thầm kín, riêng tư, những khó khăn, vấp váp, nhắc nhỡ, khuyên nhủ, phê phán điều sai trái của bạn là thể hiện thái độ trách nhiệm trong việc giúp bạn tiến bộ và sống tốt đẹp.
- Thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau, “chia vui”, “sẻ buồn” với nhau. Vui vì thành công, sự tiến bộ của bạn; buồn vì sự thất bại, vấp váp, khuyết điểm của bạn : xem niềm vui, nỗi buồn của bạn như của chính mình.
- Mỗi người có thể đồng thời kết bạn với nhiều người. Quan hệ bạn bè rộng rãi không làm giảm mức độ gắn bó sâu sắc trong nhóm bạn thân.
3. Tình bạn khác giới khác tình bạn cùng giới như thế nào ?! Có nên xây dựng tình bạn khác giới không ?
- Tình bạn khác giới cũng có những đặc điểm của tình bạn đồng giới. Ngoài ra, tình bạn khác giới còn có những điểm riêng sau đây :
+ Trong tình bạn khác giới, mỗi người đều coi người kia như một điều kiện để tự hoàn thiện mình.
+ Tình bạn khác giới làm tôn vẻ đẹp của mỗi giới. Trước mặt bạn gái, cậu con trai thường tỏ ra lịch sự, đàng hoàng trong cách ăn mặc, nói năng đi đứng. Ngược lại, trong giao tiếp với bạn trai, cô gái luôn tỏ ra dịu dàng, ý tứ, duyên dáng.
+ Giữa hai bạn khác giới thường có một khoảng cách, không dễ dàng biểu lộ thân mật, gần gũi, tâm tình như những người bạn đồng giới.
+ Từ chỗ tôn trọng, thông cảm, giúp đỡ, hiểu nhau, quý nhau, tình bạn khác giới có thể chuyển thành tình yêu, song không nhất thiết mọi tình bạn khác giới đều chuyển sang tình yêu. Tình bạn khác giới có thể bền vững và mạnh mẽ.
+ Tình bạn khác với tình yêu là ở chỗ không có sự say mê về thể xác, không tạo nên những cảm giác ghen tuông khi người bạn khác giới có bạn thân hay có người yêu.
+ Tình bạn khác giới nãy sinh ở tuổi dậy thì trong điều kiện nam nữ thiếu niên và thanh niên có cùng học tập, cùng lao động, cùng vui chơi giải trí, hoạt động xã hội…, tình bạn khác giới có tác dụng làm cho mỗi giới hoàn thiện hơn, làm tăng vẻ đẹp của mỗi giớ. Vì vậy, không cần và không nên tránh né tình bạn khác giới, xây dựng được tình bạn khác giới tốt đẹp càng làm cho cuộc sống tinh thần thêm phong phú, thêm ý nghĩa. Tuy nhiên, cần lưu ý những điều cần tránh trong quan quan hệ bạn bè khác giới.
+ Tránh đối xử với nhau suồng sã, thiếu tế nhị.
+ Tránh vô tình hay có chủ ý gán gép lẫn nhau trong quan hệ bạn bè khác giới.
+ Tránh ghen ghét, nói xấu lẫn nhau hay đối xử thô bạo (nói cạnh, nói bóng…) khi thấy bạn mình có thêm người bạn khác giới.
+ Tránh ngộ nhận tình bạn khác giới là tình yêu, cho dù rất thân nhau.
+ Tránh có thái độ lấp lửng, mập mờ hay gây cho bạn khác giới hiểu lầm là tình yêu đang đến.
TÌNH YÊU
1. Mối tình đầu có những đặc điểm gì ?! Nó có bền vững không ?
- Mối tình đầu thường nảy sinh trong tuổi dậy thì.
Mối tình đầu có những đặc điểm :
- Trong trắng, mơ mộng, lý tuởng, bay bổng, hồn nhiên.
- Mang tính chất quan hệ bạn bè. Vì vậy, có người mối tình đầu là tình cảm “yêu đương bạn bè”.
- Thường biểu lộ bằng những cử chỉ âu yếm ngây thơ : như một mẫu thư ngắn, một sự quan tâm giúp đỡ tế nhị, một cái nhìn trìu mến, một nụ cười kín đáo.
- Thuộc loại tình cảm mạnh mẽ giữa hai giới, dù chỉ là tình yêu “non”. Nó như một chất men, như nhựa sống kích thích các bạn trẻ thêm yêu đời, thêm hăng say lao động, học tập, hoạt động xã hội.
- Mối tình đầu có thể như một động lực tạo cho các bạn trẻ sức mạnh vươn tới mục tiêu, lý tưởng sống của mình. Song ngược lại, nếu chưa xác định rõ nhiệm vụ và chưa tìm thấy niềm vui trong học tập, trong lao động, trong công tác, mà chỉ tìm cách săn đuổi tình yêu, tìm cách chiếm đoạt “cái con người” mình có cảm tình, mình bị cuốn hút, thì sẽ có lúc hối tiếc vì sự tra giá đó.
Tại sao mối tình đầu ít bền vững và đa số trường hợp đều không dẫn đến hôn nhân ?
Những điều tra xã hội học về vấn đề này cho biết : Có khoảng 30% các cặp vợ chồng lấy nhau từ mối tình đầu. Mối tình đầu ít bền vững vì :
- Ở tuổi dậy thì các bạn trẻ còn thiếu kinh nghiệm sống, suy nghĩ chưa chín chắn, tình cảm còn bồng bột nên mới chỉ “yêu cảm tính”.
- Khi trưởng thành, suy nghĩ lại, bắt đầu “phát hiện” ra những điều không phù hợp nhau nên muốn chấm dứt tình yêu đó.
- Mối tình đầu thường nãy sinh từ tuổi còn đi học nên có người gọi “tình yêu học trò”. Khi ra đời (công tác, lao động, học nghề…) quan hệ giao lưu xã hội mở rộng, có thể gặp đối tượng mới phù hợp hơn.
- Có thể ngộ nhận những cảm xúc giới tính là tình yêu bắt đầu nãy sinh. Khi những cảm xúc giới tính đó xuất hiện trong những hoàn cảnh khác nhau (đọc truyện, xem phim về tình yêu, tiếp xúc với những người khác giới ở những nơi khác …) thì các bạn trẻ mới “tỉnh” ra, mới vở lẽ đó chưa phải là tình yêu.
Vì vậy, phần lớn các trường hợp, mối tình đầu thường tan vỡ, chỉ còn giữ lại trong tâm khãm một kỷ niệm đẹp của tuổi trẻ.
2. Tình yêu là gì ?! Những đặc điềm của tình yêu ?
Tình yêu ở tuổi thanh niên thường được gọi là tình yêu đôi lứa, đó là một loại tình cảm đặc biệt thúc đẩy hai người khác giới đi đến với nhau về hoà nhập tâm hồn, thể xác và cả cuộc đời
Tình yêu là một dạng tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ nhất của con người. Tình yêu là sự kết tinh của tình người. Làm cho con người trở nên thanh cao, giàu lòng nhân ái, giàu sức sáng tạo hơn.
Tình yêu đem lại hạnh phúc to lớn cho con người. Cuộc sống thiếu tình yêu như cây cỏ thiếu ánh nắng mặt trời.
Muốn hiểu rõ tình yêu cần phân tích những đặc điểm của tình yêu. Đó là :
- Sự cuốn hút lẫn nhau giữa hai người khác giới, biếu hiện ở sự nhớ nhung da diết khi thiếu vắng nhau :
“Nhớ ai bổi hổi, bồi hồi
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than”
Nếu tình cảm này tiến theo chiều hướng thuận lợi thì cường độ của nỗi nhớ thương tăng dần hình ảnh của người này sẽ chiếm hết tâm hồn của người kia và sự trống vắng sẽ trở thành nỗi dằn vặt khắc khoải.
Sự đồng cảm sâu sắc giữa hai người trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau, những người yêu nhau hiểu tâm tư, tình cảm, những dự định của nhau, nhiều khi không cần qua lời nói mà chỉ cần qua ánh mắt, cử chỉ, nụ cười. Khi yêu nhau người ta muốn quên mình và sống cuộc sống của người mình yêu, vì hạnh phúc của người yêu. Do đó, tính ích kỷ không bao giờ là bạn đồng hành của tình yêu.
Sự quan tâm sâu sắc và có thái độ trách nhiệm cao trong tình yêu. Trong tình yêu cả hai người đều có nguyện vọng giúp đỡ lẫn nhau để cả hai người trở nên tốt hơn. Cả hai người đều có ý thức trách nhiệm đối với hạnh phúc, tương lai của nhau. Nếu thiếu tình cảm, nghĩa vụ thì tình yêu chỉ còn là sự lợi dụng và sẽ nhanh chóng lụi tàn.
Khi yêu phải chân thành, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau. Sự giả dối, nghi ngờ, dằn vặt, khinh miệt là những “công cụ” giết chết tình yêu.
Tình yêu là duy nhất không thể chia sẻ. Không có hai tình yêu song song cùng tồn tại trong một thời gian. Sự xuất hiện tình yêu này sẽ làm triệt tiêu tình yêu kia.
Tình yêu phát triển cao độ thường làm nảy sinh nguyện vọng muốn hoà nhập vào nhau trọn vẹn, không chỉ tâm hồn mà cả thể xác, muốn trao thân cho nhau.
Nhu cầu có quan hệ tình dục là đặc điểm khác nhau cơ bản giữa tình yêu và tình bạn khác giới.
3. Tình yêu có vai trò như thế nào trong cuộc đời mỗi con người ?
- Tình yêu tạo cho con người có sức mạnh thần kỳ :
“Yêu nhau mấy núi cũng trèo
Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua
Sá gì một chút đường xa
Mà anh lại chẳng đến nhà thăm em”
Tình yêu là biểu hiện cao nhất của tình người, là biểu hiện giá trị văn hoá, tính nhân văn của mọi thời đại.
Tình yêu là cơ sở vững chắc cho hôn nhân và hạnh phúc gia đình.
Chỉ có tình yêu mới thúc đẩy hai con người tự nguyện chung sống và gánh chịu những bão táp của cuộc sống, mới cảm nhận được hạnh phúc lớn lao không chỉ khi “chia sẻ, ngọt bùi” mà cả khi “chia sẻ” nỗi đắng cay. “Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn”. Một cuộc hôn nhân không xuất phát từ tình yêu mà chỉ từ tiền tài, danh vọng thì chắc chắn sẽ không đem lại hạnh phúc, nó sẽ dẫn đến những hậu quả nặng nề và những nỗi bất hạnh lớn lao.
4. Tình yêu lành mạnh và những biến dạng của tình yêu
Một tình yêu lành mạnh thường có những yếu tố sau :
Tôn trọng người mình yêu
Chia sẻ, đồng cảm giúp nhau cùng tiến bộ
Luôn đem lại hạnh phúc cho nhau
Chung thủy
Tôn trọng bản thân mình
Tránh xa những biến dạng của tình yêu :
Tình yêu chiếm đoạt
Tình yêu xác thịt
Tình yêu ngộ nhận
Tình yêu đơn phương
Tình yêu theo phong trào (Bạn bè có người yêu, mình không có hoá ra mình kém cõi lắm sao ?!)
Coi tình yêu như một trò chơi thử nghiệm (yêu nhiều để có kinh nghiệm)
“Tuổi trẻ với tình yêu như nguời khát cần được uống, nhưng phải uống nuớc sạch”
5. Các giai đoạn phát triển của tình yêu
Tình yêu đôi lứa có bản chất là không chia sẻ. Nói như vậy là cũng có nghĩa tình yêu chỉ có một (tình cảm giống tình yêu thì có nhiều), con đường dẫn đến tình yêu thì có nhiều, rất phong phú và đa dạng.
- Có người mới gặp nhau lần đầu thì đã mê nhau rồi (thường gọi là tình yêu sét đánh)
- Có người là bạn thân thời thơ ấu, lớn lên nảy sinh tình t\yêu.
- Có người lúc đầu thân thiết nhưng chỉ như tình anh em, sau đó có sự rung động của con tim, có sự hoà nhập về tâm hồn dẫn tới tình yêu.
- Có người từ sự tôn trọng, kính phục, ngưỡng mộ như tình thầy trò, sau phát triển thành tình yêu.
- Số đông tình yêu nảy sinh từ tình bạn.
Dù xuất phát từ đâu (tình cờ hay có điều kiện quen biết trước) thì tình yêu cũng phải qua một quá trình phát triển và có thời gian thử thách.
TÌNH YÊU THƯỜNG PHÁT TRIỂN TỪ :
Biết → quen → thân → hiểu nhau sâu sắc → có sự hoà nhập về tâm hồn, cảm thấy không thể thiếu nhau được → Tỏ tình và nhận lời yêu.
NÊN TRÁNH : Quan niện sai lầm cho rằng tình yêu thời hiện đại là phải “nhất cự ly thứ nhì tốc độ”, yêu là phải tấn công đối tượng “cưa nhanh dễ đổ”.
* Trái tim rung động là “yêu tới” bất chấp pháp luật, hoàn cảnh, điềi kiện, những gì có thể xảy ra.
* Thực hiện quy trình ngược là yêu rồi mới tìm hiểu
* “Vượt rào” trong mối quan hệ tình cảm “có quan hệ tình dục trước hôn nhân” dẫn đấn hậu quả xấu cho bản thân và gia đình, xã hội.
6. Mối tình đầu và những đặc điểm của nó
Không ít các bạn trẻ, kể cả lnam lẫn nữ có quan niệm mối tình đầu là vô cùng thiêng liêng, là tất cả, là vĩnh cữu, để lại dấu ấn là không thể phai mờ trong suốt cuộc đời con người. Chính vì thế, khi mối tình đầu tan vỡ (mà hầu hết đa số các mối tình đầu thường tan vỡ) nhiều bạn đã tõ ra vô cùng thất vọng, buồn chán, cho rằng mình quá bất hạnh trong tình yêu.
Vậy mối tình đầu là gì ?! Và các bạn có nên đau khỗ đến suy sụp về tinh thần, tình cảm khi mối tình đầu tan vỡ không ?!
Ai ở lứa tuổi 15 đến 17 mà chẳng có chẳng có một bóng hình về người bạn khác giới để mà ôm ấp, để mà tương tư, để mà tưởng tượng, thêu dệt ra bao nhiêu điều kỳ diệu. Với một tâm hồn và một trái tim đến nguyên sơ. Các bạn thấy nó hết sức thiêng liêng và hết sức là người lớn. Nhưng thật ra, hầu hết ở lứa tuổi đó, các bạn trẻ còn chưa nhận thức được thế nào là tình bạn, đâu là tình yêu, còn nhầm lẫn giữa tình yêu và sự cảm tình với bạn khác giới.
a) Mối thiện cảm với bạn khác giới không phải là tình yêu :
* Thiện cảm là điều kiện cần nhưng chưa đủ để dẫn đến tình yêu, tuy tình yêu nào cũng bắt đầu từ thiện cảm ?
* Giữa thiện cảm và tình yêu còn khoảng cách khá xa, nếu hiểu được điều này các em sẽ không nhầm lẫn giữa hai trạng thái khi tiếp xúc với bạn khác giới.
b) Mối tình đầu thường được xây dựng trên những cảm xúc bồng bột :
Nó cũng có những nỗi hồi hộp, vui sướng, cũng có những cuộc hẹn hò, những lần giận dỗi. Nhưng các bạn trẻ thông thường chưa đủ khả năng, nhận thức để nuôi dưỡng và bảo vệ tình yêu. Chính sức mạnh của giới tính đã làm cho các em nảy sinh sự rung động đối với người khác giới, nhưng trong tình yêu không phải chỉ cần nghe mệnh lệnh của trái tim mà còn rất cần sự hỗ trợ của khối óc
7. LÀM GÌ KHI TÌNH YÊU TAN VỠ ?
Điều này xãy ra luôn luôn ngoài ý muốn của chúng ta. Vết thương lâu lành nhất là nơi trái tim các cô gái. Các bạn ấy rất đâu khỗ và cần sự giúp đỡ nơi bạn bè. Các chuyên gia tâm lý cho rằng bạn không nên đè nén bản thân mình, hãy làm theo các bước sau :
1. Bạn hãy khóc. Bạn cứ gục xuống khóc một mình cho đã, cho nhẹ người, sau đó bình tâm và tạo ra một luồng không khí mới nơi bạn bè, các hoạt động tập thể.
2. Đừng lệ thuộc vào quá khứ.
3. Đừng mau chóng lao vào cuộc tình mới kiểu “lấp chỗ trống”.
4. Đừng cả nễ, chấp nhận sự mai mối.
5. Hãy làm chủ bản thân. Chú tâm hơn vào công việc đang làm.
Theo Mr.Le(JiHooF5)
- Tại sao từ 12 đến 29 tuổi cơ thể lại “cao ngồng” lên rất nhanh
- Tại sao hay chóng mặt, mệt mỏi, dễ bực tức, dễ nổi nóng ?!
- Kinh nguyệt là gì ?! Máu kinh nguyệt từ đâu chảy ra ?
- Mộng tinh là gì ? “Nước nhầy” tự nhiên ở đâu ra ?
- Tình bạn khác giới có phải là tình yêu không ?
- Ở tuổi từ 14 – 18 đã nên yêu chưa ?
- Mối tình đầu có bền vững không ?
- Làm sao “nhận dạng” được, xây dựng được tình yêu đích thực, tình yêu chân chính để có cuộc hôn nhân bền vững…
Bài viết này sẽ giúp các bạn trẻ và các bậc cha mẹ hiểu được những biến đổi, những quy luật phát triển tâm, sinh lý ở tuổi dậy thì, hiểu bản chất, vai trò tình bạn, tình yêu … Mỗi bạn trẻ có thể làm chủ những cảm xúc giới tính, tự điều chỉnh hành vi, có thái độ ứng xử phù hợp trong quan hệ giao tiếp với bạn bè, với người yêu, với người trong gia đình, xã hội, giữ gìn cơ thể khoẻ mạnh, tâm hồn trong sáng, tự tạo cho mình một cuộc sống hạnh phúc.
Sự hiểu biết về những vấn đề cơ bản này cũng là sự chuẩn bị thiết thực trước khi bước vào hôn nhân.
1. Thế nào là tuổi dậy thì ?
Sự phát triển tâm sinh lý của con người từ lúc lọt lòng trải qua các giai đoạn sau :
- Tuổi sơ sinh (từ khi mới đẻ đến 12 tháng).
- Tuổi nhà trẻ (từ 1 tuổi đến 3 tuổi).
- Tuổi mẫu giáo (từ 3 tuổi đến 5 tuổi).
- Tuổi nhi đồng (từ 6,7 tuổi đến 11,12 tuổi).
- Tuổi thiếu niênj (từ 12,13 tuổi đến 15.16 tuổi).
- Tuổi thanh niên (từ 17,18 đến 19,20 tuổi).
- Sau đó là tuổi trưởng thành, tuổi trung niên, tuổi già, tuổi lão…
Tuổi dậy thì bắt đầu từ giai đoạn tuổi thiếu niên và kết thúc vào đầu tuổi thanh niên.
2. Tuổi dậy thì có những đặc điểm gì ?
Sự phát triển tâm, sinh lý của con người từ sơ sinh đến hết tuổi nhi đồng diễn ra đều đều, êm ã, nhưng khi bước sang tuổi thiếu niên bỗng xuất hiện những biến đổi đột ngột mới lạ trong cơ thể cũng như trong tâm tư tình cảm.
- Nguồn gốc của những biến đổi : Lần đầu tiên các cơ quan sinh dục bắt đầu hoạt động, bắt đầu thời kỳ trưởng thành về mặt tình dục. Vì vậy, tuổi dậy thì còn gọi là tuổi phát dục. trong thời kỳ này các tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động tích cực và tính trội của các giới tính xuất hiện một cách rõ ràng theo hiệu ứng hoạt động của các hormon cũng đựơc phát triển, và chức năng sinh dục hình thành đó là chức năng sinh sản để duy trì nòi giống. Ngày xưa các cụ thường nói : “Nữ thập tam, nam thập lục…” nghĩa là nữ 13 tuổi, nam 16 tuổi thì cơ thể đã phát triển hoàn thiện, có khả năng để thực hiện sinh đẻ. Do đó, từ thời xưa, các gia đình đã lấy vợ gả chồng cho con cái từ tuổi này, đó là nạn tảo hôn. Tệ nạn này đến nay vẫn còn ở các vùng nông thôn và miền núi, chiếm 20% tổng số kết hôn hàng năm của cả nước. Hầu hết các đám cưới tảo hôn đều gây bất hạnh cuộc sống gia đình, bởi vì ở tuổi này về mặt tâm lý, tình cảm con người vẫn còn hết sức non dại.
Bước vào tuổi dậy thì ở các em bắt đầu có nhu cầu giới tính. Những kích thích mạnh như xem phim, ảnh, đọc truyện khiêu dâm, kích dục, hoặc sự gần gũi thân mật quá mức giữa nam và nữ dễ làm cho khả năng tình dục dễ bị hưng phấn, gây trạng thái tâm lý căng thẳng. Nếu thiếu ý thức làm chủ bản thân, không tự kiềm chế, thiếu niên có thể đi đến quan hệ tình dục sớm. Điều đó sẽ gây hậu quả sớm cho sự phát triển sinh lý và tâm sinh lý ở giai đoạn sau. Tuy nhiên biết tránh những kích thích mạnh, tích cực tham gia các hoạt động tập thể (lao động, giải trí, thể dục, thể thao, văn nghệ …) hăng say hoạt động văn hoá, nâng cao tay nghề, sẽ tìm thấy niềm vui lành mạnh, tâm hồn và cơ thể sẽ thoải mái, cân bằng.
3. Những biến đổi nào báo hiệu tuổi dậy thì đã bắt đầu ?
Thời kỳ dậy thì kéo dài từ 3 đến 5 năm, trong khoảng từ 12 – 17 tuổi. Nữ dậy thì sớm hơn nam từ 1 năm rưỡi đến 2 năm. Thiếu niên sống ở thành phố thường dậy thì sớm hơn thiếu niên ở nông thôn và miền núi. Nói chung nếu đối với nữ dậy thì trước 11 tuổi và sau 18 tuổi, đối với nam trước 13 và 20 tuổi thì có thể xem là phát triển không bình thường, cần đi khám sức khoẻ để tìm hiểu nguyên nhân.
Tuổi dậy thì chia làm hai thời kỳ nhỏ :
- Thời kỳ tiền dậy thì : 11 – 13 tuổi (nữ), 13-15 tuổi (nam).
- Thời kỳ dậy thì chính thức : 13-18 nữ, 15-20 tuổi (nam).
NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ CƠ THỂ Ở THIẾU NIÊN NỮ
Trong thời kỳ tiền dậy thì :
+ Tăng vọt về chiều cao, lớn vọt lên. Có năm cao thêm 5 đến 8 cm. Cao nhanh khoảng 11-13 tuổi (vuợt bạn trai cùng tuổi), khoảng 18 tuổi thì ngừng cao
+ Các dấu hiệu sinh dục bắt đầu xuất hiện :
Mọc lông ở bộ phận sinh dục, ở nách.
Nổi mụn (trứng cá) ở mặt, ở cổ, cở lưng.
+ Khung xương chậu phát triển mạnh theo chiều ngang (chuẩn bị chức năng sinh đẻ sau này). Vú phát triển.
+ Mỡ tập trung ở vai, sườn, mông, đùi tạo nên những đường cong mềm mại, vẻ đẹp duyên dáng đặc trưng cho phái nữ.
- Thời kỳ dậy thì chính thức :
Mở đầu bằng sự xuất hiện của kinh nguyệt lần đầu. Đây là dấu hiệu chính. Ngoài ra còn có những biến đổi quan trọng ở tử cung (dạ con) và cấu tạo của vú.
NHỮNG BIẾN ĐỔI CƠ THỂ VỀ THIẾU NIÊN NAM :
Trong thời kỳ tiền dậy thì :
+ Nhịp độ cao nhanh nhất từ 14 tuổi, có thể mỗi năm cao 8-10 cm, từ 15-16 tuổi cao vượt các bạn gái cùng tuổi và tiếp tục cao trong suốt cuộc đời. Tới 17,18 tuổi đạt chiều cao tối đa, sau đó nhịp độ cao chậm lại và ngừng cao ở tuổi ngoài 20.
+ Xuất hiện những dấu hiệu sinh dục phụ :
Mọc lông mu, lông nách, ria mép.
Giọng nói ồ ồ, khàn khàn (vỡ giọng).
Ngực nở, vai rộng, bắp thịt nở nang, rắn chắc.
Hình dáng cơ thể cường tráng, đặc trưng của nam giới.
- Thời kỳ dậy thì chính thức :
Có dấu hiệu chính là sự xuất tinh lần đầu tiên về đêm, gọi là mộng tinh.
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý :
+ Ở tuổi dậy thì cần hình thành thói quen giữ vệ sinh hàng ngày, rửa các bộ phận sinh dục.
- Tránh mặc quần áo lót quá chật.
- Trứng cá xuất hiện ở mặt là hiện tượng sinh lý bình thường của tuổi dậy thì, không nên nặn vì dễ gây nhiễm trùng da, để lại các vết sẹo trên mặt.
- Thời kỳ dậy thì là lúc cơ thể phát triển mạnh, vì vậy cần được ăn uống đầy đủ và có chế độ tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên và lao động phù hợp với thể lực từng cá nhân. Tránh lao động quá sức, mang vác quá nặng, vì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể và sức khoẻ sau này.
4. Những biến đổi và sự trưởng thành của cơ quan sinh dục nữ diễn ra như thế nào ?
Dấu hiệu đặc trưng nhất của tuổi dậy thì ở nữ là sự phát triển của vú và hiện tượng kinh nguyệt.
Vú phát triển như thế nào ?!
+ Sự tăng trưởng của vú bắt đầu từ 10-12 tuổi sau khi cơ thể cao ngồng lên thì tự nhiên vú to dần và nhú lên khỏi thành ngực, bằng nhúm cau, rồi bằng quả quýt.
+ Khoảg 15-18 tuổi vú phát triển to, tròn, có đủ các tuyến sữa, túi sữa tạo nên bộ ngực nở nang.
+ Ở giai đoạn đầu hai vú phát triển không đều, bên lớn bên bé hơn, đến cuối dậy thì sẽ phát triển hai bên đều nhau.
Buồng trứng có ảnh huởng trực tiếp đến sự phát triển của vú, nếu buồng trứng xơ, teo thì vú không phát triển được.
+ Mặc áo lót chật, nịt vú chật cũng hạn chế sự phát triển của vú, sẽ gây khó khăn cho việc nuôi con sau này vì các tuyến sửa không được phát triển trong thời kỳ dậy thì.
+ Hiện tượng kinh nguyệt có liên quan chặt chẽ với các bộ phận bên trong là tử cung (dạ con) và buồng trứng. Cùng trong thời gian phát triển vú, tử cung (dạ con) và buồng trứng cũng bắt đầu phát triển.
- Vậy dạ con có cấu tạo chức năng như thế nào ?!
Tử cung là một túi rổng, to trung bình bằng quả trứng vịt, nhưng có khả năng chun giãn rất lớn, nên khi mang thai nó có thể giản to gấp 600 lần so với lúc bình thường và khi đẻ nó co rất mạnh giúp cho việc đẩy thai ra ngoài.
Mặt trong của tử cung có màng nhầy niêm mạc bao phủ, màng nhầy miêm mạc chứa nhiều mạch máu và tuyến tiết dịch.
Bước vào tuổi dậy thì, màng nhầy (miêm mạc) phát triển và tự bong ra theo chu kỳ hàng tháng, gây chảy máu còn gọi là kinh nguyệt.
Màng nhầy của tử cung cũng là nơi mà trứng đã thụ tinh đến làm tổ và phát triển thành thai.
Tử cung phát triển và hoạt động do tác dụng của các nội tiết buồng trứng.
Cấu tạo và chức năng của buồng trứng :
Buồng trứng gồm hai tuyến hình bầu dục, to bằng hạt đào, bề mặt cũng nổi lên những gợn nhỏ như bề mặt của hạt đào, do có vô số những “bọc” nhỏ li ti. Đó là những trứng non, gọi là nang trứng.
CẤU TẠO CỦA CƠ QUAN SINH DỤC NỮ
Từ tuổi dậy thì đến hết tuổi sinh sản (trong tuổi sinh đẻ) phần lớn số trứng bị thoái hoá, trứng có khoảng 3000 trứng được trưởng thành trong vòng kinh.
+ Buồng trứng ở bé gái sơ sinh chứa khoảng 200.000 – 500.000 trứng non ở cả hai bên.
+ Số trứng giảm dần do bị thoái hoá và tới tuổi dậy thì chỉ còn 30.000 trứng.
+ Từ tuổi dậy thì trứng bắt đầu chín và trung bình mỗi tháng có một trứng rụng. từ đây, buồng trứng sẽ như cái máy hoạt động theo chu kỳ , mỗi chu kỳ có thể từ 28 đến 30 ngày tùy theo từng người.
+ Tại chỗ có trứng rụng, buồng trứng tạo ra hormon sinh dục nữ, estrogen và progesteron. Chất nội tiết này làm cho thiếu nữ có những tính tình và bản chất của nữ giới.
5. Kinh nguyệt là gì ?! Máu kinh nguyệt từ đâu chảy ra ?
Kinh nguyệt bắt đầu có ở các em gái bước vào tuổi dậy thì chính thức (13 – 15 tuổi), và có trong suốt cuộc đời sinh sản của người phụ nữ.
- Kinh nguyệt là sự chảy máu có lẫn dịch nhầy mỗi tháng một lần từ tử cung qua âm đạo ra ngoài.
Trong thời gian người phụ nữ có thai, kinh nguyệt tạm ngưng, có thể ngừng trong thời gian cho con bú và chấm dứt vĩnh viễn vào thời kỳ mãn kinh (45 – 50 tuổi).
Chu kỳ kinh nguyệt bình thường là 28 – 30 ngày.
- Tại sao máu kinh nguyệt chảy từ tử cung ?
Trứng chín rụng vào vòi trứng. Nếu trứng không được thụ tinh sẽ hỏng , màng nhầy trong tử cung tự bong ra, các mạch máu bị vỡ, làm cho màng nhầy tử cung bong dần. Đó chính là máu kinh nguyệt, kéo dài 3 – 4 ngày. Nếu trứng gặp tinh trùng sẽ thụ tinh và được đưa vào tử cung để làm tổ, dạ con đón trứng đã được thụ tinh đến làm tổ như sau :
Màng nhầy phía trong buồng tử cung đầy lên và phình ra để máu dồn về các mạch máu nhiều hơn, chuẩn bị nuôi trứng đã được thụ tinh.
Nếu trứng đã được thụ tinh làm tổ ở buồng tử cung thì màng nhầy và các mạch máu được dùng để nuôi dưỡng thai nên không bong ra, vì vậy trong thời gian có thai thì không có kinh nguyệt.
6. Thế nào là kinh nguyệt bình thường ?
- Chu kỳ kinh nguyệt (còn gọi là vòng kinh) là thời gian tính từ ngày bắt đầu hành kinh đến ngày bằt đầu hành kinh tiếp theo. Nói một cách khác, một chu kỳ kinh nguyệt là khoảng thời gian giữa hai lần có kinh.
Thời gian đầu kinh nguyệt thường chưa đều vì các bộ phận sinh dục phát triển chưa hoàn chỉnh có khi 2,3 tháng, thậm chí 5,6 tháng mới có kinh một lần.
- Chu kỳ kinh nguyệt ngắn nhất là 21 ngày, dài nhất là 40 ngày. Trung bình là 28-30 ngày.
- Mỗi kỳ kinh nguyệt máu chảy ra trong 3,4 ngày, nếu kéo dài trên 7 ngày là rong kinh.
- Nếu chảy máu nhiều, ồ ạt, dù trong ít ngày gọi là băng kinh.
- Nếu kinh nguyệt thất thường, tháng có tháng không là biểu hiện của sự rối loạn kinh nguyệt.
- Rong kinh, băng kinh và rối loạn kinh nguyệt đều là những biểu hiện không bình thường của tình trạng sức khoẻ, cần đi khám sớm để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.
7. Những biểu hiện trước khi có kinh nguyệt
- Trước khi có kinh nguyệt các bạn gái thường thấy đau lưng, lâm râm đau bụng, tức ở bụng dưới, trứng cá nổi lên khắp trán và ở má, người mệt mỏi. Có hiện tượng đó là vì :
- Gần đến ngày hành kinh máu dồn về nhiều làm cho màng nhầy dày lên.
- Các mạch máu trong màng nhầy giãn to và xoắn lại để chứa được nhiều máu hơn.
- Mới bước vào tuổi dậy thì, cơ quan sinh dục chưa phát triển đầy đủ, “chưa quen” với những chức năng mới nên cũng tạo nên cảm giác đau.
- Trong khi hành kinh có cảm giác đau tức và mệt mỏi do :
+ Một số bạn gái có lỗ màng trinh quá nhỏ, trở ngại cho máu kinh nguyệt chảy ra ngoài.
+ Cũng có bạn gái thậm chí không có lỗ ở màng trinh nên cảm giác đau bụng, đau lưng, tức ở âm hộ kéo dài mà vẫn không hành kinh được. Trường hợp này cần đi khám ngay để bác sỹ chích một lỗ nhỏ ở màng trinh để cho máu kinh có thể chảy ra.
+ Trong khi hành kinh cơ thể bị mất đi một lượng máu (khoảng 30 đến 180 ml, trung bình là 60 ml) nên người mệt mỏi, uể oải, khó chịu.
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI CÓ KINH :
- Nếu đau bụng , cần nghỉ ngơi và dùng chai nước nóng chườm bụng, nên uống nước chè nóng hoặc nước đường.
- Không nên ăn thức ăn quá nóng, quá lạnh, quá chua, quá cay. Không dùng chất kích thích thần kinh như rượu bia, thuốc lá, cà phê… vì dễ gây rong kinh.
- Tránh lao động quá nặng hoặc tham gia các hoạt động thể thao mạnh (như chạy, nhảy, bơi…) vì dễ gây rong kinh.
- Khi có kinh nguyệt phải thực hiện vệ sinh kinh nguyệt để tránh các bệnh phụ khoa. Phải chuẩn bị các băng vệ sinh để dùng trong thời gian có kinh nguyệt. Băng vệ sinh có thể dùng vải màn gấp thành nhiều lớp hoặc nếu có điều kiện thì dùng các loại băng vệ sinh bán sẵn ngoài thị truờng ( “thì thầm mùa xuân”, “thoáng mát vô cùng, chỉ mình mình biết”…. ). Phải rửa và thay băng vệ sinh ngày ba lần để vi trùng không có điều kiện sinh sôi, gây viêm nhiễm các bộ phận sinh dục (như viêm tử cung, viêm âm đạo, viêm ống dẫn trứng …) gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Máu kinh có mùi hôi là do vệ sinh kém.
Nếu dùng băng vệ sinh bằng vải màn, thì sau mỗi lần thay phải giặt băng vệ sinh bằng xà phòng và phơi chỗ có nhiều ánh nắng.
Khi có kinh vẫn có thể tắm bình thuờng nhưng cần phải tắm nhanh, tránh nơi gió lúa, tránh ngâm mình trong nước quá lâu.
- Hiện tượng kinh nguyệt có liên quan mật thiết với sức khoẻ của người phụ nữ và hiện tượng thụ thai. Vì vậy, ngay từ đầu nên luyện thói quen ghi đều đặn lịch kinh nguyệt để theo dõi. Nếu thời gian kinh nguyệt không ổn định thì phải đi khám để điều trị, để không ảnh hưởng đến sức khỏe và về việc sinh đẻ sau này.
8. Ở thiếu niên nam những biến đổi và sự trưởng thành của các cơ quan sinh dục diễn ra như thế nào ?
Dấu hiệu đặc trưng nhất trong sự biến đổi ở tuổi dậy thì ở nam là sự tăng vọt về kích thước của tinh hoàn và dương vật.
- Tinh hoàn :
+ Tinh hoàn là một đôi tuyến hình trứng nằm trong bìu. Tinh hoàn có chức năng vừa sinh sản tinh trùng vừa làm nhiệm vụ của tuyến nội tiết.
+ Tinh hoàn chỉ thực sự hoạt động và thực hiện các chức năng trên kể từ tuổi dậy thì
+ Tinhhoàn phát triển đặc biệt nhanh trong tuổi dậy thì : thể tích tinh hoàn ở tuổi 12 tăng gấp 2 lần lúc 10 tuổi, đến 19 tuổi tăng gấp 13 lần so với 13 tuổi.
+ Tinh hoàn hoạt động tiết ra các chất nội tiết làm phát triển tính nam : giọng ồ ồ, mọc râu, ria mép, xuất tinh lần đầu …
- Dương vật :
+ Dương vật thuộc cơ quan sinh dục, vừa thuộc cơ quan bài tiết, trong đó có ống dẫn vừa là đường đi của nước tiểu vừa là đường thoát của tinh dịch.
+ Bước vào tuổi dậy thì. dương vật phát triển triển nhanh, đến 17 tuổi tăng gấp đôi so với lúc 12,13 tuổi. Sự cường dương và khả năng tình dục là dấu hiệu đặc trưng nhất của sự phát triển của nam thiếu niến ở tuổi dậy thì.
+ Quy hầu là phần đầu của dương vật, có nhiều đầu tận cùng của dây thần kinh tiếp nhận các kích thích. Quy hầu được bảo vệ bằng một bao da gọi là bao quy hầu, mặt trong bao da thường chứa các chất tiết ra, dễ gây mùi hôi, cần được vệ sinh hàng ngày.
+ Trong tuổi dậy thì (12-15 tuổi) vú của thiếu niên trai hơi cương lên. Sau 1,2 năm sẽ không cương nữa. Một số thiếu niên trai có thể hoảng sợ sự “nữ hoá” của mình khi chưa hiểu rõ đó là hiện tuợng sinh lý bình thuờng.
+ Mặc dù nữ dậy thì sớm hơn nam, song đòi hỏi về hoạt động tình dục ở nữ lại diễn ra muộn hơn. Nhu cầu sinh lý của nam không nhữn sớm hơn, mà còn mạnh mẽ hơn. Nam giới thường là người chủ động muốn sớm thoát khỏi tình trạng căng thẳng về mặt sinh lý.
9. Tại sao ở tuổi dậy thì, nam nữ thiếu niên hay bị chóng mặt ?
Đó là những biểu hiện của sự biến đổi và phát triển sinh lý của tuổi dậy thì. Vậy nguyên nhân từ đâu ?!
Những nghiên cứu và đo đạc về sinh lý học cho thấy :
Ở tuổi dậy thì, tim tăng trưởng rất mạnh, thể tích của tim hàng năm tăng 15% so với với tuổi nhi đồng , khối lượng tim tuổi dậy thì tăng gấp rưỡi, nhưng mạch máu lại nở thêm rất ít, áu lên nuôi não không kịp thời trên vỏ não đôi khi bị thiếu máu àm cho thiếu niên chóng mặt, mệt mỏi, nhức đầu.
Sự lưu thông máu kém còn làm rối loạn chức năng hoạt động của hệ tim – mạch, dẫn đến tình trạng tim đập mạnh, thần kinh dễ bị hưng phấn, dễ bị kích động …
- Ở tuổi dậy thì, các tuyến nội tiết cũng biến đổi và hoạt động mạnh hơn, có ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương làm cho thiếu niên hay bị căng thẵng thần kinh kéo dài, dễ xúc động mạnh (sợ hãi, tức giận, xấu hỗ…), phản ứng vô cớ, kém tự kiềm chế, hay lơ đãng, mệt mõi, mất ngũ …
- Chóng mặt, kém tự kiềm chế, mệt mõi, lơ đãng lại là nguyên nhân gây nên những vụ tai nạn giao thông, chiếm tỷ lệ cao ở tuổi thiếu niên (không chủ động được tay lái khi đi xe đạp, xe máy, phóng bừa, vượt ẩu…)
10. Bước vào tuổi dậy thì, thiếu niên vẫn là trẻ con hay đã là người lớn ?
Thiếu niên có một ấn tượng rất đậm “mình không còn là trẻ con nữa ” vì :
- Tự nhiên thấy có những biến đổi mạnh mẽ trong sự phát triển của cơ thể, đặc biệt là những biến đổi về sự trưởng thành của các bộ phận sinh dục, sự phát dục (kinh nguyệt ở nữ, mộng tinh ở nam và những dấu hiệu sinh dục phụ …)
- Tự thấy bản thân và bạn bè cùng lứa tuổi có những đóng góp thiết thực vào cuộc sống chung như những hoạt động của đội viên thiếu niên, của đoàn viên thanh niên vào công tác xã hội (nhóm, phường, xã, tỉnh, huyện …).
- Thậm chí có những việc làm còn “giỏi” hơn bố mẹ, những người lớn khác (vì có sức lực dồi dào, có trình độ văn hoá cao hơn….).
- Tự thấy mình không còn thích thú những chuyện “vặt” như trẻ con, mà đã có nhiều khát vọng, ước mơ lớn, muốn làm việc gì đó có ý nghĩa, muốn thành đạt, muốn được thử thách trong công việc hệ trọng…
Tuy nhiên, thiếu niên cũng chưa công nhận mình thực sự là người lớn, vì :
- Cuộc sống còn phụ thuộc vào cha mẹ, vào gia đình. Chưa có kinh nghiệm sống, chưa đủ nghị lực, chưa tự chủ được bản thân, nên không dễ dàng gì trong việc đạt được những ước mơ, nguyện vọng của mình.
- Chưa dám và chưa thể tự quyết những việc hệ trọng trong cuộc sống bản thân, trong hiện tại cũng như trong tương lai (học tập, lao động, chọn nghề…)
Như vậy, chính bản thân thiếu niên cũng bị mâu thuẩn với mình. Một mặt, không thừa nhận mình là trẻ con. Mặt khác, cũng chưa dám công nhận mình thực sự là người lớn.
- Thái độ cư xử của cha mẹ, những người lớn khác đối với thiếu niên cũng mang tính chất mâu thuẩn :
+ Vừa không xem thiếu niên là trẻ con :
Giao việc lao động sản xuất tăng thu nhập chung của gia đình
Giao nhiệm vụ cai quản các em nhỏ.
Giao những việc lao động phục dịch phục vụ sinh hoạt chung của gia đình (nấu ăn, giặt giũ, quét dọn …).
Giao việc phụ trách nhi đồng ở trường, ở xóm, phường…
+ Vừa xem thiếu niên như là trẻ con :
Không bàn bạc, trao đổi việc lớn, mà chỉ sai vặt.
Mắng mỏ, áp đặt, không tôn trọng ý thích, nguyện vọng, sáng kiến của thiếu niên.
Chăm sóc kiểm tra, ngăn cấm như đối với trẻ nhỏ, thiếu tin tưởng ở khả năng tự lập, tự quản của thiếu niên.
Chăm sóc, kiểm tra, ngăn cấm như đối với trẻ nhỏ, thiếu sự tin tưởng ở khả năng tự lập, tự quản của thiếu niên.
Những mâu thuẫn trong thái độ cư xử của cha mẹ đối với thiếu niên, cũng như mâu thuẫn trong bản thân thiếu niên đã tạo nên trong thiếu niên một trạng thái tâm lý khá phức tạp ở tuổi dậy thì :
- Muốn khẳng định “sự trưởng thành như người lớn” của mình : tự hào, sung sướng khi có tầm vóc cao lớn; tự ti, khỗ tâm vì hình dáng thấp bé và bộ mặt trẻ con
- Có lòng tự trọng cao, dễ tự ái, phản ứng mạnh khi bị xúc động, bị coi thường là con nít, “nhóc”…
- Có khuynh hướng “thổi phồng”, “phóng đại” khả năng “đã trưởng thành như người lớn” của mình bằng cách tỏ rõ thái độ bướng bỉnh, nói ngay, nói “xốc”, có cử chỉ thách thức, thái độ “bất cần”, “yên hùng”.
Trạng thái tâm lý phức tạp này của thiếu niên gặp thái độ trịnh thượng, coi thường của cha mẹ và người lớn là nguyên nhân gây ra những bất hòa, những cuộc đụng độ giữa cha mẹ và con cái ở tuổi dậy thì.
Hướng tránh những “đụng độ” :
- Cha mẹ và người lớn phải thay đổi “kiểu” thái độ cư xử :
+ Tôn trọng nhân cách, tính độc lập của thiếu niên.
+ Tránh thái độ áp đặt, trịnh thượng.
+ Gần gũi, bảo ban một cách tế nhị…
- Thiếu niên thường có thái độ tự khẳng định sự trưởng thành của mình một cách đúng đắn :
+ Bỏ cách suy nghĩ, nói năng, cư xử kiểu trẻ con (buớng bỉnh, xấc xược, ngỗ ngược, bất cần…).
+ Tích cực học tập, lao động với thái độ tự giác, nghiêm túc, có kỷ luật (không kém người lớn), đem lại lợi ích thiết thực cho gia đình, cho xã hội, cho bản thân.
+ Kính trọng, lắng nghe và tiếp thu những kinh nghiệm tốt của cha mẹ và những người lớn khác.
Tóm lại : Bước vào tuổi dậy thì, thiếu niên đã trưởng thành về mặt sinh lý (có khả năng sinh sản), nhưng chưa trưởng thành về mặt tâm lý (suy nghĩ chưa chín chắn, tình cảm còn bồng bột, chưa đủ được nghị lực để đạt được những ước mơ… ), cũng chưa truởng thành về mặt xã hội (chưa có nghề nghiệp để cuộc sống hoàn toà tự lập). Tâm lý học xem giai đoạn thiếu niên là thời kỳ quá độ : thíêu niên đang từ giã tuổi thơ để chuyển sang tuổi trưởng thành. Thiếu niên không còn là trẻ con nhưng cũng chưa hoàn toàn là người lớn.
11. Những cảm xúc giới tính mới lạ :
- Bắt đầu xuất hiện ở tuổi dậy thì.
- Sự phát dục kích thích ở nam nữ thiếu niên khiến nam nữ thiếu niên đến bạn khác giới, muốn được bạn chú ý đến mình.
Trong quan hệ giao tiếp với bạn khác giới, lần đầu tiên cảm thấy bối rối, xao xuyến, ngỡ ngàng.
- Muốn che dấu những rung cảm mới lạ này bằng những cử chỉ, hành vi, thái độ tỏ ra bông đùa, suồng sã, nói lãng sang chuyện khác …
- Vì muốn thu hút sự chú ý của người khác giới nên thiếu niên và thanh niên cũng rất chú ý đến bản thân : các cô gái thích ngắm nghía trước gương, thích đồ trang sức, quần áo mốt mới, thích làm dáng…
Dễ xúc động khi đọc sách viết về những mối tình say mê, thích xem phim về tình yêu, khi đọc, khi xem thường quan tâm đến các nhân vật xem họ làm quen với nhau như thế nào ?! Thể hiện tình cảm yêu thương ra sao ?!.
- Những rung cảm của giới tính thường chứa đựng nhiều tâm trạng phức tạp : nhớ nhung, thẹn thùng, buồn vui, khao khát một cái nhìn trìu mến, một lời nói dịu dàng, một cử chỉ quan tâm, nhưng lại e ngại, run sợ trước lời tỏ tình của bạn khác giới, bởi chính bản thân thiếu niên, nhất lá các bạn gái vẫn còn ngỡ ngàng trước những biến đổi mới lạ trong đời sống tình cảm của mình
TÌNH BẠN
1. Tình bạn là gì ? Vai trò của tình bạn như thế nào ?!
- Tình bạn là một loại tình cảm gắn bó hai hoặc một nhóm người vì hợp nhau về tính tình, giống nhau về sở thích, có chung một quan niệm sống, lý tưởng, ước mơ… Có những tình bạn khác nhau : bạn cùng giới, bạn khác giới, bạn cùng học, bạn đồng nghiệp, bạn chiến đấu …
Tình bạn có vai trò to lớn trong đời sống của mỗi người, đặc biệt đối với thiếu niên và thanh niên.
- Trong quan hệ bạn bè mỗi người có thể tự bộc lộ, tự khám phá, tự kiểm tra và đánh giá bản thân mình bằng cách so sánh mình với những người bạn, đồng thời dựa vào sự đánh giá của bạn mà tự hiểu mình, tự giáo dục mình tiến bộ, tự hoàn thiện.
- Đối với các bạn trẻ, giao lưu tâm tình với bạn bè là nhu cầu rất lớn. Với bạn thân, các bạn có thể trút bầu tâm sự, cởi mở tâm tình, chia sẻ buồn vui, vì :
“Niềm vui chia đôi, niềm vui nhân đôi.
Nỗi buồn chia đôi, nỗi buồn vơi một nữa”.
Một triết gia lớn thời cổ đại Democrat đã nói : “người nào không có bạn thân thật sự, người đó không đáng sống”.
Tình bạn là một sức mạnh tinh thần to lớn động viên mỗi người trong hoạt động, trong việc vươn tới ước mơ, hoài bão, lý tưởng của mình.
Tuy nhiên, tình bạn lệch lạc có thể dẫn đến hành vi xấu : bao che khuyết điểm cho nhau, bè phái, hội hè ăn chơi… Thân nhau kiểu này chỉ làm hại cho nhau.
2. Thế nào là tình bạn tốt ?
Tình bạn tốt có những đặc điểm cơ bản sau đây :
- Có chí hướng, sở thích, hứng thú, lý tưởng sống, quan điểm đạo đức phù hợp nhau, có trách nhiệm với nhau và giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện, lao động cùng tiến bộ, thành đạt. Nhờ đó đôi, nhóm bạn dễ cởi mở tâm tình, tin cậy, quý mến nhau, lắng nghe nhau
- Bình đẳng và tôn trọng nhau, thái độ trịnh thượng, thiếu bình đẳng, thiếu tôn trọng đều làm cho tình bạn lụi tàn.
- Chân thành, tin cậy và có trách nhiệm với nhau là điều kiện giúp cho tình bạn bền vững, sâu sắc vì chân thành và tin cậy, mội người dễ dàng trao đổi tâm sự những điều thầm kín, riêng tư, những khó khăn, vấp váp, nhắc nhỡ, khuyên nhủ, phê phán điều sai trái của bạn là thể hiện thái độ trách nhiệm trong việc giúp bạn tiến bộ và sống tốt đẹp.
- Thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau, “chia vui”, “sẻ buồn” với nhau. Vui vì thành công, sự tiến bộ của bạn; buồn vì sự thất bại, vấp váp, khuyết điểm của bạn : xem niềm vui, nỗi buồn của bạn như của chính mình.
- Mỗi người có thể đồng thời kết bạn với nhiều người. Quan hệ bạn bè rộng rãi không làm giảm mức độ gắn bó sâu sắc trong nhóm bạn thân.
3. Tình bạn khác giới khác tình bạn cùng giới như thế nào ?! Có nên xây dựng tình bạn khác giới không ?
- Tình bạn khác giới cũng có những đặc điểm của tình bạn đồng giới. Ngoài ra, tình bạn khác giới còn có những điểm riêng sau đây :
+ Trong tình bạn khác giới, mỗi người đều coi người kia như một điều kiện để tự hoàn thiện mình.
+ Tình bạn khác giới làm tôn vẻ đẹp của mỗi giới. Trước mặt bạn gái, cậu con trai thường tỏ ra lịch sự, đàng hoàng trong cách ăn mặc, nói năng đi đứng. Ngược lại, trong giao tiếp với bạn trai, cô gái luôn tỏ ra dịu dàng, ý tứ, duyên dáng.
+ Giữa hai bạn khác giới thường có một khoảng cách, không dễ dàng biểu lộ thân mật, gần gũi, tâm tình như những người bạn đồng giới.
+ Từ chỗ tôn trọng, thông cảm, giúp đỡ, hiểu nhau, quý nhau, tình bạn khác giới có thể chuyển thành tình yêu, song không nhất thiết mọi tình bạn khác giới đều chuyển sang tình yêu. Tình bạn khác giới có thể bền vững và mạnh mẽ.
+ Tình bạn khác với tình yêu là ở chỗ không có sự say mê về thể xác, không tạo nên những cảm giác ghen tuông khi người bạn khác giới có bạn thân hay có người yêu.
+ Tình bạn khác giới nãy sinh ở tuổi dậy thì trong điều kiện nam nữ thiếu niên và thanh niên có cùng học tập, cùng lao động, cùng vui chơi giải trí, hoạt động xã hội…, tình bạn khác giới có tác dụng làm cho mỗi giới hoàn thiện hơn, làm tăng vẻ đẹp của mỗi giớ. Vì vậy, không cần và không nên tránh né tình bạn khác giới, xây dựng được tình bạn khác giới tốt đẹp càng làm cho cuộc sống tinh thần thêm phong phú, thêm ý nghĩa. Tuy nhiên, cần lưu ý những điều cần tránh trong quan quan hệ bạn bè khác giới.
+ Tránh đối xử với nhau suồng sã, thiếu tế nhị.
+ Tránh vô tình hay có chủ ý gán gép lẫn nhau trong quan hệ bạn bè khác giới.
+ Tránh ghen ghét, nói xấu lẫn nhau hay đối xử thô bạo (nói cạnh, nói bóng…) khi thấy bạn mình có thêm người bạn khác giới.
+ Tránh ngộ nhận tình bạn khác giới là tình yêu, cho dù rất thân nhau.
+ Tránh có thái độ lấp lửng, mập mờ hay gây cho bạn khác giới hiểu lầm là tình yêu đang đến.
TÌNH YÊU
1. Mối tình đầu có những đặc điểm gì ?! Nó có bền vững không ?
- Mối tình đầu thường nảy sinh trong tuổi dậy thì.
Mối tình đầu có những đặc điểm :
- Trong trắng, mơ mộng, lý tuởng, bay bổng, hồn nhiên.
- Mang tính chất quan hệ bạn bè. Vì vậy, có người mối tình đầu là tình cảm “yêu đương bạn bè”.
- Thường biểu lộ bằng những cử chỉ âu yếm ngây thơ : như một mẫu thư ngắn, một sự quan tâm giúp đỡ tế nhị, một cái nhìn trìu mến, một nụ cười kín đáo.
- Thuộc loại tình cảm mạnh mẽ giữa hai giới, dù chỉ là tình yêu “non”. Nó như một chất men, như nhựa sống kích thích các bạn trẻ thêm yêu đời, thêm hăng say lao động, học tập, hoạt động xã hội.
- Mối tình đầu có thể như một động lực tạo cho các bạn trẻ sức mạnh vươn tới mục tiêu, lý tưởng sống của mình. Song ngược lại, nếu chưa xác định rõ nhiệm vụ và chưa tìm thấy niềm vui trong học tập, trong lao động, trong công tác, mà chỉ tìm cách săn đuổi tình yêu, tìm cách chiếm đoạt “cái con người” mình có cảm tình, mình bị cuốn hút, thì sẽ có lúc hối tiếc vì sự tra giá đó.
Tại sao mối tình đầu ít bền vững và đa số trường hợp đều không dẫn đến hôn nhân ?
Những điều tra xã hội học về vấn đề này cho biết : Có khoảng 30% các cặp vợ chồng lấy nhau từ mối tình đầu. Mối tình đầu ít bền vững vì :
- Ở tuổi dậy thì các bạn trẻ còn thiếu kinh nghiệm sống, suy nghĩ chưa chín chắn, tình cảm còn bồng bột nên mới chỉ “yêu cảm tính”.
- Khi trưởng thành, suy nghĩ lại, bắt đầu “phát hiện” ra những điều không phù hợp nhau nên muốn chấm dứt tình yêu đó.
- Mối tình đầu thường nãy sinh từ tuổi còn đi học nên có người gọi “tình yêu học trò”. Khi ra đời (công tác, lao động, học nghề…) quan hệ giao lưu xã hội mở rộng, có thể gặp đối tượng mới phù hợp hơn.
- Có thể ngộ nhận những cảm xúc giới tính là tình yêu bắt đầu nãy sinh. Khi những cảm xúc giới tính đó xuất hiện trong những hoàn cảnh khác nhau (đọc truyện, xem phim về tình yêu, tiếp xúc với những người khác giới ở những nơi khác …) thì các bạn trẻ mới “tỉnh” ra, mới vở lẽ đó chưa phải là tình yêu.
Vì vậy, phần lớn các trường hợp, mối tình đầu thường tan vỡ, chỉ còn giữ lại trong tâm khãm một kỷ niệm đẹp của tuổi trẻ.
2. Tình yêu là gì ?! Những đặc điềm của tình yêu ?
Tình yêu ở tuổi thanh niên thường được gọi là tình yêu đôi lứa, đó là một loại tình cảm đặc biệt thúc đẩy hai người khác giới đi đến với nhau về hoà nhập tâm hồn, thể xác và cả cuộc đời
Tình yêu là một dạng tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ nhất của con người. Tình yêu là sự kết tinh của tình người. Làm cho con người trở nên thanh cao, giàu lòng nhân ái, giàu sức sáng tạo hơn.
Tình yêu đem lại hạnh phúc to lớn cho con người. Cuộc sống thiếu tình yêu như cây cỏ thiếu ánh nắng mặt trời.
Muốn hiểu rõ tình yêu cần phân tích những đặc điểm của tình yêu. Đó là :
- Sự cuốn hút lẫn nhau giữa hai người khác giới, biếu hiện ở sự nhớ nhung da diết khi thiếu vắng nhau :
“Nhớ ai bổi hổi, bồi hồi
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than”
Nếu tình cảm này tiến theo chiều hướng thuận lợi thì cường độ của nỗi nhớ thương tăng dần hình ảnh của người này sẽ chiếm hết tâm hồn của người kia và sự trống vắng sẽ trở thành nỗi dằn vặt khắc khoải.
Sự đồng cảm sâu sắc giữa hai người trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau, những người yêu nhau hiểu tâm tư, tình cảm, những dự định của nhau, nhiều khi không cần qua lời nói mà chỉ cần qua ánh mắt, cử chỉ, nụ cười. Khi yêu nhau người ta muốn quên mình và sống cuộc sống của người mình yêu, vì hạnh phúc của người yêu. Do đó, tính ích kỷ không bao giờ là bạn đồng hành của tình yêu.
Sự quan tâm sâu sắc và có thái độ trách nhiệm cao trong tình yêu. Trong tình yêu cả hai người đều có nguyện vọng giúp đỡ lẫn nhau để cả hai người trở nên tốt hơn. Cả hai người đều có ý thức trách nhiệm đối với hạnh phúc, tương lai của nhau. Nếu thiếu tình cảm, nghĩa vụ thì tình yêu chỉ còn là sự lợi dụng và sẽ nhanh chóng lụi tàn.
Khi yêu phải chân thành, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau. Sự giả dối, nghi ngờ, dằn vặt, khinh miệt là những “công cụ” giết chết tình yêu.
Tình yêu là duy nhất không thể chia sẻ. Không có hai tình yêu song song cùng tồn tại trong một thời gian. Sự xuất hiện tình yêu này sẽ làm triệt tiêu tình yêu kia.
Tình yêu phát triển cao độ thường làm nảy sinh nguyện vọng muốn hoà nhập vào nhau trọn vẹn, không chỉ tâm hồn mà cả thể xác, muốn trao thân cho nhau.
Nhu cầu có quan hệ tình dục là đặc điểm khác nhau cơ bản giữa tình yêu và tình bạn khác giới.
3. Tình yêu có vai trò như thế nào trong cuộc đời mỗi con người ?
- Tình yêu tạo cho con người có sức mạnh thần kỳ :
“Yêu nhau mấy núi cũng trèo
Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua
Sá gì một chút đường xa
Mà anh lại chẳng đến nhà thăm em”
Tình yêu là biểu hiện cao nhất của tình người, là biểu hiện giá trị văn hoá, tính nhân văn của mọi thời đại.
Tình yêu là cơ sở vững chắc cho hôn nhân và hạnh phúc gia đình.
Chỉ có tình yêu mới thúc đẩy hai con người tự nguyện chung sống và gánh chịu những bão táp của cuộc sống, mới cảm nhận được hạnh phúc lớn lao không chỉ khi “chia sẻ, ngọt bùi” mà cả khi “chia sẻ” nỗi đắng cay. “Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn”. Một cuộc hôn nhân không xuất phát từ tình yêu mà chỉ từ tiền tài, danh vọng thì chắc chắn sẽ không đem lại hạnh phúc, nó sẽ dẫn đến những hậu quả nặng nề và những nỗi bất hạnh lớn lao.
4. Tình yêu lành mạnh và những biến dạng của tình yêu
Một tình yêu lành mạnh thường có những yếu tố sau :
Tôn trọng người mình yêu
Chia sẻ, đồng cảm giúp nhau cùng tiến bộ
Luôn đem lại hạnh phúc cho nhau
Chung thủy
Tôn trọng bản thân mình
Tránh xa những biến dạng của tình yêu :
Tình yêu chiếm đoạt
Tình yêu xác thịt
Tình yêu ngộ nhận
Tình yêu đơn phương
Tình yêu theo phong trào (Bạn bè có người yêu, mình không có hoá ra mình kém cõi lắm sao ?!)
Coi tình yêu như một trò chơi thử nghiệm (yêu nhiều để có kinh nghiệm)
“Tuổi trẻ với tình yêu như nguời khát cần được uống, nhưng phải uống nuớc sạch”
5. Các giai đoạn phát triển của tình yêu
Tình yêu đôi lứa có bản chất là không chia sẻ. Nói như vậy là cũng có nghĩa tình yêu chỉ có một (tình cảm giống tình yêu thì có nhiều), con đường dẫn đến tình yêu thì có nhiều, rất phong phú và đa dạng.
- Có người mới gặp nhau lần đầu thì đã mê nhau rồi (thường gọi là tình yêu sét đánh)
- Có người là bạn thân thời thơ ấu, lớn lên nảy sinh tình t\yêu.
- Có người lúc đầu thân thiết nhưng chỉ như tình anh em, sau đó có sự rung động của con tim, có sự hoà nhập về tâm hồn dẫn tới tình yêu.
- Có người từ sự tôn trọng, kính phục, ngưỡng mộ như tình thầy trò, sau phát triển thành tình yêu.
- Số đông tình yêu nảy sinh từ tình bạn.
Dù xuất phát từ đâu (tình cờ hay có điều kiện quen biết trước) thì tình yêu cũng phải qua một quá trình phát triển và có thời gian thử thách.
TÌNH YÊU THƯỜNG PHÁT TRIỂN TỪ :
Biết → quen → thân → hiểu nhau sâu sắc → có sự hoà nhập về tâm hồn, cảm thấy không thể thiếu nhau được → Tỏ tình và nhận lời yêu.
NÊN TRÁNH : Quan niện sai lầm cho rằng tình yêu thời hiện đại là phải “nhất cự ly thứ nhì tốc độ”, yêu là phải tấn công đối tượng “cưa nhanh dễ đổ”.
* Trái tim rung động là “yêu tới” bất chấp pháp luật, hoàn cảnh, điềi kiện, những gì có thể xảy ra.
* Thực hiện quy trình ngược là yêu rồi mới tìm hiểu
* “Vượt rào” trong mối quan hệ tình cảm “có quan hệ tình dục trước hôn nhân” dẫn đấn hậu quả xấu cho bản thân và gia đình, xã hội.
6. Mối tình đầu và những đặc điểm của nó
Không ít các bạn trẻ, kể cả lnam lẫn nữ có quan niệm mối tình đầu là vô cùng thiêng liêng, là tất cả, là vĩnh cữu, để lại dấu ấn là không thể phai mờ trong suốt cuộc đời con người. Chính vì thế, khi mối tình đầu tan vỡ (mà hầu hết đa số các mối tình đầu thường tan vỡ) nhiều bạn đã tõ ra vô cùng thất vọng, buồn chán, cho rằng mình quá bất hạnh trong tình yêu.
Vậy mối tình đầu là gì ?! Và các bạn có nên đau khỗ đến suy sụp về tinh thần, tình cảm khi mối tình đầu tan vỡ không ?!
Ai ở lứa tuổi 15 đến 17 mà chẳng có chẳng có một bóng hình về người bạn khác giới để mà ôm ấp, để mà tương tư, để mà tưởng tượng, thêu dệt ra bao nhiêu điều kỳ diệu. Với một tâm hồn và một trái tim đến nguyên sơ. Các bạn thấy nó hết sức thiêng liêng và hết sức là người lớn. Nhưng thật ra, hầu hết ở lứa tuổi đó, các bạn trẻ còn chưa nhận thức được thế nào là tình bạn, đâu là tình yêu, còn nhầm lẫn giữa tình yêu và sự cảm tình với bạn khác giới.
a) Mối thiện cảm với bạn khác giới không phải là tình yêu :
* Thiện cảm là điều kiện cần nhưng chưa đủ để dẫn đến tình yêu, tuy tình yêu nào cũng bắt đầu từ thiện cảm ?
* Giữa thiện cảm và tình yêu còn khoảng cách khá xa, nếu hiểu được điều này các em sẽ không nhầm lẫn giữa hai trạng thái khi tiếp xúc với bạn khác giới.
b) Mối tình đầu thường được xây dựng trên những cảm xúc bồng bột :
Nó cũng có những nỗi hồi hộp, vui sướng, cũng có những cuộc hẹn hò, những lần giận dỗi. Nhưng các bạn trẻ thông thường chưa đủ khả năng, nhận thức để nuôi dưỡng và bảo vệ tình yêu. Chính sức mạnh của giới tính đã làm cho các em nảy sinh sự rung động đối với người khác giới, nhưng trong tình yêu không phải chỉ cần nghe mệnh lệnh của trái tim mà còn rất cần sự hỗ trợ của khối óc
7. LÀM GÌ KHI TÌNH YÊU TAN VỠ ?
Điều này xãy ra luôn luôn ngoài ý muốn của chúng ta. Vết thương lâu lành nhất là nơi trái tim các cô gái. Các bạn ấy rất đâu khỗ và cần sự giúp đỡ nơi bạn bè. Các chuyên gia tâm lý cho rằng bạn không nên đè nén bản thân mình, hãy làm theo các bước sau :
1. Bạn hãy khóc. Bạn cứ gục xuống khóc một mình cho đã, cho nhẹ người, sau đó bình tâm và tạo ra một luồng không khí mới nơi bạn bè, các hoạt động tập thể.
2. Đừng lệ thuộc vào quá khứ.
3. Đừng mau chóng lao vào cuộc tình mới kiểu “lấp chỗ trống”.
4. Đừng cả nễ, chấp nhận sự mai mối.
5. Hãy làm chủ bản thân. Chú tâm hơn vào công việc đang làm.
Theo Mr.Le(JiHooF5)
Kinh nghiệm nấu ăn ngon
Có nhiều người cho rằng nấu ăn chẳng khó, thực tế đây là một môn khoa học đích thực bởi vậy chỉ những người có năng khiếu, kinh nghiệm và yêu quý nghề mới có thể tạo ra món ăn hấp dẫn.
Nếm
Nhiều người cho rằng nếm là việc làm không nên nhưng theo kinh nghiệm thì khi nấu cần phải nếm để biết mặn nhạt, chất lượng món ăn; qua đó mà xử lý cho phù hợp, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Sử dụng vật liệu thích hợp
Khi chế biến các món ăn sử dụng vật liệu tươi sống sẽ mang lại giá trị cao nhất, kể cả các loại rau xanh hay thịt cá, các loại thực phẩm này nên mua ở chợ sở tại đôi khi tốt hơn ở các siêu thị vì chất lượng đảm bảo và thoả mãn nhu cầu người sử dụng.
Nghệ thuật chế biến nước chấm
Nghệ thuật chế biến nước chấm thể hiện trình độ của những người nội trợ hoặc đầu bếp, ngoài ra nó còn mang tính văn hoá ẩm thực của từng vùng. Có người sau khi rán thịt đã sử dụng nước tiết rán, bổ sung thêm một chút rượu và khi rượu bốc hơi thì bổ sung thêm nước mắm, gia vị để làm nước chấm, hoặc dùng nước xáo gà (lấy ½) để chấm rau hay ăn trực tiếp sẽ rất ngon. Khi pha nước chấm người ta thường dùng rất nhiều gia vị như đường, chanh, hành, tỏi, mì chính, hồ tiêu...
Sử dụng bơ
Trong quá trình chế biến thức ăn người ta thường dùng bơ để rán, vừa có tác dụng dậy mùi lại có tác dụng làm cứng thực phẩm. Không nên dùng bơ bán cứng hoặc margarin (loại mỡ giống bơ có thành phần chủ yếu từ mỡ động vật), nhất là trường hợp luộc rồi lại rán tiếp thì nên dùng bơ là phù hợp, khi gần xong có thể bổ sung thêm gia vị như muối, hồ tiêu.
Sử dụng muối hợp lý
Đứng về góc độ y học thì việc lạm dụng muối ăn là không tốt nhưng khi chế biến thức ăn người ta không thể không dùng muối. Một món ăn ngon là món ăn phải có đủ gia vị, không mặn không nhạt, thậm chí có món cần phải cho đậm muối. Trong thực tế người Pháp ăn nhiều muối và bơ nhưng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch vẫn thấp hơn rất nhiều so với người Mỹ và người Anh. Lý do người Pháp không ăn quá nhiều trong cùng một bữa, không ăn cho sướng miệng, vì vậy có mặn chăng nữa họ cũng chỉ ăn khoảng 80% so với mức cần thiết. Với lý do này mà khi chế biến người ta không thể không dùng muối. Tuy nhiên cách dùng và số lượng sẽ do những người chế biến đảm nhận dựa trên kinh nghiệm của mình. Ví dụ, có người chỉ cần ngửi mùi hoặc trông vào sắc thái thực phẩm là biết được món ăn mặn hay nhạt.
Sử dụng rau thơm, gia vị
Ở một số quốc gia nhất là châu Á rau thơm, gia vị là thực phẩm không thể thiếu, nhất là loại tươi nguyên vừa hái ở vườn về. Nhiều món ăn không thể thiếu thực phẩm này. Ví dụ như cá nấu, thịt băm viên, các món rim, không thể thiếu hành,... Việc sử dụng rau thơm gia vị phải có kinh nghiệm: món nào thức nấy, tránh dùng lộn xộn sẽ gây phản tác dụng và đôi khi làm giảm chất lượng món ăn.
Sử dụng rượu
Khi chế biến thức ăn, rượu là đồ gia vị rất tuyệt vời. Ví dụ gia vị cho vào cá hay thịt sẽ làm cho thịt sáng màu, nhất là khi nướng, rán. Khi rán xong lượng cồn còn lưu lại trên món ăn sẽ gây cảm giác quyến rũ. Thông thường rượu vang đỏ được người ta cho vào các món rán, thức ăn cần có màu đỏ hay vàng, còn rượu trắng cho vào thực phẩm không cần màu sắc. Ví dụ khi rán cá người ta có thể rót nửa chén rượu trắng cùng với rau thơm gia vị cho vào chảo phi lên sau đó cho cá vào sẽ dậy mùi thơm.
Ghi rõ danh mục các món cần chuẩn bị
Khi chế biến nhiều món trong cùng một lúc thì phải viết cụ thể ra giấy để chuẩn bị, kể cả các gia vị nhỏ nhất.
Đọc kỹ công thức chế biến
Thông thường khi chế biến thức ăn người ta phải có công thức chế biến, đọc kỹ công thức vài lần trước khi bắt tay vào công việc. Nên để những công thức này bên cạnh tra cứu, trừ trường hợp đã nhớ kỹ. Cũng nhờ công thức mà nhiều người biết nấu ăn ngon hơn.
Hạn chế dùng lò vi sóng
Theo những người nấu ăn có kinh nghiệm thì lò vi sóng chỉ có ích khi dã đông thực phẩm, kể cả khử nhanh còn nấu ăn thì không thích hợp vì nó không bảo toàn được hương vị, thậm chí còn để lại những mùi vị mà những người không ưa khó chịu. Do nhiệt độ đặt không thích hợp nên thực phẩm đôi khi có màu sắc quá đậm, hoặc quá tin vào lò vi sóng mà chất lượng món ăn không đảm bảo.
Xử lý chanh héo: Nếu trái chanh để lâu ngày mới dùng đến, chắc hẳn chúng sẽ cứng và khó vắt nước. Đừng lo: hãy ngâm chanh vào nước ấm khoảng 5-10 phút, khi bổ ra vắt nước sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Hành: Nếu bạn không muốn... khóc khi giã hành củ, hãy bổ đôi củ hành, ngâm vào nước chừng 15 phút trước khi giã. Để bảo quản hành được lâu, ta nên bọc từng nắm nhỏ trong giấy báo, cất ở nơi nhiệt độ mát hoặc trong ngăn giữ lạnh của tủ lạnh, hành sẽ tươi được rất lâu mà không bị héo hoặc bị nhũn.
Khoai tây: Để luộc, nướng hoặc ninh khoai tây nhanh chín, nên ướp muối trước khoảng 15 phút. Dùng vỏ khoai tây đã luộc chín để chà kính, sẽ trả lại cho bề mặt kính độ sáng bóng. Không để khoai tây gần hành. Khoai tây sẽ rất nhanh hỏng nếu để gần hành.
Cà chua: Ngâm cà chua trong nước ấm 5-10 phút sẽ giúp ta bóc vỏ dễ dàng. Những trái cà chua quá chín, nếu cho vào nước lạnh có pha một nhúm muối, qua một đêm chúng sẽ cứng lại và trông có vẻ tươi mới.
Để trái cây chín nhanh: Hãy gói trái cây vào giấy báo, đặt nơi khô ráo
Bí quyết sử dụng gia vị
Các đầu bếp tạo ra dấu ấn đặc trưng cho món ăn của mình chính nhờ những cách gia giảm gia vị khác nhau. Cùng với việc điều chỉnh ngọn lửa trong lúc chế biến, gia vị được nêm vừa đủ và đúng thời điểm sẽ mang lại hương vị chính xác của mỗi món ăn.
* Dùng muối: Trong lúc làm bếp, tuỳ theo món ăn mà cho muối vào trước hay sau khi đun nấu. Nếu cần miếng thịt đậm, không bị giảm chất ngọt, bạn nên cho muối vào trước. Khi nấu canh, cần có vị ngọt từ xương, thịt nên đun sôi canh rồi mới cho muối vào. Khi xào nấu, hãy cho muối ngay lúc mỡ vừa tan, khoảng 30 giây hay 1 phút sau hãy cho rau và các thức khác vào. Cách nêm như vậy về sẽ giúp loại bỏ được 95% độc tố aflatoxin trong muối.
* Dùng nước mắm: Nước mắm có hương vị đặc biệt, ngoài tác dụng kích thích sự thèm ăn và tiêu hoá, còn chứa nhiều chất bổ. Vì vậy, không nên đun lâu khi dùng cho các món nấu. Với canh, cho nước mắm vào rồi bắc ra ngay, để sôi lâu trên bếp sẽ mất ngon. Riêng canh chua thì cho nước mắm sau khi nhấc nồi ra khỏi bếp. Làm như vậy mới bảo toàn chất đạm, vitamin A, D và B12 có trong loại gia vị này.
* Dùng hạt tiêu: Thông thường, bạn hay cho hạt tiêu vào thức ăn trước khi kho nấu. Nhưng theo các nhà dinh dưỡng học thì hãy đợi đến khi thức ăn đã chín. Nếu cho trước, hạt tiêu sẽ biến thành chất độc dễ gây ung thư.
* Dùng bơ: Bạn có thể tốn ít nguyên liệu cho những món như ếch chiên bơ, cánh gà chiên bơ... mà món ăn vẫn dậy lên hương vị này. Muốn vậy, trước hết bạn hãy chiên món ăn với dầu hay mỡ. Món ăn chín thì cho ra đĩa và phết bơ lên ngay. Hơi nóng sẽ làm cho bơ chảy ra, mang lại mùi đặc trưng cho món ăn.
* Dùng rượu: Muốn giữ được mùi rượu cho các loại thức ăn đun nấu, trong khi nấu nướng bạn không nên đổ hết rượu vào ngay từ đầu mà chỉ nên dùng một nửa thôi. Số còn lại, chuẩn bị ăn mới đổ vào.
Bảo quản một số loại củ quả
Dùng hóa chất bảo quản sẽ không bao giờ tốt bằng những nguyên liệu tự nhiên. Bạn hãy tham khảo một vài cách giữ hoa quả sau đây.
- Quả nho: Lót lá nho dưới đáy, xếp nho lên và cứ một lớp nho một lớp lá. Bên trên phủ kín lá.
- Quả cam, bưởi: Vùi trong cát mịn.
- Quả thị: Bao rơm để trong giỏ và treo lên.
- Hành, tỏi, kiệu: Chọn nơi đất cao, thoát nước, đào một hố sâu, kích thước hố tùy lượng củ bảo quản, trải lớp trấu dày 2 cm. Xếp củ lên trên, lại phủ một lớp trấu 2 cm. Trên cùng phủ một lớp bùn đất kín để tránh nước mưa ngấm vào hố.
Cách chọn mua thịt
Sắp đến mùa hè nóng nực, thịt rất dễ ôi thiu. Người bán hàng thường tân trang lại bằng nhiều cách như bôi hàn the lên hoặc bơm nước. Để tránh bị ngộ độc thực phẩm, bạn nên cẩn thận khi lựa chọn thịt. Dưới đây là một vài lưu ý.
1- Trạng thái bên ngoài: Nếu là thịt ngon, màng ngoài sẽ khô, màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm. Mặt thịt bóng láng, dịch hoạt trong. Thịt ôi thường có màu xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí còn bị đen, không bóng. Màng ngoài thịt nhớt, mỡ màu tối, có mùi ôi. Dịch hoạt đục.
2- Vết cắt: Màu sắc bình thường, sáng và khô. Thịt ôi có màu tối, hơi ướt.
3- Độ rắn và đàn hồi. Thịt tươi độ đàn hồi rất cao, lấy ngón tay ấn xuống không để lại vết lõm, không bị dính. Thịt ôi ấn ngón tay xuống để lại vết lõm, phải rất lâu sau mới trở lại bình thường.
4- Tủy xương: Nếu tủy bám chặt vào thành ống, màu trong và đàn hồi là thịt tươi ngon. Nếu tủy bị long ra khỏi ống, màu nâu tối và mùi hôi là thịt để lâu.
Sưu tầm
Nếm
Nhiều người cho rằng nếm là việc làm không nên nhưng theo kinh nghiệm thì khi nấu cần phải nếm để biết mặn nhạt, chất lượng món ăn; qua đó mà xử lý cho phù hợp, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Sử dụng vật liệu thích hợp
Khi chế biến các món ăn sử dụng vật liệu tươi sống sẽ mang lại giá trị cao nhất, kể cả các loại rau xanh hay thịt cá, các loại thực phẩm này nên mua ở chợ sở tại đôi khi tốt hơn ở các siêu thị vì chất lượng đảm bảo và thoả mãn nhu cầu người sử dụng.
Nghệ thuật chế biến nước chấm
Nghệ thuật chế biến nước chấm thể hiện trình độ của những người nội trợ hoặc đầu bếp, ngoài ra nó còn mang tính văn hoá ẩm thực của từng vùng. Có người sau khi rán thịt đã sử dụng nước tiết rán, bổ sung thêm một chút rượu và khi rượu bốc hơi thì bổ sung thêm nước mắm, gia vị để làm nước chấm, hoặc dùng nước xáo gà (lấy ½) để chấm rau hay ăn trực tiếp sẽ rất ngon. Khi pha nước chấm người ta thường dùng rất nhiều gia vị như đường, chanh, hành, tỏi, mì chính, hồ tiêu...
Sử dụng bơ
Trong quá trình chế biến thức ăn người ta thường dùng bơ để rán, vừa có tác dụng dậy mùi lại có tác dụng làm cứng thực phẩm. Không nên dùng bơ bán cứng hoặc margarin (loại mỡ giống bơ có thành phần chủ yếu từ mỡ động vật), nhất là trường hợp luộc rồi lại rán tiếp thì nên dùng bơ là phù hợp, khi gần xong có thể bổ sung thêm gia vị như muối, hồ tiêu.
Sử dụng muối hợp lý
Đứng về góc độ y học thì việc lạm dụng muối ăn là không tốt nhưng khi chế biến thức ăn người ta không thể không dùng muối. Một món ăn ngon là món ăn phải có đủ gia vị, không mặn không nhạt, thậm chí có món cần phải cho đậm muối. Trong thực tế người Pháp ăn nhiều muối và bơ nhưng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch vẫn thấp hơn rất nhiều so với người Mỹ và người Anh. Lý do người Pháp không ăn quá nhiều trong cùng một bữa, không ăn cho sướng miệng, vì vậy có mặn chăng nữa họ cũng chỉ ăn khoảng 80% so với mức cần thiết. Với lý do này mà khi chế biến người ta không thể không dùng muối. Tuy nhiên cách dùng và số lượng sẽ do những người chế biến đảm nhận dựa trên kinh nghiệm của mình. Ví dụ, có người chỉ cần ngửi mùi hoặc trông vào sắc thái thực phẩm là biết được món ăn mặn hay nhạt.
Sử dụng rau thơm, gia vị
Ở một số quốc gia nhất là châu Á rau thơm, gia vị là thực phẩm không thể thiếu, nhất là loại tươi nguyên vừa hái ở vườn về. Nhiều món ăn không thể thiếu thực phẩm này. Ví dụ như cá nấu, thịt băm viên, các món rim, không thể thiếu hành,... Việc sử dụng rau thơm gia vị phải có kinh nghiệm: món nào thức nấy, tránh dùng lộn xộn sẽ gây phản tác dụng và đôi khi làm giảm chất lượng món ăn.
Sử dụng rượu
Khi chế biến thức ăn, rượu là đồ gia vị rất tuyệt vời. Ví dụ gia vị cho vào cá hay thịt sẽ làm cho thịt sáng màu, nhất là khi nướng, rán. Khi rán xong lượng cồn còn lưu lại trên món ăn sẽ gây cảm giác quyến rũ. Thông thường rượu vang đỏ được người ta cho vào các món rán, thức ăn cần có màu đỏ hay vàng, còn rượu trắng cho vào thực phẩm không cần màu sắc. Ví dụ khi rán cá người ta có thể rót nửa chén rượu trắng cùng với rau thơm gia vị cho vào chảo phi lên sau đó cho cá vào sẽ dậy mùi thơm.
Ghi rõ danh mục các món cần chuẩn bị
Khi chế biến nhiều món trong cùng một lúc thì phải viết cụ thể ra giấy để chuẩn bị, kể cả các gia vị nhỏ nhất.
Đọc kỹ công thức chế biến
Thông thường khi chế biến thức ăn người ta phải có công thức chế biến, đọc kỹ công thức vài lần trước khi bắt tay vào công việc. Nên để những công thức này bên cạnh tra cứu, trừ trường hợp đã nhớ kỹ. Cũng nhờ công thức mà nhiều người biết nấu ăn ngon hơn.
Hạn chế dùng lò vi sóng
Theo những người nấu ăn có kinh nghiệm thì lò vi sóng chỉ có ích khi dã đông thực phẩm, kể cả khử nhanh còn nấu ăn thì không thích hợp vì nó không bảo toàn được hương vị, thậm chí còn để lại những mùi vị mà những người không ưa khó chịu. Do nhiệt độ đặt không thích hợp nên thực phẩm đôi khi có màu sắc quá đậm, hoặc quá tin vào lò vi sóng mà chất lượng món ăn không đảm bảo.
Xử lý chanh héo: Nếu trái chanh để lâu ngày mới dùng đến, chắc hẳn chúng sẽ cứng và khó vắt nước. Đừng lo: hãy ngâm chanh vào nước ấm khoảng 5-10 phút, khi bổ ra vắt nước sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Hành: Nếu bạn không muốn... khóc khi giã hành củ, hãy bổ đôi củ hành, ngâm vào nước chừng 15 phút trước khi giã. Để bảo quản hành được lâu, ta nên bọc từng nắm nhỏ trong giấy báo, cất ở nơi nhiệt độ mát hoặc trong ngăn giữ lạnh của tủ lạnh, hành sẽ tươi được rất lâu mà không bị héo hoặc bị nhũn.
Khoai tây: Để luộc, nướng hoặc ninh khoai tây nhanh chín, nên ướp muối trước khoảng 15 phút. Dùng vỏ khoai tây đã luộc chín để chà kính, sẽ trả lại cho bề mặt kính độ sáng bóng. Không để khoai tây gần hành. Khoai tây sẽ rất nhanh hỏng nếu để gần hành.
Cà chua: Ngâm cà chua trong nước ấm 5-10 phút sẽ giúp ta bóc vỏ dễ dàng. Những trái cà chua quá chín, nếu cho vào nước lạnh có pha một nhúm muối, qua một đêm chúng sẽ cứng lại và trông có vẻ tươi mới.
Để trái cây chín nhanh: Hãy gói trái cây vào giấy báo, đặt nơi khô ráo
Bí quyết sử dụng gia vị
Các đầu bếp tạo ra dấu ấn đặc trưng cho món ăn của mình chính nhờ những cách gia giảm gia vị khác nhau. Cùng với việc điều chỉnh ngọn lửa trong lúc chế biến, gia vị được nêm vừa đủ và đúng thời điểm sẽ mang lại hương vị chính xác của mỗi món ăn.
* Dùng muối: Trong lúc làm bếp, tuỳ theo món ăn mà cho muối vào trước hay sau khi đun nấu. Nếu cần miếng thịt đậm, không bị giảm chất ngọt, bạn nên cho muối vào trước. Khi nấu canh, cần có vị ngọt từ xương, thịt nên đun sôi canh rồi mới cho muối vào. Khi xào nấu, hãy cho muối ngay lúc mỡ vừa tan, khoảng 30 giây hay 1 phút sau hãy cho rau và các thức khác vào. Cách nêm như vậy về sẽ giúp loại bỏ được 95% độc tố aflatoxin trong muối.
* Dùng nước mắm: Nước mắm có hương vị đặc biệt, ngoài tác dụng kích thích sự thèm ăn và tiêu hoá, còn chứa nhiều chất bổ. Vì vậy, không nên đun lâu khi dùng cho các món nấu. Với canh, cho nước mắm vào rồi bắc ra ngay, để sôi lâu trên bếp sẽ mất ngon. Riêng canh chua thì cho nước mắm sau khi nhấc nồi ra khỏi bếp. Làm như vậy mới bảo toàn chất đạm, vitamin A, D và B12 có trong loại gia vị này.
* Dùng hạt tiêu: Thông thường, bạn hay cho hạt tiêu vào thức ăn trước khi kho nấu. Nhưng theo các nhà dinh dưỡng học thì hãy đợi đến khi thức ăn đã chín. Nếu cho trước, hạt tiêu sẽ biến thành chất độc dễ gây ung thư.
* Dùng bơ: Bạn có thể tốn ít nguyên liệu cho những món như ếch chiên bơ, cánh gà chiên bơ... mà món ăn vẫn dậy lên hương vị này. Muốn vậy, trước hết bạn hãy chiên món ăn với dầu hay mỡ. Món ăn chín thì cho ra đĩa và phết bơ lên ngay. Hơi nóng sẽ làm cho bơ chảy ra, mang lại mùi đặc trưng cho món ăn.
* Dùng rượu: Muốn giữ được mùi rượu cho các loại thức ăn đun nấu, trong khi nấu nướng bạn không nên đổ hết rượu vào ngay từ đầu mà chỉ nên dùng một nửa thôi. Số còn lại, chuẩn bị ăn mới đổ vào.
Bảo quản một số loại củ quả
Dùng hóa chất bảo quản sẽ không bao giờ tốt bằng những nguyên liệu tự nhiên. Bạn hãy tham khảo một vài cách giữ hoa quả sau đây.
- Quả nho: Lót lá nho dưới đáy, xếp nho lên và cứ một lớp nho một lớp lá. Bên trên phủ kín lá.
- Quả cam, bưởi: Vùi trong cát mịn.
- Quả thị: Bao rơm để trong giỏ và treo lên.
- Hành, tỏi, kiệu: Chọn nơi đất cao, thoát nước, đào một hố sâu, kích thước hố tùy lượng củ bảo quản, trải lớp trấu dày 2 cm. Xếp củ lên trên, lại phủ một lớp trấu 2 cm. Trên cùng phủ một lớp bùn đất kín để tránh nước mưa ngấm vào hố.
Cách chọn mua thịt
Sắp đến mùa hè nóng nực, thịt rất dễ ôi thiu. Người bán hàng thường tân trang lại bằng nhiều cách như bôi hàn the lên hoặc bơm nước. Để tránh bị ngộ độc thực phẩm, bạn nên cẩn thận khi lựa chọn thịt. Dưới đây là một vài lưu ý.
1- Trạng thái bên ngoài: Nếu là thịt ngon, màng ngoài sẽ khô, màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm. Mặt thịt bóng láng, dịch hoạt trong. Thịt ôi thường có màu xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí còn bị đen, không bóng. Màng ngoài thịt nhớt, mỡ màu tối, có mùi ôi. Dịch hoạt đục.
2- Vết cắt: Màu sắc bình thường, sáng và khô. Thịt ôi có màu tối, hơi ướt.
3- Độ rắn và đàn hồi. Thịt tươi độ đàn hồi rất cao, lấy ngón tay ấn xuống không để lại vết lõm, không bị dính. Thịt ôi ấn ngón tay xuống để lại vết lõm, phải rất lâu sau mới trở lại bình thường.
4- Tủy xương: Nếu tủy bám chặt vào thành ống, màu trong và đàn hồi là thịt tươi ngon. Nếu tủy bị long ra khỏi ống, màu nâu tối và mùi hôi là thịt để lâu.
Sưu tầm
Kinh nghiệm nối dây điện không làm giảm chất lượng
Theo Genk |
Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011
Chuyển các bài từ blog Wordpress sang blog Blogspot
Blog trên Wordpress có nhiều ưu điểm: liên kết giữa các Blog trong cộng đồng Wordpress rất mạnh, việc quản lý các bài đăng rất chuyên nghiệp. Tuy nhiên Blogspot cũng có nhiều ưu điểm mà nhiều người muốn chuyển sang: blog chạy nhanh và phần quản lý bài cũng chạy nhanh, Blogspot cho sửa chữa HTML của trang Blog, việc tấn công DDOS (tấn công từ chối dịch vụ) là rất khó vì máy chủ của Google rất lớn...
Bài này trình bày chi tiết cách chuyển nội dung các bài viết đã có trên blog Wordpress sang cho một blog Blogspot. Quá trình này chia thành 4 bước.
Xem toàn bài dạng HTML
Xem toàn bài dạng PDF
Theo http://buithetam.wordpress.com/2011/07/25/110725/
Bài này trình bày chi tiết cách chuyển nội dung các bài viết đã có trên blog Wordpress sang cho một blog Blogspot. Quá trình này chia thành 4 bước.
Xem toàn bài dạng HTML
Xem toàn bài dạng PDF
Theo http://buithetam.wordpress.com/2011/07/25/110725/
Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2011
Kinh nghiệm khi bạn đi du học
Có lẽ không ít bạn đều mơ ước sẽ có ngày được đi du học. Có những bạn được gia đình sắp xếp sẵn mọi thứ, nhưng cũng có bạn phải tự mình thực hiện lấy. Nhưng chọn trường như thế nào cho phù hợp với khả năng của mình.
Chắc hẳn khi nghe đến Stanford hay Yale,Harvard... hẳn mọi người đều có mong ước được vào những ngôi trường danh tiếng, cạnh tranh cao như thế này. Vấn đề là bạn có khả năng vào được trường đấy hay không, và có nhất thiết phải vào hay không? Thực tế, có nhiều trường tuy không thuộc top đầu như Yale, Harvard... nhưng khi xét riêng về một ngành thế mạnh của trường thì lại rất nổi tiếng về chất lượng.
Tiêu chí 3: Chọn trường sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình
Có rất nhiều bạn không hiểu, tưởng rằng một khi đượcnhận vào trường đó sẽ bao gồm cả học bổng, hoặc là học bổng có ngay từ đầu lúc các bạn xin vào trường. Tớ xin được giải thích sơ về vấn đề này: Hồ sơ xin vào trường nào đó và hồ sơ xin học bổng của trường đó là hai bộ hồ sơ hoàn toàn khác nhau.
* Hồ sơ xin học bổng (financial aid), chỉ bao gồmnhững thông tin về tài chính gia đình. Tùy trường, khi xét chọn học sinh, người ta có thể nhìn vào cái financial aid application của bạn hay không. Có những trường cho học bổng theo dạng full-need policy thì sẽ cho hết những gì bạn cần, dựa trên cái financial aid application. Nhưng cũng có những trường không full-need thì chỉ cho part những gì bạn cần, hoặc thậm chí không cho.
* Các bạn cần phải hiểu rõ hơn, financial aidapplication là thể hiện khả năng tài chính của gia đình thí sinh. Nếu gia đình thí sinh giàu có, thì dù cho thí sinh đó học giỏi cỡ nào, trường cũng bắt phải trả tiền. Điều này thể hiện rất rõ ở các trường của Mỹ, thông thường trường chỉ cho financial aid khi nào gia đình thí sinh thực sự ko thể chi trả nổi chi phí học ở trường thôi. Tuy nhiên, cũng có một số ít trường hỗ trợ tài chính mà không cần biết nhà bạn có giàu hay không, điều đó tuỳ thuộc vào chính sách của trường (những chính sách này thay đổi theo từng năm). Và tớ cũng xin nói là có nhiềuhình thức khác ngoài học bổng, như cho vay tiền học, hỗ trợ tài chính có điều kiện.... tùy theo trường và theo từng hoàn cảnh gia đình, những bạn đi du học cũng nên chú ý nhiều đến những hình thức này.
Vậy, vấn đề là, bạn có khả năng thuyết phục trườngnhận bạn vào học hay không, vì khi được nhận vào trường, bạn đã có 70% cơ hội được học bổng.
Tiêu chí 4: Hãy start early và keep on trying (Bắt đầu sớm và đừng bao giờ bỏ cuộc)
Hãy bắt đầu tìm hiểu và chuẩn bị ngay từ hôm nay.Mỗi trường có một kì hạn nộp đơn riêng, bạn cần phải xác định là mình nộp hồ sơ đúng thời gian quy định. Hãy chắc chắn rằng bạn đã chuẩn bị cho mình một hồ sơ tốt nhất, và cuối cùng là, Go Go Go!!!
Một số lời khuyên dành cho bạn:
- "Try to dig into the school", biết thêm về trườngcàng nhiều càng tốt, không chỉ về ngành học mà còn về cộng đồng, môi trường sống và học tập.....những điều đó sẽ giúp ích rất nhiều lúc bạn làm essay (Phong Phú, Trinity University' 13)
- Có rất nhiều bạn tìm mọi cách để gây ấn tượng quá mức, điều đó là không nên. Ai cũng có điểm mạnh riêng, và hãy tự tin thể hiện điều đó, bạn sẽ được chú ý (Huy Hoàng, Wesleyan University' 11)
- “Yes, I can. Yes, we can”, đừng quan tâm là mìnhsẽ thành công hay thất bại. Hãy cố hết sức để thực hiện giấc mơ của mình, và chắc chắn bạn sẽ là người chiến thắng trên một khía cạnh nào đó (Thành Danh, kenh14, SGU’ 13)
Các bạn nên dựa vào một trong những tiêu chí sau:
Tiêu chí 1: Trường có thế mạnh về ngành mà mình yêu thích
Để làm tốt điều này, các bạn có thể tham khảo cácbảng xếp hạng về các trường, hoặc hỏi các anh chị đi trước. Đương nhiên không nên bó buộc mình vào một ngành học nhất định nhưng phải có đích ngay từ đầu. Bạn có thể thích nhiều ngành, nhưng bạn buộc phải quyết định ngành mà mình yêu thích/có khả năng nhất.
Tiêu chí 2: Chọn trường phù hợp với sức học của mìnhTiêu chí 1: Trường có thế mạnh về ngành mà mình yêu thích
Để làm tốt điều này, các bạn có thể tham khảo cácbảng xếp hạng về các trường, hoặc hỏi các anh chị đi trước. Đương nhiên không nên bó buộc mình vào một ngành học nhất định nhưng phải có đích ngay từ đầu. Bạn có thể thích nhiều ngành, nhưng bạn buộc phải quyết định ngành mà mình yêu thích/có khả năng nhất.
Chắc hẳn khi nghe đến Stanford hay Yale,Harvard... hẳn mọi người đều có mong ước được vào những ngôi trường danh tiếng, cạnh tranh cao như thế này. Vấn đề là bạn có khả năng vào được trường đấy hay không, và có nhất thiết phải vào hay không? Thực tế, có nhiều trường tuy không thuộc top đầu như Yale, Harvard... nhưng khi xét riêng về một ngành thế mạnh của trường thì lại rất nổi tiếng về chất lượng.
Tiêu chí 3: Chọn trường sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình
Có rất nhiều bạn không hiểu, tưởng rằng một khi đượcnhận vào trường đó sẽ bao gồm cả học bổng, hoặc là học bổng có ngay từ đầu lúc các bạn xin vào trường. Tớ xin được giải thích sơ về vấn đề này: Hồ sơ xin vào trường nào đó và hồ sơ xin học bổng của trường đó là hai bộ hồ sơ hoàn toàn khác nhau.
* Hồ sơ xin học bổng (financial aid), chỉ bao gồmnhững thông tin về tài chính gia đình. Tùy trường, khi xét chọn học sinh, người ta có thể nhìn vào cái financial aid application của bạn hay không. Có những trường cho học bổng theo dạng full-need policy thì sẽ cho hết những gì bạn cần, dựa trên cái financial aid application. Nhưng cũng có những trường không full-need thì chỉ cho part những gì bạn cần, hoặc thậm chí không cho.
* Các bạn cần phải hiểu rõ hơn, financial aidapplication là thể hiện khả năng tài chính của gia đình thí sinh. Nếu gia đình thí sinh giàu có, thì dù cho thí sinh đó học giỏi cỡ nào, trường cũng bắt phải trả tiền. Điều này thể hiện rất rõ ở các trường của Mỹ, thông thường trường chỉ cho financial aid khi nào gia đình thí sinh thực sự ko thể chi trả nổi chi phí học ở trường thôi. Tuy nhiên, cũng có một số ít trường hỗ trợ tài chính mà không cần biết nhà bạn có giàu hay không, điều đó tuỳ thuộc vào chính sách của trường (những chính sách này thay đổi theo từng năm). Và tớ cũng xin nói là có nhiềuhình thức khác ngoài học bổng, như cho vay tiền học, hỗ trợ tài chính có điều kiện.... tùy theo trường và theo từng hoàn cảnh gia đình, những bạn đi du học cũng nên chú ý nhiều đến những hình thức này.
Vậy, vấn đề là, bạn có khả năng thuyết phục trườngnhận bạn vào học hay không, vì khi được nhận vào trường, bạn đã có 70% cơ hội được học bổng.
Tiêu chí 4: Hãy start early và keep on trying (Bắt đầu sớm và đừng bao giờ bỏ cuộc)
Hãy bắt đầu tìm hiểu và chuẩn bị ngay từ hôm nay.Mỗi trường có một kì hạn nộp đơn riêng, bạn cần phải xác định là mình nộp hồ sơ đúng thời gian quy định. Hãy chắc chắn rằng bạn đã chuẩn bị cho mình một hồ sơ tốt nhất, và cuối cùng là, Go Go Go!!!
Một số lời khuyên dành cho bạn:
- "Try to dig into the school", biết thêm về trườngcàng nhiều càng tốt, không chỉ về ngành học mà còn về cộng đồng, môi trường sống và học tập.....những điều đó sẽ giúp ích rất nhiều lúc bạn làm essay (Phong Phú, Trinity University' 13)
- Có rất nhiều bạn tìm mọi cách để gây ấn tượng quá mức, điều đó là không nên. Ai cũng có điểm mạnh riêng, và hãy tự tin thể hiện điều đó, bạn sẽ được chú ý (Huy Hoàng, Wesleyan University' 11)
- “Yes, I can. Yes, we can”, đừng quan tâm là mìnhsẽ thành công hay thất bại. Hãy cố hết sức để thực hiện giấc mơ của mình, và chắc chắn bạn sẽ là người chiến thắng trên một khía cạnh nào đó (Thành Danh, kenh14, SGU’ 13)
Theo: www.kynang.edu.vn
Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011
Kinh nghiệm khi phỏng vấn xin việc
1. Bạn hãy giới thiệu về bản thân mình
Đây là câu hỏi kinh điển và cực kỳ quen thuộc. Câu hỏi này thường mở đầu cho cuộc phỏng vấn. Hãy nắm ngay cơ hội này để giới thiệu về những khả năng, thói quen tốt trong nghề nghiệp của bạn… Hãy tập trung hướng câu nói của bạn vào công việc và những việc liên quan đến nghề nghiệp. Đừng làm mất thời gian của nhà tuyển dụng bằng cách dài dòng “tôi năm nay X tuổi, sinh ra tại tỉnh Y, tốt nghiệp trường đại học Z…”. Những thông tin này đã có trong C.V của bạn.
2. Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ? (Tại sao bạn muốn bỏ công việc hiện tại?)
Hãy cẩn thận. Đừng xem đây là cơ hội để kể tội sếp cũ. Và cũng đừng trả lời đại loại “Tôi cần một công việc nhiều tiền hơn”. Câu trả lời lý tưởng trong trường hợp này là: “Tôi muốn tìm kiếm thêm cơ hội phát triển nghề nghiệp của mình”. 3. Điểm mạnh của bạn là gì?
Hãy chỉ ra những điểm tích cực của bạn có liên quan đến công việc bạn muốn xin vào. Đó có thể là những điểm tốt thuộc về chuyên môn hoặc tính cách. 4. Điểm yếu của bạn là gì?
Mỗi người đều có điểm yếu. Vì thế, đừng dành quá nhiều thời gian để nói về điểm yếu của mình, nhất là những điểm yếu có liên quan đến công việc. Tốt nhất là bạn nên nói về 1 hoặc 2 điểm yếu vô hại với công việc. Kiểu như “Tôi có tính hơi quá cẩn thận. Làm việc gì cũng phải chi li, kỹ lưỡng”. Với mỗi điểm yếu mà bạn kể ra, hãy cho nhà tuyển dụng thấy luôn là bạn đã có sẵn điểm mạnh để khắc phục điểm yếu đó. Kiểu như là: “Tính tôi quá cẩn thận. Vì thế, tôi làm việc hơi chậm. Nhưng bù lại, tôi rất nhiệt tình làm thêm giờ, và chăm chỉ”. 5. Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?
Để trả lời câu hỏi này, không còn cách nào khác là bạn phải tìm hiểu kỹ lưỡng về công ty trước khi đi phỏng vấn. 6. Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?
Cũng giống như ý trên, bạn phải tìm hiểu kỹ về công ty và đưa ra những lý do cụ thể và thuyết phục. Tránh đưa ra những câu trả lời chung chung kiểu “Vì tôi biết công ty của quý vị là một công ty lớn”. Hãy giải thích cụ thể vì sao bạn muốn làm việc cho một công ty lớn: vì bạn muốn được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, vì bạn muốn được nâng cao chuyên môn, vì bạn muốn được thử sức mình với những dự án lớn ở một công ty lớn… 7. Tại sao chúng tôi nên nhận bạn vào vị trí tuyển dụng?
Nêu rõ những đặc điểm tích cực của bạn phù hợp với vị trí này (chuyên môn, tính cách, thái độ…) và những kinh nghiệm quý báu mà bạn từng có thông qua công việc cũ. Đừng quên dẫn thêm lời khen ngợi của sếp cũ dành cho bạn (nếu có). 8. Trong công việc cũ, bạn đã từng có thành tích gì?
Hãy nói về 2-3 dự án thành công mà bạn từng đảm nhận. Bạn có thể nói cụ thể luôn là thông qua những dự án thành công ấy mà bạn đã được thưởng hoặc tăng lương như thế nào. Chú ý: bạn nên chọn những dự án thành công về chất lượng hơn là nói về những dự án mà bạn đã kiếm được kha khá tiền thưởng. 9. Điều gì là động lực giúp bạn hăng say làm việc?
Lẽ thường, bạn sẽ nghĩ đến tiền thưởng, tăng lương, các quyền lợi khác mà công ty dành cho bạn… sẽ thúc đẩy bạn cố gắng làm việc. Tuy nhiên, hãy nói về thành quả đạt được trong công việc và niềm vui của bạn khi vượt qua một thử thách. Đó mới chính là động lực… trong sáng để giúp bạn tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng. 10. Bạn thích làm việc trong môi trường nào nhất?
Bạn đang muốn xin vào vị trí nào, hãy hướng câu trả lời đến những điều kiện làm việc liên quan đến vị trí đó. Ví dụ: Nếu vị trí tuyển dụng thiên về nghiên cứu và làm việc một mình, hãy trả lời rằng bạn hoàn toàn có thể làm việc theo nhóm, nhưng bạn thích làm việc độc lập hơn. Còn nếu vị trí bạn mong muốn được nhận vào là thường xuyên đảm nhận và hoàn thành những dự án, hãy khảng khái khẳng định rằng bạn thích làm việc tập thể, và thế mạnh của bạn là có tinh thần cộng tác rất cao. 11. Tại sao bạn lại muốn công việc này?
Câu trả lời phải cụ thể dựa vào những tiêu chí tuyển dụng của công việc. Tránh đưa ra câu trả lời nguy hiểm kiểu “Tôi đang cần một việc làm”. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn thấy được những khó khăn và thuận lợi của công việc này, và bạn thích khám phá chính mình thông qua những thử thách ấy. 12. Khi bị stress vì công việc, làm thế nào để bạn có thể vượt qua những áp lực này?
Tập luyện thể thao, đọc sách, xem truyện cười, vui chơi cùng bạn bè, xách xe vi vu đâu có một lúc rồi quay về công việc… được xem là câu trả lời khôn ngoan. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng thực ra, nhà tuyển dụng có thể biết được cách bạn sẽ xử lý stress thế nào vì trong buổi phỏng vấn, ít nhiều bạn đã bị stress với những câu hỏi của nhà tuyển dụng. Vì thế, cách tốt nhất khi trả lời phỏng vấn là hãy bình tĩnh, trả lời rành rọt, cẩn thận. Không nên để nhà tuyển dụng thấy được bạn “toát mồ hôi hột” vì những câu hỏi hóc búa của họ. 13. Thử hình dung 5 (10) năm nữa, bạn đang ở đâu nhỉ?
Hãy giải thích cho nhà tuyển dụng thấy rằng vị trí mà bạn đang dự tuyển nằm trong kế hoạch thăng tiến nghề nghiệp của bạn trong tương lai. Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy hứng thú hơn nếu họ biết được rằng trong quá trình phấn đấu để đạt được những mục tiêu ấy, bạn cũng đóng góp kha khá vào lợi ích chung của công ty. Một vị trí cao hơn hoàn toàn có thể là mục tiêu phấn đấu của bạn trong tương lai.
Theo VNW
Đây là câu hỏi kinh điển và cực kỳ quen thuộc. Câu hỏi này thường mở đầu cho cuộc phỏng vấn. Hãy nắm ngay cơ hội này để giới thiệu về những khả năng, thói quen tốt trong nghề nghiệp của bạn… Hãy tập trung hướng câu nói của bạn vào công việc và những việc liên quan đến nghề nghiệp. Đừng làm mất thời gian của nhà tuyển dụng bằng cách dài dòng “tôi năm nay X tuổi, sinh ra tại tỉnh Y, tốt nghiệp trường đại học Z…”. Những thông tin này đã có trong C.V của bạn.
2. Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ? (Tại sao bạn muốn bỏ công việc hiện tại?)
Hãy cẩn thận. Đừng xem đây là cơ hội để kể tội sếp cũ. Và cũng đừng trả lời đại loại “Tôi cần một công việc nhiều tiền hơn”. Câu trả lời lý tưởng trong trường hợp này là: “Tôi muốn tìm kiếm thêm cơ hội phát triển nghề nghiệp của mình”. 3. Điểm mạnh của bạn là gì?
Hãy chỉ ra những điểm tích cực của bạn có liên quan đến công việc bạn muốn xin vào. Đó có thể là những điểm tốt thuộc về chuyên môn hoặc tính cách. 4. Điểm yếu của bạn là gì?
Mỗi người đều có điểm yếu. Vì thế, đừng dành quá nhiều thời gian để nói về điểm yếu của mình, nhất là những điểm yếu có liên quan đến công việc. Tốt nhất là bạn nên nói về 1 hoặc 2 điểm yếu vô hại với công việc. Kiểu như “Tôi có tính hơi quá cẩn thận. Làm việc gì cũng phải chi li, kỹ lưỡng”. Với mỗi điểm yếu mà bạn kể ra, hãy cho nhà tuyển dụng thấy luôn là bạn đã có sẵn điểm mạnh để khắc phục điểm yếu đó. Kiểu như là: “Tính tôi quá cẩn thận. Vì thế, tôi làm việc hơi chậm. Nhưng bù lại, tôi rất nhiệt tình làm thêm giờ, và chăm chỉ”. 5. Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?
Để trả lời câu hỏi này, không còn cách nào khác là bạn phải tìm hiểu kỹ lưỡng về công ty trước khi đi phỏng vấn. 6. Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?
Cũng giống như ý trên, bạn phải tìm hiểu kỹ về công ty và đưa ra những lý do cụ thể và thuyết phục. Tránh đưa ra những câu trả lời chung chung kiểu “Vì tôi biết công ty của quý vị là một công ty lớn”. Hãy giải thích cụ thể vì sao bạn muốn làm việc cho một công ty lớn: vì bạn muốn được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, vì bạn muốn được nâng cao chuyên môn, vì bạn muốn được thử sức mình với những dự án lớn ở một công ty lớn… 7. Tại sao chúng tôi nên nhận bạn vào vị trí tuyển dụng?
Nêu rõ những đặc điểm tích cực của bạn phù hợp với vị trí này (chuyên môn, tính cách, thái độ…) và những kinh nghiệm quý báu mà bạn từng có thông qua công việc cũ. Đừng quên dẫn thêm lời khen ngợi của sếp cũ dành cho bạn (nếu có). 8. Trong công việc cũ, bạn đã từng có thành tích gì?
Hãy nói về 2-3 dự án thành công mà bạn từng đảm nhận. Bạn có thể nói cụ thể luôn là thông qua những dự án thành công ấy mà bạn đã được thưởng hoặc tăng lương như thế nào. Chú ý: bạn nên chọn những dự án thành công về chất lượng hơn là nói về những dự án mà bạn đã kiếm được kha khá tiền thưởng. 9. Điều gì là động lực giúp bạn hăng say làm việc?
Lẽ thường, bạn sẽ nghĩ đến tiền thưởng, tăng lương, các quyền lợi khác mà công ty dành cho bạn… sẽ thúc đẩy bạn cố gắng làm việc. Tuy nhiên, hãy nói về thành quả đạt được trong công việc và niềm vui của bạn khi vượt qua một thử thách. Đó mới chính là động lực… trong sáng để giúp bạn tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng. 10. Bạn thích làm việc trong môi trường nào nhất?
Bạn đang muốn xin vào vị trí nào, hãy hướng câu trả lời đến những điều kiện làm việc liên quan đến vị trí đó. Ví dụ: Nếu vị trí tuyển dụng thiên về nghiên cứu và làm việc một mình, hãy trả lời rằng bạn hoàn toàn có thể làm việc theo nhóm, nhưng bạn thích làm việc độc lập hơn. Còn nếu vị trí bạn mong muốn được nhận vào là thường xuyên đảm nhận và hoàn thành những dự án, hãy khảng khái khẳng định rằng bạn thích làm việc tập thể, và thế mạnh của bạn là có tinh thần cộng tác rất cao. 11. Tại sao bạn lại muốn công việc này?
Câu trả lời phải cụ thể dựa vào những tiêu chí tuyển dụng của công việc. Tránh đưa ra câu trả lời nguy hiểm kiểu “Tôi đang cần một việc làm”. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn thấy được những khó khăn và thuận lợi của công việc này, và bạn thích khám phá chính mình thông qua những thử thách ấy. 12. Khi bị stress vì công việc, làm thế nào để bạn có thể vượt qua những áp lực này?
Tập luyện thể thao, đọc sách, xem truyện cười, vui chơi cùng bạn bè, xách xe vi vu đâu có một lúc rồi quay về công việc… được xem là câu trả lời khôn ngoan. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng thực ra, nhà tuyển dụng có thể biết được cách bạn sẽ xử lý stress thế nào vì trong buổi phỏng vấn, ít nhiều bạn đã bị stress với những câu hỏi của nhà tuyển dụng. Vì thế, cách tốt nhất khi trả lời phỏng vấn là hãy bình tĩnh, trả lời rành rọt, cẩn thận. Không nên để nhà tuyển dụng thấy được bạn “toát mồ hôi hột” vì những câu hỏi hóc búa của họ. 13. Thử hình dung 5 (10) năm nữa, bạn đang ở đâu nhỉ?
Hãy giải thích cho nhà tuyển dụng thấy rằng vị trí mà bạn đang dự tuyển nằm trong kế hoạch thăng tiến nghề nghiệp của bạn trong tương lai. Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy hứng thú hơn nếu họ biết được rằng trong quá trình phấn đấu để đạt được những mục tiêu ấy, bạn cũng đóng góp kha khá vào lợi ích chung của công ty. Một vị trí cao hơn hoàn toàn có thể là mục tiêu phấn đấu của bạn trong tương lai.
Theo VNW
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)