Thứ Ba, 30 tháng 8, 2011

Các lễ hội Ấn Độ


Lễ hội Ấn Độ diễn ra quanh năm, nhiều như những thắng cảnh của đất nước này và sôi nổi như chính người dân nơi đây. Các buổi lễ thần, thánh, người sáng lập ra đạo hồi, lễ vào mùa,… xuất hiện hàng ngày ở khắp nơi trên cả nước. Tham gia vào những lễ hội nhiều màu sắc này, bạn sẽ cảm nhận được sức sống của người dân Ấn xưa và nay.
1. Lễ hội Navatari
Navatari là lễ hội Hindu dài nhất, diễn ra trong chín tối liên tiếp. Chín ngày đầu tiên, lễ hội ca tụng vị thần Durga và ngày thứ mười thì tế lễ ngợi ca anh hùng Lord Rama của thiên sử thi Ramayana. Thiên sử thi là phần quan trọng và thiết yếu trong đạo Hindu.

Bạn hãy đến Gujarat, Palakkad, Tamil Nadu hay Bengal để cùng tham gia vào những nghi lễ Navatari thú vị nhất. Buổi đêm ở Gujarat, rất đông du khách đến xem các điệu nhảy thể hiện̉ lòng tôn kính vị anh hùng Lord Rama. Còn ở Palakkad, bạn sẽ chiêm ngưỡng một đàn voi được trang điểm rất ấn tượng.
Lễ hội là một sự kiện xã hội đặc sắc, tổ chức khắp nơi trên cả nước vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 hàng năm với những vở kịch, điệu nhảy và các buổi trình diễn văn hóa.
2. Lễ hội Diwali
Lễ hội Diwali diễn ra 5 ngày để chào đón một năm mới trong đạo Hindu và cũng thể hiện sức mạnh của chính nghĩa, đặc biệt là chiến thắng của anh hùng Lord Rama và nàng Sita-vợ anh trước những kẻ xấu. Lễ hội này diễn ra vào khoảng giữa tháng 10 hoặc tháng 11.
Sự kiện chính được tổ chức vào ngày thứ ba của lễ hội. Những chiếc đèn bằng đất sét Diyas được thắp sáng thể hiện sự chiến thắng của chính nghĩa. Ánh sáng rực rỡ của nó lan rộng mang đến cho lễ hội một tên gọi khác - “lễ hội của những chiếc đèn”. Ngày thứ 4 là ngày của  năm mới và cũng được coi là ngày đẹp nhất để bắt đầu những công việc mới.
Để tận hưởng nghi lễ Diwali một cách chân thực, bạn hãy đến “thành phố hồng” (pink city) của Jaipur. Thành phố này hàng năm đều đăng cai tổ chức cuộc thi khu chợ chiếu sáng nhất.
 3. Lễ hội Ganesh Chaturthi (thần Ganesha đầu voi)
Lễ hội Ganesh Chaturthi là một trong những lễ hội rất quan trọng của người Hindu (theo Ấn Độ giáo) ở Mumbai - người Ấn Độ kỷ niệm ngày sinh của thần Ganesha đầu voi - biểu tượng của tài trí, hạnh phúc và thành công. Những người mộ đạo làm tượng hình đất sét hay kim loại với hình dáng, kích thước phong phu để thờ trong nhà hay cửa hàng suốt 10 ngày. Ngày thứ 10, các tín đồ này rước tượng thần trên đường phố và ra sông.
Ganesh Chaturthi được tổ chức vào tháng 8 hoặc tháng 9 với nhiều chương trình thú vị như những điệu nhảy truyền thống, biểu diễn ca nhạc và ngâm thơ.
 4. Lễ hội Holi
Có lẽ đây là lễ hội sống động nhất trong các lễ hội của đạo Hindu, ở phía Bắc Ấn Độ. Nó đánh dấu thời khắc cuối cùng của mùa đông và chào đón một mùa xuân mới. Lễ hội này tượng trưng cho niềm vui và sự hồi sinh. Lễ hội Holi hàng năm rơi vào ngày hôm sau của rằm tháng 3, nhưng các hoạt động kỉ niệm thường bắt đầu vào buổi tối hôm trước. Người dân quây quần xung quanh đống lửa, đốt cành, lá khô thể hiện sự đi qua của mùa đông.
Trong khi Diwali là lễ hội đèn thì Holi là lễ hội sắc màu. Mùa xuân bắt đầu với màu sắc, mọi người mặc những bộ quần áo săc sỡ và ném bột màu vào nhau. Đây là cảnh đẹp duy nhất thể hiện một tâm hồn nhẹ nhàng và tràn đầy hi vọng của những người tham gia.
Ở Anandpur Sahib, Sikhs còn có một lễ hội đặc biệt diễn ra vào ngày hôm sau của lễ hội Holi với các màn võ thuật cổ xưa và đánh trận giả thể hiện tinh thần thượng võ của thị trấn này. Nó được gọi là Hola Mohalla
Buổi lễ Holi cũng diễn ra tại Braj Bhommi, Rang Gulal, Barsana và Nandgaon.
 5. Hội chợ lạc đà Pushkar
Trong khi tôn giáo và tâm linh là nền tảng của những lễ hội lớn ở Ấn thì̀ một vài lễ hội khác lại mang tính văn hóa như lễ hội lạc đà Pushkar (bang Rajasthan), nơi có đến 50,000 con lạc đà được đưa đến.
Lễ hội này bắt nguồn từ hội chợ kinh doanh bởi những thương nhân địa phương buôn bán lạc đà và gia súc thường quy tụ tại đây trong suốt ngày lễ Kartik Purnima. Ngày nay, hội chợ lạc đà là điểm cuốn hút khách du lịch chính và có nhiều hoạt động thú vị hơn ngày lễ Kartik Purnima.
Trong 5 ngày, lạc đà được trang điểm để tham gia vào cuộc thi “sắc đẹp”, chạy đua và mua bán. Các nhà ảo thuật, ca sĩ, vũ công, diễn viên nhào lộn và nhà thôi miên rắn cũng đến góp vui.
 Hội chợ lạc đà Pushkar kéo dài 5 ngày trong tháng 11. Nhưng các hoạt động lễ hội thường bắt đầu từ mấy ngày trước đó nên bạn hãy bớt chút thời gian đến đây sớm để được thưởng thức tất cả̉ điều thú vi nơi đây.
 6. Lễ hội Pongal
Pongal được coi là một lễ hội thu hoạch của Nam Ấn Độ. Nó là một trong những lễ hội quan trọng nhất và phổ biến nhất và phổ biến nhất của các lễ hội Hinđu. Lễ hội Pongal là sự tạ ơn với thiên nhiên và được lấy tên từ các chữ Tamil có nghĩa là “đun sôi”.
Lễ hội này bắt đầu vào cuối mùa đông và tương ứng vào thừi gian khi mặt trời đang chuyển hướng từ Dakshinayanam (phía Nam) đến Uttarayânm( phía Bắc ). Thời kì này được gọi là Uttarayan Punyakalam và được xem là tốt lành. Theo lịch Tamil, Pongal được tổ chức 4 ngày, kể từ ngày cuối cùng của tháng Margazhi (tháng 12 – tháng 1) cho đến ngày thứ ba của tháng Thái Lan (tháng 1- tháng 2). Như vậy, theo lịch Gregory, pongal được tổ chức vào 12-15 tháng Giêng, mà ngày Pongal hoặc ngày đầu tiên của tháng Thái Lan rơi vào ngày 14 tháng Giêng.
Một nghi thức phổ biến trong lễ hội Pongal đó là phải lau dọn nhà cửa và phải mặc quần áo mới. Các cô gái trẻ và phụ nữ thì mặc Sari, cong những người đàn ông ăn mặc Lungi và Angavastram. Trong lễ hội Pongal, mọi người ăn mía và trang trí nhà với kolam được làm bằng bột gạo. Kolam có thể được làm bằng màu trắng hoặc nhiều màu khác.
Trong Pògal, một việc phổ biến đó là mọi người có thể trao đổi quà tặng cho nhau. Trong làng, người lao động nông nghiệp có được “lúa Pongal” hoặc “Pongal Parisu” như là quà tặng Pongal. Truyền thống này sau này còn được áp dụng trong nhiều nghề nghiệp khác, người chủ tặng quà cho nhân viên của mình. Đây cũng là một cơ hội để tặng quà cho những người than trong gia đình và bạn bè của bạn. Một ssó món quà phổ biến được họ tặng nhau vào dịp này là tác phẩm điêu khắc thần Mặt Trời (Surya Pongan),  những vật trang trí (Bhogi Pongan), công cụ nhà bếp, đò thủ công mĩ nghệ và hàng gia dụng.

7. Lễ hội Deodhani
Ấn Độ được biết tới là một đất nước của các lễ hội, vì là quốc gia đa tôn giáo, nên các lễ hội rất đa dạng, nhiều lễ hội dành cho mọi thành phần xã hội. Các lễ hội nổi tiếng và có nhiều người tham gia nhất gồm các lễ hội Hindu và lễ hội của người Hồi giáo.
Vào tháng 8 hàng năm, ngôi đền cổ nổi tiếng Kamakhya tại Gauhati, Ấn Độ lại trở thành nơi tập trung của hàng ngàn tín đồ Hindu giáo đến để tham gia vào lễ hội Deodhani. Từ xa xưa, lễ hội Deodhani mang ý nghĩa xua đuổi bệnh tật và cái ác. Những tín đồ đạo Hindu tin rằng với những nghi lễ trong lễ hội, họ sẽ được bảo vệ bởi một sức mạnh vô hình.



Không có nhiều hoạt động như những lễ hội khác, lễ hội Deodhani chỉ bao gồm các nghi lễ cầu nguyện và nhảy múa xung quanh ngôi đền cổ. Từng đoàn người theo đạo Hindu, chủ yếu là nam giới, họ nhảy múa theo nhịp trống. Mỗi đoàn thường có đến 20 người chơi trống, đến từ mọi tầng lớp trong xã hội. Những tín đồ tham gia nhảy múa phải thực hiện quy định ăn chay trong tháng đó, sống ngoài trời và cầu nguyện. Bởi họ phải đại diện cho hàng người dân gửi ước muốn cuộc sống an bình đến vị thánh Kali và đức mẹ Manasa - người đươc tôn thờ trong ngôi đền cổ Kamakhya. Còn những người dân thường, trước một ngày diễn ra lễ hội, đàn ông và phụ nữ đều phải tẩy rửa mình thật sạch như cạo đầu hay ngâm mình trong một dòng sông gần đó trước khi hòa vào dòng người đông đúc để đến ngôi đền. Những quy định này vẫn được giữ nguyên từ hàng trăm năm trước cho đến ngày hôm nay.


Khagen Sharma - Nhà tu đền Kamakhya cho biết: "Mỗi một điệu nhảy mang ý nghĩa xua đuổi cái xấu, đồng thời cho họ sức mạnh để có thể rèn luyện và kìm chế bản thân. Mỗi một người sẽ nhận được 12 vòng hoa đeo trên cổ, tượng trưng cho ước muốn được bảo vệ để dâng lên thánh Kali và đức mẹ Manasa".


Đất nước Ấn Độ là một trong những cái nôi văn minh của nhân loại, thể hiện văn hóa phương Đông, trong đó lễ hội đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ vốn văn hóa cổ. Lễ hội Deodhani kéo dài trong vòng 5 ngày, là một trong những lễ hội Hindu lớn nhất của đất nước Ấn Độ, thể hiện văn hóa lễ hội đa dạng, nhiều màu sắc của đất nước được mệnh danh là mảnh đất của những lễ hội.

8. Lễ hội Gió mùa của người Ấn Độ

Lễ hội Gió mùa là một trong những lễ hội quan trọng nhất của người Ấn Độ (đặc biệt ở vùng Rajasthan), bao gồm hai lễ hội chính là lễ hội Teej và lễ hội đánh đu.
Lễ hội Teej được tiến hành vào ngày thứ 3 của tuần trăng sáng trong tháng lễ hội Shravan (tháng 7-8). Đây là một trong những lễ hội quan trọng và hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp nhất trong năm của vùng Rajasthan, Bihar và nhiều phần của Uttar Pradesh thuộc Ấn Độ. Lễ hội Teej chủ yếu dành cho những người con gái trong gia đình và họ cũng chính là người thực hiện các nghi thức chính trong lễ hội. Teej phản ánh sự huyền diệu của ngọn gió mùa vùng Nam châu Á, nhất là ở Ấn Độ Dương, thổi từ hướng Tây Nam từ tháng 4 đến 10 và từ hướng Đông Bắc từ tháng 10 đến 4. Nó báo hiệu thời gian bắt đầu của hàng loạt các lễ hội và chợ phiên sẽ diễn ra trong suốt những tháng mùa thu và mùa đông đến cao điểm là lễ hội mùa xuân Gangaur.
Theo lễ nghi, những thiếu nữ trẻ, những cô dâu mới cưới và những phụ nữ lớn tuổi trang điểm rất cầu kỳ bằng nhiều loại trang sức sặc sỡ, mặc những trang phục truyền thống nhiều màu sắc lộng lẫy tham dự lễ hội Teej. Những phụ nữ đã có gia đình tự nguyện trải qua một ngày ăn chay để cầu tuổi thọ cho các ông chồng.
Lễ cầu kinh Pooja (tiếng địa phương mang ý nghĩa biểu hiện tôn giáo) được cử hành vào buổi sáng với mâm vật bao gồm 4 kachoris (loại bánh làm từ một thứ củ như khoai lang), 4 puris (kiểu bánh mì của người Ấn), hai thứ trái cây cùng một số kẹo mứt được đặt phía trước nữ thần. Mâm vật này sau đó được dâng tặng cho mẹ chồng của người phụ nữ thực hiện nghi lễ puja. Tiếp đó, cô sẽ mang chiếc rổ có đựng quần áo mới, đồ trang sức và kẹo mứt do mẹ ruột tặng đến đặt bên cạnh nơi biểu diễn nghi thức pooja. Cô cũng đến xin được ban phúc lành từ những người già cả trong nhà. Rồi nghi thức dâng trái cây và thức ăn ngọt cho nữ thần được tiến hành.
Vài ngày trước khi lễ hội bắt đầu, người ta sơn lại tượng nữ thần Parvati. Đến hôm diễn ra lễ Teej, tượng thần được trang hoàng bằng đồ trang sức truyền thống và quần áo mới. Ngày nay, tượng nữ thần Parvati do những người phụ nữ trong các gia đình hoàng tộc ở Rajasthan thờ phượng được rước bởi một đoàn diễu hành với đầy đủ nghi thức của một buổi lễ long trọng.
Tiến trình nghi lễ được bắt đầu ngay thời điểm thuận lợi do một thầy tế quyết định, lễ rước bao gồm nhiều con voi được trang trí bằng những tấm thảm đầy màu sắc đắp trên lưng cùng với xe bò và xe ngựa được một con voi lớn có gắn cờ dẫn đầu ra khỏi cổng chính. Thời điểm được nhiều người nóng lòng chờ đợi nhất là khi Teej Mata (nữ thần) xuất hiện ngồi trên một chiếc kiệu truyền thống. Đám đông hàng ngàn người bắt đầu cố nhô lên cao hơn để có thể nhìn thấy nữ thần với hy vọng được người ban phước. Nghi lễ rước thần hoàn tất bắt đầu nhiều hoạt động vui chơi.
Lễ hội đánh đu được gọi là Jhulan Yatra theo tiếng địa phương. Lễ hội này diễn ra vào ngày thứ 10 của tuần trăng sáng trong tháng lễ hội Shravan có ý nghĩa mang đến sự thư giãn cho thần thánh vì người địa phương tin rằng thần thánh cũng có thời gian thư giãn. Lễ hội được tổ chức rất lớn tại đền thờ thần Jagannath ở Puri trong tháng 8, thu hút rất nhiều người tham dự.
Ở đền Jagannath, tượng thần Jagannath, thần Balabhadra và thần Subhadra được rước ra ngoài với một đám rước rất lớn và họ cũng được đặt trên những chiếc đu trang trí lộng lẫy giữa tiếng nhạc và các điệu múa. Những người tình nguyện thức suốt đêm ca hát và nhảy múa trước các vị thần. Lễ hội này lần đầu tiên được tổ chức tại đền Jagannath ở Puri do vua Dibyasingha Dev khởi xướng hồi cuối thế kỷ 18.

9. Lễ hội thần Mặt trời

Sau lễ hội Ánh sáng hay Diwali khoảng 6 ngày là đến lễ hội Chhath Puja hay Surya lần thứ hai trong năm của người Ấn Độ.
Đây là lễ hội thần Mặt trời, mọi người dân theo đạo Hindu trong ngày này ngoài việc dâng lễ cúng thần Mặt trời còn phải dành cả ngày để cầu phước cho gia đình và xã hội.

Lễ hội Surya được tổ chức hai lần trong năm, một lần vào mùa hè tháng 5 – 6 được gọi là Chaiti Chhath, một lần nữa vào tháng 10 – 11 là Kartik Chhath. Ngày đầu tiên của lễ bắt đầu bằng nghi lễ tắm tốt nhất là ở sông Hằng và sau đó tránh không làm việc nhà kéo dài trong 4 ngày.

 10. Lễ hội đốt quỷ

Hằng năm vào ngày 1/11, người dân Ấn Độ lại tưng bừng ăn mừng lễ hội Diwali - lễ hội truyền thống lớn nhất nơi đây (giống như tết Nguyên đán ở Việt Nam). Lễ hội thường niên này được tổ chức theo một ngày nhất định, dựa theo lịch Hindu.
Theo lịch Hindu, hằng năm người dân Ấn Độ cùng nhau đón lễ hội lớn trong năm - Lễ đốt quỷ. Sau đó khoảng nửa tháng sẽ là lễ Diwali. Trước đó nhiều ngày, dân tình đã tất bật chuẩn bị đón lễ, sinh viên các trường được nghỉ học 2 tuần để có nhiều thời gian chuẩn bị. Kỳ công nhất chính là việc dựng mô hình ba con quỷ hung dữ đặt ở khu đất rộng nhất làng. Để có một lễ Diwali thực sự, người dân Ấn Độ phải qua một lễ hội đốt quỷ (Dusshera celebration).
Theo truyền thuyết, chàng Ram hùng mãnh vượt qua bao đối thủ để chiến thắng, cưới được nàng Sita xinh đẹp. Nhưng quỷ Ravan vì say mê sắc đẹp của Sita nên ra tay cướp vợ Ram. Chàng Ram cùng với em trai Luxman và khỉ Hanuman quyết tâm lên đường cứu vợ. Trong cuộc chiến cam go cả về trí lẫn sức, chàng Ram rất khó khăn để tiêu diệt con quỷ Ravan hùng mạnh. Mỗi khi Ram chặt phăng cái đầu quỷ, ngay lập tức 10 cái đầu khác mọc ra. May mắn, chàng Ram được em trai quỷ Ravan chỉ "gót chân Achille" của anh mình chính là rốn, nếu đâm trúng rốn, quỷ Ravan sẽ bị tiêu diệt. Sau khi giết Ravan, chàng Ram đã mượn đến thần lửa thiêu hủy thân xác con quỷ hung ác.
Từ truyền thuyết ấy, người dân Ấn Độ hình thành lễ hội đốt quỷ (còn gọi là lễ ánh sáng - Festival light). Vào ngày lễ này, từ sáng sớm trẻ em những gia đình nghèo đã ăn mặc tươm tất đến các gia đình giàu xin tiền hoặc bánh ngọt. Những chàng trai trong làng được phân công chuẩn bị từ việc trang trí quỷ bằng hình nộm sao cho bắt mắt nhất, đến việc chuẩn bị pháo hoa... Tùy từng nơi và trí tưởng tượng của mỗi người mà con quỷ to nhỏ khác nhau (trung bình cao 15-20 m).
Khoảng 5 giờ chiều, lễ hội bắt đầu nhưng mọi người, nhất là trẻ em đã tập hợp rất sớm. Một người được hóa trang cầm chảo (có lửa) đi quanh cầu an và bỏ tiền vào chảo (phần không có lửa), tùy lòng hảo tâm mỗi người. Sau đó, một đoàn được hóa trang đầy đủ, từ chàng Ram đến con quỷ và những người khác, diễu hành trong khu làng và kéo đến trung tâm - nơi tiến hành buổi lễ. Một truyền thuyết được dựng lại qua vở kịch, sau đó kéo đến nơi có ba hình nộm quỷ, bắt đầu chạy nhảy xung quanh. Tiếp đến là màn đốt và bắn pháo hoa. Ấn Độ không cấm pháo nên trong dịp này, ai nấy đều đốt pháo rất nhiều. Lễ pháo hoa đẹp mắt kéo dài khoảng 30 phút. Cuối cùng, những người được nể trọng trong làng dùng cung bắn vào 3 hình nộm quỷ. Sau đó, người ta đốt quỷ. Trong hình nộm quỷ có gắn pháo hoa và pháo nổ nên khi đốt nghe rất vui tai, đẹp mắt.
Buổi lễ kéo dài khoảng 3 giờ. Theo truyền thuyết, sau nửa tháng, Ram sung sướng đưa vợ trở về, dân làng thắp đèn chào mừng. Và lễ Diwali chính là lễ đón chào mừng ngày chàng Ram đưa vợ hồi gia.
 11. Lễ Ramadan
Ramada, thánh lễ kéo dài nhất, trong 1 tháng ở các nước Hồi giáo, có ý nghĩa quan trọng về tâm linh đối với những tín đồ Đạo hồi nơi đây. Tháng lễ Ramadan theo tiếng Ả Rập, năm nay bắt đầu từ ngày 11-12 tháng 8 đến ngày 9-10 tháng 9.
Vào thời điểm Ramadan diễn ra, cộng đồng người Hồi giáo sẽ thực hiện việc ăn chay, kiêng uống, kiêng hút thuốc lá và quan trọng hơn cả là kiêng quan hệ tình dục, từ lúc bình minh cho tới khi hoàng hôn. Cũng trong thời gian này, người Hồi giáo sẽ ngủ nhiều hơn, ăn ít hơn và thực hiện cầu nguyện vào buổi tối. Họ chỉ ăn sau khi mặt trời lặn với một bữa ăn tối gọi là Iftar.
Trong suốt tháng Ramadan, người Hồi giáo được khuyến khích đọc kinh Quran và kết nối tâm linh với Chúa qua việc cầu nguyện. Qua đó, rèn luyện bản thân đức tính khiêm tốn, lòng kiên nhẫn, đức hy sinh, tiết chế bản thân qua đó xây dựng đức tin và lòng tha thứ.

 12. Lễ hội Eid

Sau tháng Ramadan, toàn thể người dân đạo Hồi trên khắp thế giới có điều kiện sẽ thực hiện chuyến hành hương đến thánh địa Mecca ít nhất 1 lần trong đời. Và sau cuộc hành hương đó, người Hồi giáo khắp nơi trên thế giới tổ chức lễ Eid al-Adha để đáng dấu sự kết thúc của lễ Haji, khoảng 70 ngày sau khi tháng ăn chay Ramadan kết thúc. 
Ngôi đền cổ Taj Mahal với những người đạo Hồi đang quỳ lạy trong lễ Eid al-Adha
Lễ này có thể gọi là lễ Hiến sinh vì được tổ chức để tưởng nhớ việc nhà tiên tri Ibrahim đã sẵn sàng hy sinh con trai vì chúa. Trong ngày này người ta giết thịt những con cừu, dê, bò và lạc đà để mừng lễ và mang đi phân phát cho hàng xóm, họ hàng, người nghèo.
Ngày đầu tiên của lễ hội, đàn ông, phụ nữ và trẻ em sẽ diện những trang phục đẹp nhất và cầu nguyện ở một giáo đoàn rộng. Sau lễ cầu nguyện này người tham gia tha hồ tham gia những hoạt động vui chơi mừng lễ được tổ chức ở khắp mọi nơi, còn các em nhỏ được tặng quà bánh kẹo

13. Dhanteras

Các lễ hội Dhanteras còn được gọi là Dhantrayodashi và Dhanvantari Trayodashi (Dhanwantari Trayodashi).Lễ hội này đánh dấu sự khởi đầu của lễ Diwali và đó là lý do tại sao, nó được coi là ngày đầu tiên của lễ hội dài năm ngày của Diwali. Thuật ngữ "Dhanteras 'bao gồm' Dhan" hai yếu tố, có nghĩa là sự giàu có và "teras ', có nghĩa là thứ mười ba. Thứ mười ba ở đây là có nghĩa là để cho biết ngày Trayodashi ', tức là ngày thứ mười ba của tháng mà Dhanteras rơi. Dhanvantari Trayodashi (Dhanwantari Trayodashi) được tổ chức vào ngày thứ mười ba âm lịch của Krishna Paksha, của tháng Hindu của Kartik, đó là hai ngày trước khi Diwali. 
Dhanteras Lễ kỷ niệm 
Người thờ phượng Chúa Yamaraj, Thiên Chúa của cái chết, vào ngày này và ánh sáng 'Yama-Diya vào ban đêm để cầu nguyện cho anh ta để ban phước cho họ với sự thịnh vượng, hạnh phúc và bảo vệ. Họ cũng mua một đồ dùng mới, bạc hay đồng tiền vàng hoặc một số kim loại quý khác như là một dấu hiệu của may mắn vào ngày Dhanteras. Ngày Dhanteras có tầm quan trọng rất lớn cho cộng đồng buôn của Tây Ấn Độ. Maharashtra, có một tùy chỉnh đặc biệt nhẹ cân hạt rau mùi khô với đường thốt nốt và cung cấp như Naivedya. Tại các khu vực nông thôn, người tu luyện thờ phượng gia súc của họ bởi vì họ hình thành nguồn chính của thu nhập và đời sống của họ. 
Dhanteras Legends 
Có một số câu chuyện huyền thoại phổ biến để giải thích nền tảng của lễ kỷ niệm này. Một câu chuyện nổi tiếng là về Chúa Dhanvantari và dịch vụ của mình cho nhân loại. Chúa Dhanvantari, người được coi là bác sĩ của các vị thần và một hóa thân của Chúa Vishnu, bước ra khỏi đại dương đã được churned bởi các vị thần và ma quỷ vào ngày Dhanteras. Chúa Dhanvantari xuất hiện với Ayurvedic cho phúc lợi của nhân loại. Đó là vì lý do này mà các Dhanteras được tổ chức để vinh danh ông. 
Một câu chuyện thú vị nổi tiếng về Dhanteras có liên quan đến con trai của vua hima và vợ thông minh của mình.
 Đó là dự đoán về vua hima rằng ông sẽ chết vào ngày thứ tư của cuộc hôn nhân của mình và lý do đằng sau cái chết của ông sẽ được rắn cắn. Khi vợ ông đến để biết về dự báo như vậy, cô quyết định không để cho chồng bà chết và cho điều này, cô đã thực hiện một kế hoạch. Vào ngày thứ tư của cuộc hôn nhân của họ, cô đã thu thập tất cả các đồ trang sức và sự giàu có ở lối vào của boudoir chồng và đèn thắp sáng tất cả các xung quanh nơi này và bắt đầu kể những câu chuyện và các bài hát ca hát cái khác để không cho chồng ngủ. 

Vào giữa đêm Chúa Yama, Thiên Chúa của cái chết đến đó trong vỏ bọc của một con rắn. Ánh sáng của đèn chiếu sáng bởi vợ của con trai của vua mù đôi mắt của mình và ông không thể vào phòng của họ. Do đó, Chúa Yama tìm thấy nơi để ở lại thoải mái trên các đống các đồ trang sức và sự giàu có và tiếp tục ngồi ở đó cho các đêm cả chờ đợi để cơ hội để cắn con trai của nhà vua nhưng là vợ của con trai của nhà vua tiếp tục kể những câu chuyện và hát những bài hát cả đêm do đó ông không thể có được bất kỳ cơ hội nào và vào buổi sáng, ông rời nơi lặng lẽ. Vì vậy, người vợ đã cứu cuộc sống của chồng cô từ các ly hợp độc ác của cái chết. Kể từ đó ngày dhanteras còn được gọi là ngày của 'Yamadeepdaan' và nó đã trở thành một truyền thống để ánh sáng một diya dhanteras và để giữ cho nó cháy suốt đêm trong tôn kính tôn thờ của Chúa Yama, Thiên Chúa của cái chết.

 14. Lễ hội Akshaya Tritiya

Akshaya Tritiya là một trong những ngày tốt đẹp nhất trong lịch Hindu và được coi là lý tưởng cho sự khởi đầu mới và đầu tư diễn ra vào giữa tháng 5. Akshaya Được xem là ngày lễ lớn thứ 2 trong năm, chỉ sau lễ hội Dhanteras và là một trong những mùa lễ hội mua vàng quan trọng nhất của người Ấn độ

15. Lễ hội Pushya

Thường được xem là thời điểm hứa hẹn tốt đẹp để bắt đầu những dự án mới, công việc đầu tư mới và buôn bán trở lại. Lễ hội này là ngày tuyệt vời để người dân đua nhau đi mua vàng và nữ trang. Theo thuật tử vi của người Hindu, Pushya sẽ mang đến một khởi đầu cho cuộc sống giàu sang, thành công và hạnh phúc. Nó diễn ra xuyên suốt các ngày trong năm.
Sau đây là những ngày được coi là tốt lành theo cho việc mua bán vàng ở Ấn Độ năm 2011
Lễ hội lớn nhất  mua vàng Akshaya Tritiya và Dhanteras.
Pushya, hoặc Pushyami hoặc Pusya, là một trong  27 nakshatras hoặc chòm sao.  Pushya Nakshatra  được coi là ngày rất tốt lành để mua vàng, Jewellary, bắt đầu dự án mới, đầu tư và mua hàng.
Pushya Nakshatra trong tháng 1 năm 2011
20 tháng 1 năm 2011 Thứ năm Pushya Nakshatra Day - Guru Pushya Amrut
Pushya Nakshatra trong tháng 2 năm 2011
17 tháng hai 2011 Thứ năm Pushya Nakshatra Day - Guru Pushya Amrut
Pushya Nakshatra tháng 3 năm 2011
16 Tháng Ba, 2011 Thứ tư Pushya Nakshatra ngày
Pushya Nakshatra trong tháng 4 năm 2011
04 tháng tư năm 2011 Thứ sáu Gudi Padwa Maharashtrian năm mới
12 Tháng 4, 2011 Thứ ba Pushya Nakshatra ngày
23 tháng tư năm 2011 Thứ hai Akshaya Tritiya vàng gọi sự  thịnh vượng
Pushya Nakshatra tháng 5 năm 2011
10 Tháng Năm, 2011 Ngày thứ ba Pushya Nakshatra
Pushya Nakshatra trong tháng 6 năm 2011
06 Tháng Sáu năm 2011 Monday Pushya Nakshatra ngày
Pushya Nakshatra trong tháng 7 năm 2011
3 tháng bảy 2011 chủ nhật Ravi Pushya Nakshatra Day
30 Tháng Bảy, 2011 Saturday Pushya Nakshatra ngày
Pushya Nakshatra trong tháng 8 năm 2011
27 Tháng Tám, 2011 Saturday Pushya Nakshatra ngày
Pushya Nakshatra trong tháng 9 năm 2011
22 tháng 9 năm 2011 Thứ năm Pushya Nakshatra Day - Yog Guru Pushya (Pushya được đánh dấu trên 23 tháng 9 nhưng bắt đầu từ ngày 22 tháng 9)
Pushya Nakshatra trong tháng mười năm 2011
20 Tháng Mười 2011 Thứ năm Pushya Nakshatra Day - Guru Pushya Yog (Pushya được đánh dấu trên 21 tháng 10, nhưng bắt đầu vào buổi tối muộn ngày 20 tháng 10)
25 Tháng 10, 2011 Thursday Dhanteras vàng cho sự thịnh vượng
26 tháng 10, 2011 Saturday Deepavali Lễ hội ánh sáng
Pushya Nakshatra trong tháng 11 năm 2011
17 tháng 11 năm 2011 Thứ năm Pushya Nakshatra Day - Guru Pushya Yog
Pushya Nakshatra trong tháng 12 năm 2011
Lần thứ 14 tháng 12 năm 2011 Ngày thứ tư Pushya Nakshatra
Khi Pushya Nakshatra rơi vào một thứ năm, nó được biết đến như Gurupushyamrut, Hoặc Guru Pushyamrit yoga, và được coi là rất tốt đẹp.

 Theo Live Tổng hợp

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011

Hướng dẫn dùng Facebook

Hiện nay Facebook (địa chỉ là http://www.facebook.com) là mạng xã hội lớn nhất thế giới với hơn 500 triệu người sử dụng. Mark Zuckerberg (sinh ngày 14 tháng 5 năm 1984) sáng lập ra Facebook vào tháng 2 năm 2004 khi anh còn là sinh viên tại Đại học Harvard. Đầu năm nay 2011, tạp chí “Times” bình chọn tỷ phú 26 tuổi Mark Zuckerberg là nhân vật của năm 2010 và được đánh giá là người kế tục “kỳ tích” Bill Gates.



Xem chi tiết >>



Nguồn: http://buithetam.wordpress.com

Kinh nghiệm lát sàn gỗ

Ngày nay, xu hướng dùng sàn lát bằng gỗ công nghiệp trong trang trí nhà đang là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình.

Mặc dù so với sàn gỗ công nghiệp, sàn gỗ tư nhiên đắt hơn và có thể bị co ngót theo thời gian, nhưng cả hai loại sàn gỗ này đều có ưu điểm là điều hòa không khí, ấm về mùa đông và mát về mùa hè. Sàn gỗ cũng có nhiều loại với giá thành khác nhau từ cao đến thấp nên người mua có thể lựa chọn cho phù hợp với ngôi nhà và kinh tế của mình.


Ưu điểm của sàn gỗ


Sử dụng gỗ lát sàn đang dần là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình bởi những tính năng mà gỗ ván lát sàn mang lại như có khả năng điều hòa không khí, mát về muà hè, ấm về mùa đông,... Hơn nữa, sàn nhà bằng gỗ sẽ tăng thêm vẻ sang trọng và khẳng định giá trị cho ngôi nhà đẹp của mỗi gia đình.

Ưu điểm nổi trội của sàn gỗ là làm cho căn nhà đẹp hơn bởi các loại gỗ có màu sắc và các loại vân phong phú, đa dạng. Bề mặt gỗ trơn, bóng và mịn giúp căn nhà mang phong cách sang trọng, hiện đại, sạch sẽ và mát mẻ, rất thích hợp nằm ngủ trên sàn, không cần dùng giường. Sàn gỗ không những có độ bền, vững chắc như sàn gạch, sàn đá mà nhiều loại gỗ ván lát sàn còn có các tính năng đặc biệt như có khả năng điều hòa không khí, mát về mùa hè, ấm về mùa đông, bề mặt không bị đọng nước khi thời tiết nồm, chống trầy xước, thấm nước,... Nhiều loại ván sàn công nghiệp được cải tiến và chịu được độ ẩm lên đến 80%, có thể lau chùi bằng giẻ ẩm thường xuyên.

Các loại sàn gỗ

Sàn gỗ được chia thành hai loại mặt hàng với giá thành khác nhau tùy theo đối tượng tiêu dùng. Đó là sàn gỗ được lát bằng gỗ tự nhiên gọi là sàn gỗ tự nhiên và sàn gỗ được lát bằng gỗ công nghiệp gọi là sàn gỗ công nghiệp. Sàn gỗ công nghiệp chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài.

Sàn gỗ tự nhiên: Sàn gỗ tự nhiên được coi là loại hàng sang, đắt tiền và có giá thành cao. Ưu điểm của loại sàn gỗ này là có vân bóng đẹp, đi có độ ấm, cảm giác thật chân, có độ bền cao và mùi hương dễ chịu. Tuy nhiên, so với sàn gỗ công nghiệp thì sàn gỗ tự nhiên có khả năng chống xước thấp hơn, dễ bị ảnh hưởng của sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí. Các loại ván sàn gỗ tự nhiên vẫn được cho là có tuổi đời cao hơn, vân gỗ đa dạng và có màu sắc phù hợp với căn nhà sang trọng theo lối cổ điển. Một số loại gỗ tự nhiên được ưa dùng là các loại gỗ lim, căm xe, giáng hương, pơmu... với giá từ 350.000 - 600.000 đồng/m2 hoàn thiện tùy loại. Tuy nhiên các nguồn gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm.

Sàn gỗ công nghiệp: Gỗ công nghiệp được sản xuất từ gỗ tự nhiên kết hợp công nghệ cao để tạo ra vật liệu gỗ HDF dùng làm sàn thay thế sàn gỗ tự nhiên. Sàn gỗ công nghiệp được xử lý tốt về chống mối mọt, cong vênh, đảm bảo độ bóng và sự đồng đều về sản phẩm nên thuận lợi khi thi công với số lượng lớn. Gỗ công nghiệp còn có độ bóng cao, nhiều màu sắc và vân đẹp để chọn lựa. Sản phẩm gỗ công nghiệp trên thị trường chủ yếu được nhập khẩu với nhiều nhà sản xuất khác nhau như Unifloors, Florton, Eurolines, Eurohome, Alpha, Knortex,Gercus, Quick House,... Các loại sàn gỗ công nghiệp có giá từ 220.000 - 500.000 đồng/m2 sàn tùy loại, tùy hãng và công nghệ sản xuất sàn.
Các thông số chính của sàn gỗ công nghiệp

Khi sử dụng loại vật liệu gỗ công nghiệp để lát sàn nhà, người tiêu dùng nên quan tâm tới một số thông số chính của loại sàn gỗ này như: cường độ chịu mài mòn, độ dày sản phẩm, khả năng chịu va đập và các khóa nối.

Cường độ chịu mài mòn (abrasion resistance): là thông số quan trọng quyết định sản phẩm đó được lát ở đâu, kí hiệu là AC. Thông số AC càng cao thì khả năng chịu mài mòn càng tốt, có từ AC1 đến AC5. AC3 phù hợp cho các loại gia đình có mật độ đi lại vừa phải, với nhà riêng có thể dùng loại AC4.

Độ dày sản phẩm (thickness) : là chỉ số liên quan đến tính ổn định của sàn khi được lát liên tục trên một diện tích lớn. Sản phẩm thường có độ dày từ 0,6cm đến 1,2cm. Sản phẩm càng dày thì tính ổn định càng cao. Độ dày 0,8 và 0,83cm hợp với mọi mục đích sử dụng trong gia đình.

Khả năng chịu va đập (shock resistance): là thông số đảm bảo sàn không bị biến dạng khi có vật nặng rơi xuống sàn. Khả năng chịu va đập kí hiệu là IC, từ IC1 đến IC2, thường có tiêu chuẩn là IC2.

Độ vững chắc của khóa nối: Trên thị trường phổ biến các loại khóa nối đơn hoặc 2 click, ngoài ra còn có công nghệ khóa nối V hay khóa nối 3 chiều được sử dụng cho thế hệ sàn gỗ mới trên thị trường châu Âu và Mỹ.
Tham khảo nhãn hiệu sàn gỗ trên thị trường

Thị trường gỗ ván sàn ngày càng phát triển, hiện nay có tới hơn 30 hãng nổi tiếng giới thiệu và cung cấp sản phẩm tới khách hàng. Sàn gỗ công nghiệp chủ yếu được nhập khẩu từ châu Âu và châu Á với khoảng trên 15 nhãn hiệu khác nhau.

Trước đây, gỗ Lim và Thông Lào là hai loại gỗ tự nhiên được ưa chuộng sử dụng trong các biệt thự, nhưng bây giờ gỗ Lim bị chê là "tối màu" và khan hiếm, còn Thông Lào bị chê là gỗ mềm. Do đó giá thành của hai loại gỗ này cũng không quá cao, chỉ khoảng 200 ngàn/m2 gỗ thô, tính cả công hoàn thiện sẽ là 350-380 ngàn/m2. Giáng hương và Pơmu là hai loại gỗ tự nhiên được sử dụng phổ biến hiện nay bởi chúng có mùi thơm đặc biệt, lát sàn hàng năm vẫn thơm và có vân gỗ đẹp, bền màu. Giá gỗ sàn Giáng hương chưa hoàn thiện là 300- 350 ngàn/m2, tính cả công hoàn thiện phải lên tớ 500-600 ngàn/m2. Còn Pơmu có giá từ 380-480 ngàn đồng/m2 hoàn thiện. Đứng đầu về giá cả là gỗ Gõ đỏ với giá hoàn thiện lên tới 1 triệu đồng/m2 nhưng lại rất hiếm hàng và muốn mua số lượng lớn phải đặt trước.

Khách hàng đã quen thuộc với các loại ván sàn công nghiệp như Classen, Witex, Kronotex (CHLB Đức), Pergo (Thụy Điển, Malaysia), Alsapan (Pháp), Lassi (Trung Quốc), GaGo (Hàn Quốc)... trong đó sản phẩm nhập khẩu trực tiếp từ CHLB Đức và Thụy Sĩ được ưa thích nhờ chất lượng cao và màu sắc, chủng loại phong phú. Giá cả giữa các nhà sản xuất này chênh lệch từ 175.000 - hơn 300.000 đồng/m2.

Đi kèm ván sàn là các loại phụ kiện như nẹp gỗ, phào ốp chân tường, ke kỹ thuật. Nẹp gỗ tự nhiên gá 15.000 đồng/m, phào ốp chân tường 30 - 50.000 đ/m, ke kỹ thuật 40 - 50.000 đồng/mét.



Phân loại sàn gỗ công nghiệp:




Gỗ Veneer
Là một lớp gỗ tự nhiên mỏng, được sử dụng làm bề mặt của sản phẩm gỗ. Gỗ Veneer được sản xuất từ việc lạng mỏng từ gỗ tự nhiên như gỗ sồi hoặc gỗ xoan đào. Nên bề mặt của gỗ veneer rất đẹp và tự nhiên. Các lớp gỗ bên trong tạo độ dày thì có thể dùng gỗ công nghiệp cho kinh tế. Khi gia công sản phẩm đồ gỗ, thợ thường gọi luôn gỗ sử dụng là gỗ veneer. Trong đó bao gồm cả gỗ công nghiệp được phủ bề mặt Veneer.




- Ưu điểm: Dễ gia công, sử dụng được cho các công trình khó, vân gỗ tự nhiên, đẹp.
- Nhược điểm: Là một lớp gỗ mỏng làm bề mặt nên dễ bị trầy sước, bong tróc. Thời gian sử dụng ngắn.
- Thường được sử dụng làm vách, bàn ghế, tủ kệ trong nội thất sang trọng. Để chịu được nước, ẩm nên kết hợp với gỗ dán.

Gỗ PB - Particle board - Ván gỗ dăm
Là gỗ nhân tạo được sản xuất từ nguyên liệu gỗ rừng trồng (bạch đàn, keo, cao su, thông…), có độ bền cơ lý cao, kích thước bề mặt rộng, phong phú về chủng loại. Mặt ván được dán phủ bằng những loại vật liệu trang trí khác nhau: melamine, veneer (gỗ lạng)…


Ván dăm là nguyên liệu chủ yếu sử dụng để trang trí nội thất, sản xuất đồ mộc gia đình, công sở. Ván dăm được sản xuất bằng quá trình ép dăm gỗ đã trộn keo, tương tự như MDF nhưng gỗ được xay thành dăm, nên chúng có chất lượng kém hơn ván sợi. Công nghệ dán phủ mặt và cạnh ván thoả mãn nhiều yêu cầu về hình dạng và kích thước. Ván dăm trơn là loại phổ biến trên thị trường, khi sử dụng thường được phủ veneer, sơn, hoặc phủ PU. Gỗ ván dăm thường có độ dày từ 8 đến 32 mm.
- Ưu điểm: Dễ thi công, sử dụng cho các công trình đơn giản, kích thước bề mặt gỗ lớn.
- Nhược điểm: Là gỗ được dán ép kết hợp giữa gỗ dăm và keo nên rất sợ nước. Gặp nước thường bị bở.
- Thường được sử dụng làm bàn ghế, tủ kệ trong nội thất. Để có bề mặt đẹp thường được sơn phủ hoặc dán lớp Veneer.

Gỗ MFC - Melamine Faced Chipboard
Ván gỗ dăm phủ nhựa Melamine (dòng gỗ này cũng có thể coi là một nhánh của PB) Có những cây gỗ được trồng chuyên để sản xuất loại gỗ MFC này. Các cây này được thu hoạch ngắn ngày, không cần cây to. Người ta băm nhỏ cây gỗ này và cũng kết hợp với keo, ép tạo độ dày. Hoàn toàn không phải sử dụng gỗ tạp, phế phẩm như mọi người vẫn nghĩ. Bề mặt hoàn thiện có thể sử dụng PVC tráng lên hoặc giấy in vân gỗ tạo vẻ vẻ đẹp sau đó tráng bề mặt hoàn thiện bảo vệ để chống ẩm và trầy xước.


- Ưu điểm: Dễ thi công, sử dụng cho các công trình đơn giản, kích thước bề mặt gỗ lớn.
- Nhược điểm: Là gỗ được dán ép kết hợp giữa gỗ dăm và keo nên rất sợ nước. Gặp nước thường bị phồng.
- Thường được sử dụng làm bàn ghế, tủ kệ trong nội thất.

Gỗ MDF - Medium Density fiberboard - Gỗ ép
Gỗ ép thuộc loại gỗ nhân tạo có độ bền cơ lý cao, kích thước lớn, phù hợp với công nghệ sản xuất đồ mộc nội thất trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ván sợi được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực: sản xuất đồ mộc, trang trí nội thất, xây dựng. MDF được sản xuất qua quá trình ép sợi gỗ xay nhuyễn đã trộn keo, tỷ trọng từ 520-850kg/m3, tùy theo yêu cầu chất lượng, nguyên liệu gỗ, độ dày. MDF trơn là loại phổ biến nhất, khi sử dụng thường được phủ veneer, bả rồi phủ sơn PU. MDF chịu nước cũng thuộc loại MDF trơn, được trộn keo chịu nước trong quá trình sản xuất, thường sử dụng ở nơi có khả năng tiếp xúc với nước hoặc có độ ẩm cao như cánh cửa, đồ gỗ trong nhà bếp.
Thuộc loại gỗ nhân tạo có độ bền cơ lý cao, kích thước lớn, phù hợp làm nội thất vùng khí hậu nhiệt đới. MDF được sản xuất bằng quá trình ép sợi gỗ xay nhuyễn đã trộn keo, tỷ trọng từ 520 đến 850 kg/m3, dày từ 2,5-20cm. Trên thị trường hiện có 3 loại chính là trơn, chịu nước và melamine.
MDF trơn là loại phổ biến nhất, khi sử dụng thường được phủ veneer, sơn hoặc phủ PU.
MDF chịu nước cũng thuộc loại MDF trơn, được trộn keo chịu nước trong quá trình sản xuất, thường sử dụng ở nơi có khả năng tiếp xúc với nước hoặc có độ
ẩm cao như cánh cửa, đồ gỗ trong nhà bếp.
Melamine MDF, cả hai mặt ván MDF được phủ một lớp melamine nhằm tạo vẻ đẹp, chống ẩm và trầy xước.
- Ưu điểm: Dễ thi công, sử dụng cho các công trình đơn giản, kích thước bề mặt gỗ lớn.
- Nhược điểm: Là gỗ được dán ép kết hợp giữa gỗ dăm và keo nên rất sợ nước. Gặp nước thường bị phồng. Gỗ MDF chịu nước có giá thành cao.
- Thường được sử dụng làm bàn ghế, tủ kệ trong nội thất.

Gỗ HDF - High Density fiberboard:
Người ta cũng dùng bột gỗ/giấy trộn keo và ép lại tạo độ dày nhưng với cường độ nén và khả năng chịu cháy, chịu nước… cao hơn. Dòng gỗ CN này mọi người có thể thấy ở ván sàn công nghiệp, hầu hết là dùng loại này, còn nếu bác nào tham rẻ, mua sàn gỗ rẻ tiền thì đa phần lõi là mdf.
Gỗ HDF được định hình từ những sợi gỗ xay và keo đặc biệt phenol dưới áp suất và nhiệt độ cao, có vân giống như gỗ thật, dùng thay thế gỗ tự nhiên mà không làm mất đi tính thẫm mỹ vốn có của nó. HDF chuyên ứng dụng làm cửa với nhiều kiểu mẫu, sắc màu phong phú.


Gỗ HDF có tác dụng cách âm khá tốt và khả năng cách nhiệt cao nên thường sử dụng cho phòng học, phòng ngủ, bếp…
Bên trong ván HDF là khung gỗ xương ghép công nghiệp được sấy khô và tẩm hóa chất chống mọt, mối nên đã khắc phục được các nhược điểm nặng, dễ cong, vênh so với gỗ tự nhiên.
HDF có khoảng 40 màu sơn thuận tiện cho việc lựa chọn, đồng thời dễ dàng chuyển đổi màu sơn theo nhu cầu thẩm mỹ.
- Ưu điểm: Dễ thi công, sử dụng cho các công trình đòi hỏi chất lượng cao, kích thước bề mặt gỗ lớn. Độ bền tốt, chống sước và chống nước rất tốt. Giá chấp nhận được so với gỗ tự nhiên.
- Nhược điểm: Là gỗ được dán ép nên vẫn có những nhà sản xuất đưa ra các sản phẩm rẻ nên vẫn sợ nước.
- Thường được sử dụng làm bàn ghế, tủ kệ trong nội thất, sàn và đặc biệt là làm cửa.

Gỗ PW – Plywood - Gỗ ván ép - Gố dán
Gỗ ván ép Plywood được ép từ những miếng gỗ thật lạng mỏng và ép ngang dọc trái chiều nhau để tăng tính chịu lực. Gỗ này ko cần nói kỹ chắc nhiều người cũng biết rồi. Cái dòng gỗ này thường đi cùng với veneer để tạo vẻ đẹp rồi sơn phủ PU lên để bảo vệ bề mặt chống trầy xước và chống ẩm.
Được sản xuất từ nguyên liệu chính là gỗ rừng trồng. Ghép từ những thanh gỗ nhỏ đã qua xử lý hấp sấy. Gỗ được cưa, bào, phay, ghép, ép, chà và sơn phủ trang trí. Thường sử dụng làm trang trí nội thất, ván sàn… Gồm 4 kiểu ghép: ghép song song, ghép mặt, ghép cạnh, ghép giác.
Ghép song song gồm nhiều thanh gỗ cùng chiều dài, có thể khác chiều rộng, ghép song song với nhau.


Gỗ ghép mặt gồm nhiều thanh gỗ ngắn, ở hai đầu được xẻ theo hình răng lược rồi ghép lại thành những thanh có chiều dài bằng nhau, rồi tiếp tục ghép song song các thanh, cho nên chỉ nhìn thấy vết ghép hình răng lược trên bề mặt ván.
- Ưu điểm: Dễ thi công, sử dụng cho các công trình đơn giản, kích thước bề mặt gỗ lớn.
- Nhược điểm: Bề mặt gỗ xấu, là gỗ được dán keo nên rất sợ nước. Gặp nước thường bị bong giữa các lớp gỗ.
- Thường được sử dụng làm bàn, vách, tủ kệ trong nội thất. Và cần phải phủ một lớp gỗ Veneer làm bề mặt.
Ưu điểm chung:
Dễ thi công và có giá thành rẻ. Thường được sử dụng trong các công trình văn phòng, nhà hàng với tuổi thọ của đồ ngắn. Tuổi thọ được khoảng 3 năm và nếu sử dụng đúng cách có thể lên đến hơn 5 năm.
Hạn chế chung:
Hạn chế của gỗ ván nhân tạo là không chịu được nước, vì thế không nên dùng ván nhân tạo đặt ở những nơi ẩm ướt như phòng tắm hay những cánh cửa bên ngoài thường tiếp xúc trực tiếp với môi trường tự nhiên. Riêng với sản phẩm ván sàn, tuy có thể lau chùi thường xuyên bằng nước nhưng vẫn bị hư hỏng nếu bị ngập nước trong một thời gian dài (đọng nước mưa, bể đường ống dẫn nước).





Lẫn lộn vàng thau

Tại thị trường Hà Nội, gỗ ván sàn được bán nhiều tại phố vật liệu xây dựng Cát Linh, Trường Chinh, Đê La Thành... Có hai loại gỗ lát sàn đang làm mưa gió trên thị trường là gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp.
Thị trường gỗ ván sàn công nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều chủng loại, nhằm phục vụ cho những khách hàng không quá rủng rỉnh về tài chính để dấn thân vào dòng gỗ “tự nhiên”.
Ưu điểm lớn nhất của gỗ công nghiệp là giá khá rẻ, một mét vuông sàn gỗ công nghiệp bao gồm cả công vận chuyển, lắp đặt và phụ kiện trị giá khoảng 200.000-300.000 đồng. Gỗ công nghiệp được xử lý tốt về chống mối mọt, cong vênh, đảm bảo độ bóng và sự đồng đều về sản phẩm nên thuận lợi khi thi công với số lượng lớn. Ngoài ra, gỗ công nghiệp còn có lợi thế độ bóng cao, nhiều màu sắc và vân đẹp để khách hàng chọn lựa.
Các ông chủ cửa hàng sàn gỗ ở phố Cát Linh đều có chung nhận định: Hiện nay, hàng gỗ công nghiệp bán khá chạy vì giá thành được coi là hợp lý cho đa số. Ngoài ra, gỗ ván sàn cũng tỏ ra rất thích hợp trong các công trình xây dựng, cải tạo văn phòng làm việc, xây chung cư cao cấp.
Sự nóng bỏng của “cầu” trên thị trường thôi thúc “cung” tăng vọt, nhiều công ty trong và ngoài nước đẩy mạnh nhập gỗ ván sàn công nghiệp. Một số công ty muốn đầu tư vào sản xuất gỗ ván sàn tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Nhìn chung, các loại sàn gỗ công nghiệp đều được sản xuất bởi máy móc và công nghệ châu Âu, nhưng chất lượng và giá cả lại khác nhau. Mặt khác, một số công ty nhập sàn gỗ công nghiệp từ các nước trong khu vực thường quảng cáo mập mờ các thương hiệu nổi tiếng từ châu Âu trên sản phẩm của mình nhằm đánh lừa khách hàng.
Theo một chuyên gia trong ngành, sàn gỗ nhập từ châu Âu phải mua bằng euro, giá thành cao tương đương với giá gỗ tự nhiên (600.000 đồng/m2). Với giá thành như thế đương nhiên lãi lời sẽ ít đi nên nhiều công ty nhập hàng sản xuất từ nước thứ ba vào rồi chơi kiểu “tù mù” nhãn mác.
Có đơn vị còn nhập hàng đơn vị kém từ Trung Quốc hoặc Malaysia về bán lẫn hàng chất lượng tốt để thu lợi nhuận cao.

Phân biệt cách nào?
Khách hàng thường không có chuyên môn trong ngành xây dựng. Vì vậy, bài toán phân biệt hàng tốt, hàng xấu quả thực gây đau đầu đối với những ai mong muốn ngôi nhà của mình có được sàn gỗ hoàn hảo.
Các kỹ sư xây dựng khuyến cáo, khi mua, ngoài việc xem xét trực tiếp trên sản phẩm, khách hàng nên yêu cầu người bán xuất trình chứng từ chứng nhận xuất xứ (C/O) về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, các thông số về cường độ chịu mài mòn, độ dày sản phẩm, khả năng chịu va đập...
Các giấy tờ này mới khẳng định được phần nào chất lượng sản phẩm. Khách hàng cần phải kiểm tra thêm bằng nhãn quan của mình về mặt màu sắc, lõi và mộng kép của sàn gỗ.
Những sản phẩm tốt đều có thành phần các chất phụ gia với độ bền cao và không hại cho sức khỏe người dùng. Lõi gỗ phản ánh mức độ hiện đại của công nghệ. Nếu ép dưới áp suất đủ lớn, ván ép sẽ có độ cứng và độ bền cao, không bị ảnh hưởng bởi tác động của thời tiết như nhiệt độ, độ ẩm.
Các loại ván tốt thường được ép dưới áp lực từ 800 kg/cm2 trở lên và có trọng lượng riêng từ 850 kg/m3 trở lên. Khi cầm trên tay, khách hàng sẽ có cảm giác hơi nặng, chắc và thớ gỗ rất đanh.




Những lưu ý khi mua gỗ ván sàn công nghiệp:

Độ chịu mài mòn của sàn gỗ công nghiệp ký hiệu là IC, và thường có tiêu chuẩn là IC2. Độ cứng được ký hiệu là AC, thường từ AC3 đến AC5. AC3 phù hợp cho các loại hộ gia đình có mật độ đi lại vừa phải. AC4, AC5 có thể dùng cho các sàn tập. Với nhà riêng, bạn cũng có thể dùng loại AC4. Giá thành các loại gỗ ván sàn sẽ tăng theo các thông số kỹ thuật.
Ngoài ván sàn gỗ, bạn nên chú ý đến các phụ kiện sàn gỗ như nẹp kết thúc sàn, nẹp kết nối chênh cốt sàn, phào chân tường để chọn màu sắc sao cho phù hợp. Các loại phụ kiện này không thể không dùng nhưng lại rất hay bị khách hàng bỏ qua. Giá của chúng cũng rất đáng kể.
Ván sàn công nghiệp đã có nhiều cải tiến và chịu được độ ẩm lên đến 80% có thể lau chùi bằng giẻ ẩm thường xuyên, nhưng cần chú ý không được để sàn bị ngâm nước, nên cách ly nước khỏi sàn gỗ để đảm bảo tuổi thọ cho sàn nhà được lâu bền. Những khu vực thường xuyên bị thấm nước không nên dùng sàn gỗ công nghiệp (các khu bếp của các căn hộ chung cư có thể dùng tốt vì tương đối khô ráo).
Nếu bạn đang xây nhà và có ý định dùng sàn gỗ thì sàn nhà chỉ cần láng xi măng cho phẳng mặt, sàn gỗ sẽ làm nốt nhiệm vụ hoàn thiện làm đẹp bề mặt. Không cần thiết phải lát gạch cho tốn kém. Sàn nhà càng phẳng thì khi lắp đặt sàn gỗ càng phẳng mặt và bền lâu.
Hướng Dẫn Sử Dụng:
1. Khi vệ sinh sàn phải dùng khăn ẩm hoặc máy hút bụi để làm sạch.
2. Khi đổ nước lênh láng xuống sàn nhà phải lau ngay không được để quá 1 giờ. Nếu để quá 1 giờ phải gọi ngay cho nhà cung cấp đến để sử lý kịp thời.
3. Không được kéo, rê các vật nặng có chân hình trụ lên bề mặt sàn.
4. Không được để vật nặn trên 8.000 kg lên trên 1m2 sàn .
5. Không để vật nặng quá  1 kg rơi từ độ cao 2m xuống sàn
6. Không được để ánh sáng mặt trời rọi vào sàn quá 6h/ngày.
7. Không được để một vật đang cháy trên 300 độ C rớt xuống sàn .
8. Chân đồ đạc có hình trụ , cạnh sắc phải được phủ bằng cao su hoặc vải dạ
9. Khi vệ sinh sàn không được lau sàn bằng khăn có sợi kim loại cũng như vật có bề mặt ráp.
10. Không được dùng hóa chất hay bất cứ một vật nào để đánh bóng.
 Theo Archi và sandep.com.vn
  Theo KTS. Nguyễn Văn Tâm