Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2014

Lừa đảo "Gõ captcha kiếm tiền triệu"

Nhiều mẫu tin tuyển dụng nhân viên gõ captcha làm việc tại nhà, lương cao không khác gì một trò lừa đảo tinh vi, trừ khi người tham gia có một khả năng gõ phím "siêu phàm" và sự nhẫn nại cực cao.

Thời gian gần đây, trên mạng xuất hiện nhiều mẫu tin rao vặt tuyển nhân viên nhập liệu "việc nhẹ, lương cao", đó là gõ captcha - chỉ dành khoảng 2 giờ mỗi ngày có thể kiếm được 2,5 đến 4 triệu đồng. Tuy nhiên, sự thật... đây không khác gì một hình thức lừa đảo tinh vi!

Gõ captcha là một việc làm Online nghiêm túc, nhưng đang bị lợi dụng để đi lừa đảo.


Gõ captcha là một việc làm Online nghiêm túc, nhưng đang bị lợi dụng để đi lừa đảo.
Thực tế, gõ captcha là một việc làm Online có thật, dành cho những người rảnh rỗi hay thất nghiệp. Công việc này có nguồn gốc và chủ yếu hoạt động ở nước ngoài. Còn tại Việt Nam, việc làm này cũng được biết đến từ nhiều năm trước, nhưng mới đây mới nở rộ với hàng trăm ngàn mẫu tin.

Là một người có nhiều kinh nghiệm tham gia mạng lưới kiếm tiền Online, anh Quốc Việt (Q.Gò Vấp, TP.HCM) cho biết: "Như click quảng cáo, đọc quảng cáo hay đăng tin rao vặt thuê thì gõ captcha cũng là một nghề có thật. Những mã captcha mà người dùng gõ sẽ được gửi đi để đăng đăng ký tài khoản email, diễn đàn,... Tuy nhiên, mấy công việc này đòi hỏi phải bỏ ra nhiều công sức và sự kiên trì cao, trong khi tiền kiếm được chẳng bao nhiêu, có khi còn bị giựt, trừ khi bạn xây dựng được một mạng lưới cộng tác viên chăm chỉ để ăn thêm hoa hồng".

Qua tìm hiểu, các tổ chức tuyển dụng cộng tác viên tham gia mạng lưới gõ captcha như vậy có thể được lập thành công ty có trụ sở hẳn hoi. Khi ứng viên đến phỏng vấn, sẽ có người ăn mặc lịch sự hỏi vấn đáp một số câu nhẹ nhàng, rồi yêu cầu gõ thử vài mã captcha mẫu. Những mã captcha mẫu đơn giản khiến ứng viên cảm thấy dễ ăn và bắt đầu hứng thú. Sau đó, họ sẽ yêu cầu ứng viên đóng một khoản tiền cọc trước khi ký hợp đồng làm cộng tác viên. Ngoài ra, cũng có một số dịch vụ đơn giản hơn khi chỉ cần trao đổi với ứng viên qua mạng.
Những điều khoản khó "xơi" (phần bôi vàng).


Tùy theo mỗi tổ chức mà khoản tiền cọc khác nhau (trên dưới 200 ngàn đồng). Song tất cả các tổ chức đều có một lý do chung cho việc thu tiền cọc là phí bản quyền phần mềm (cài trên máy hoặc sử dụng trên trình duyệt web). Sau khi cài phần mềm vào máy, cộng tác viên chỉ việc đăng nhập bằng tài khoản đã được cấp, rồi gõ lại các ký tự hiện trên màn hình. Phần mềm sẽ tự động lưu lại và có thống kê cho người dùng biết.

Tuy nhiên, vấn đề nằm ở bản hợp đồng với dịch vụ. Theo đó, bản hợp đồng quy định những ràng buộc tưởng chừng dễ, nhưng rất khó. Cụ thể, hợp đồng quy định phải gõ được bao nhiêu mã captcha trong một tháng (khoảng 4.000 - 5.000), số lần tối đa được phép gõ sai trong một ngày (khoảng 20 lần), giới hạn thời gian phải hoàn thành khi một captcha hiện lên (15 - 20 giây), số lần đăng nhập/đăng xuất mỗi ngày,... Nếu vi phạm, tài khoản sẽ bị khóa một khoảng thời gian hoặc khóa vĩnh viễn.

Những mã captcha gần như không thể nhận diện, làm khó các cộng tác viên.


Chính vì lý do này, nhiều người đã tá hỏa và ngậm ngùi rời bỏ cuộc chơi trong uất ức. Chị Ngọc Bích, nhân viên kế toán của công ty C.T (Q.10, TP.HCM) bức xúc: "Thời gian làm việc tại công ty khá rảnh rỗi, đặc biệt là vào buổi chiều nên mình lang thang trên mạng tìm công việc làm thêm. Thấy thông tin về việc làm này cũng khá nhẹ nhàng nên mình đăng ký tham gia. Mình đã giấu sếp để cài phần mềm vào máy công ty và cả máy tính riêng. Nhưng chỉ sau 1 giờ đầu tiên mình đã cảm thấy nản vì các ký tự rất khó đọc và mình toàn gõ sai, khó hơn nhiều mấy đoạn mã mình gõ hôm phỏng vấn, sau nửa ngày gõ đúng chưa tới 40 mã. Sau tài khoản bị khóa thì mình có gọi hỏi, nhưng họ bảo mình đã vi phạm hợp đồng nên tài khoản bị thu hồi vĩnh viễn".

Với những trường hợp như chị Ngọc Bích thì ngoài số tiền bị mất oan, toàn bộ thành quả chị làm được cũng không mang lại đồng tiền nào, thay vào đó nó sẽ mang lại lợi nhuận cho chủ dịch vụ. Thử tưởng tượng, nếu có hàng trăm, hàng ngàn người như chị Ngọc Bích "bỏ của chạy lấy người" cũng như "cho không, biếu không" chủ dịch vụ các mã captcha đã nhập được thì dịch vụ đó sẽ thu lại khoản tiền lớn như thế nào.

Qua đó mới thấy, dịch vụ này hoạt động tại Việt Nam không khác gì một trò lừa đảo tinh vi và trắng trợn, thông qua những điều khoản gắt gao mà người tham gia không sớm thì muộn cũng phải bỏ cuộc. Tất nhiên, không ai cấm thử sức với nghề gõ chaptcha thuê, nhưng hãy tự hỏi khả năng gõ phím của mình tới đâu và sự kiên trì kéo dài được bao lâu. Trên hết, người dùng internet cần đặc biệt cẩn trọng trước các mẫu tin tuyển dụng như thế này!
 Theo Internet



Sua may tinh hcm          sua may tinh gia re           sua may tinh tan noi gia re    sua may tinh tai nha   
bao tri may tinh gia re    lap rap may tinh gia re      sua chua may in gia re         bom muc gia re 
bom muc may in gia re   lap dat camera gia re        lap dat chong trom             Quan ao cong nhan 
Dong phuc cong nhan   Quan ao bao ho lao dong  Giay bao ho lao dong         Ao thun cong nhan 
Sửa máy lạnh                bảo trì máy lạnh                sua may lanh                      Bao ho lao dong lien quan
bao tri may lanh             sua lo vi ba                       sua tu lanh                         sua may nuoc nong
sua may lanh quan 1      VinaInternet JSC               Website                            Logo 
 Domain                        Hosting                             Server                               Software 
PR Maketing                Google ads                        Facebook Ads                  SEO
Social Media                News Tech...                     Phu tung o to                     phutungoto 
Thoi trang                    Thoi trang tre                      Bao ho lao dong                Rang su cao cap
Rang su my                  Trong rang gia                    Rang su tham my                Tay trang rang
Email Marketing           Social Media                     Thiet ke Website                Internet Marketing
De Gio Cuon Di

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét