[Báo Lao động, 22/9/2011] - Hiện trên thị trường có rất nhiều loại tương ớt không rõ nguồn gốc nơi sản xuất, thường được sử dụng tại các hàng phở, quán ăn.
Với việc cơ quan chức năng phát hiện các loại tương ớt này có chứa rhodamine B - là một loại chất hoá học dùng để nhuộm quần áo rất độc hại cho cơ thể - khiến người tiêu dùng cần phải cẩn trọng đề phòng những loại tương ớt “bẩn”.
Tương ớt giá “siêu” rẻ
Tại một quầy bán các loại gia vị, phụ gia ở chợ Đồng Xuân, biết chúng tôi có nhu cầu mua số lượng lớn tương ớt về để bán hàng, người bán không ngừng quảng cáo một số loại tương ớt đặc biệt, được đóng vào can với giá chỉ 9.000đ/lít, nếu lấy số lượng nhiều thì giá sẽ giảm tiếp. Qua quan sát, loại tương ớt này có màu đỏ sậm, do để lâu nên lớp tương ớt được lắng xuống dưới, phía trên chỉ còn một lớp trông như váng dầu, khi nếm thử thì loại tương này có vị nồng và khá hôi.
Khi chúng tôi hỏi nơi sản xuất loại tương ớt này và tiêu chuẩn, hạn sử dụng thì người bán vẻ khó chịu: “Tương giá rẻ thì dán nhãn mác làm gì, hạn sử dụng thì để cả năm cũng chả sao. Cả chợ này ai chẳng bán thế chứ có riêng gì nhà tôi. Còn nếu thích loại xịn, cứ vào thẳng siêu thị mà mua”. Quả thật, hầu hết các loại tương ớt tại chợ đều mắc phải lỗi “ba không”, đó là “không nhãn mác, không nhà sản xuất và không hạn sử dụng”, được các cơ sở sản xuất giao thẳng đến các tiểu thương đầu mối, rồi được chia nhỏ bán đi các cửa hàng, quán ăn.
Vừa qua, Phòng Cảnh sát môi trường - CATP đã phối hợp với CA huyện Phú Xuyên phát hiện cơ sở sản xuất tương ớt của Dương Văn Đình (SN 1965 - trú tại tiểu khu Phú Mỹ, thị trấn Phú Xuyên) cung cấp mỗi ngày cả trăm lít tương ớt bẩn tung ra thị trường. Nguyên liệu làm tương ớt chỉ gồm ớt tươi, nước, muối, mỡ, xay nhuyễn rồi trộn với nhau, thêm một số loại phụ gia, trong đó không loại trừ có cả rhodamine B - là một loại chất hoá học dùng để nhuộm quần áo rất độc hại cho cơ thể.
Điểm đáng nói là cơ sở sản xuất nói trên không có đăng ký kinh doanh cũng như giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, nhà xưởng thì bẩn thỉu, ruồi nhặng bu đầy, thành phẩm sau khi nấu xong thì không được che đậy cẩn thận. Một chai tương ớt được làm từ đây bán cho các nhà hàng với giá 6.000đ/lít. Trước đó, cơ quan chức năng cũng đã từng kiểm tra cơ sở sản xuất tương ớt của Cty CP đầu tư và thương mại Tuấn Thành (trụ sở tại phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm), thu giữ 300 lít tương ớt mà qua kết quả xét nghiệm cho thấy, mẫu tương ớt này chứa rhodamine B...
Tác hại nguy hiểm của rhodamine B
Theo các chuyên gia hóa sinh thực phẩm, rhodamine B là chất nhuộm màu phát quang dùng trong phân tích phát hiện vi khuẩn và một số phân tích sinh hóa, cấm tuyệt đối trong thực phẩm và thuốc. Ngay cả việc nhuộm quần áo bằng chất rhodamine B người ta cũng rất e ngại, vì nếu mặc quần áo mà vẫn còn tồn dư của chất nhuộm này có thể gây dị ứng da cho người mặc.
Đặc biệt, hóa chất này có thể gây độc cấp tính và mạn tính nếu dính vào người, nó có thể gây dị ứng hoặc làm mẩn ngứa da, mắt; nếu dính qua đường hô hấp, chất này sẽ gây ho, ngứa cổ, khó thở, đau ngực; còn qua đường tiêu hóa, chất này có thể gây nôn mửa, có hại cho gan và thận. Thậm chí, nếu ăn phải tương ớt có chứa quá nhiều chất này sẽ gây tích tụ trong cơ thể, gây hại cho thận, gan, hệ sinh sản, thần kinh cũng như có khả năng gây ung thư.
Tuy nhiên, nhiều cơ sở kinh doanh vì lợi nhuận vẫn sử dụng chất rhodamine B, bởi tương ớt sẽ có màu đỏ tươi, có thể bảo quản lâu hơn. Không chỉ được phát hiện trong tương ớt, loại hóa chất này đã từng được cơ quan chức năng phát hiện có chứa bên trong các loại hoạt dưa đỏ, hay một số loại thuốc bắc...
Bạn đọc có bức xúc về chất lượng, giá cả hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ, hay có thông tin về quyền lợi NTD bị xâm phạm, xin liên hệ với chuyên mục Bảo vệ người tiêu dùng (Trang Hà Nội - Báo Lao Động). ĐT: 3.5330305 (máy lẻ 125, 126). Hotline: 090.414.6678. Email: bvntd.laodong@gmail.com.
Chậu tương ớt như nồi cám lợn, ngoáy bằng đòn gánh và không cần che đậy.
Một gói phụ gia màu đỏ bị phát hiện.
Phi Long
Kênh thông tin số 1 về bất động sản tại Việt Nam: mua bán nhà đất, cho thuê nhà đất, văn phòng, căn hộ, biệt thự, chung cư. Các lĩnh vực liên quan đến bất ... BatDongSanAo.Com
Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011
Nấm linh chi và cách sử dụng hiệu quả, thiết thực
Đôi điều về nấm linh chi
Linh chi là những loại nấm (Ganoderma sp) có nhiều tác dụng tốt nhưng sử dụng linh chi như thế nào, cách dùng có đúng hay không mới khẳng định được thế nào là thuốc hay, thuốc tốt, có hiệu quả?
Trên thị trường thuốc Việt Nam, phổ biến thường gặp linh chi Hàn Quốc, đó là nấm linh chi được chế biến thành thương phẩm, đóng gói bằng những túi nilon dày, gắn kín, bên trong đựng khoảng 20 cái nấm to dày, khối lượng trung bình 200-300 gam đã sấy khô, mặt trên có màu vàng xậm láng bóng, mặt dưới xốp màu trắng phớt, in chữ Made in Korea. Sản phẩm nhập vào Việt Nam là trào lưu mậu dịch giữa Việt Nam - Hàn Quốc thông qua Công ty Dược liệu Trung ương I ở Giáp Bát, Hà Nội. Cũng có một số giống linh chi khác có khối nấm mỏng hơn, màu đen hoặc đỏ. Có thứ mọc dại trên thân cây lim khô, cuống nấm dài chừng 6-8 cm, mọc lệch một bên tạo nên tán nấm hình thận dày 5-8 mm, mặt trên có màu vàng sậm, láng bóng, có nhiều vành thẫm như màu sô-cô-la, chạy gần như song song, gặp nhau ở cuống, mặt dưới xốp màu vàng nhẹ. Toàn thân cây nấm cứng như gỗ, thứ nấm này mọc lẻ tẻ, đơn độc trên thân những cây lim đã bị đốn tại những khu rừng lim, ở huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang. Linh chi cũng đã được trồng với quy mô sản xuất nhỏ tại Viện Công nghệ sinh học Việt Nam.
Theo phân loại của Lý Thời Trân trong sách Bản thảo Cương mục có 6 loại linh chi: Hoàng chi, Hồng chi, Thanh chi, Bạch chi, Tử chi và Hắc chi. Đó là các loại linh chi màu vàng, đỏ, xanh, trắng, tím và đen. Mỗi loại được sử dụng với mục tiêu làm thuốc khác nhau. Ở đây, chỉ đặt vấn đề sử dụng loại linh chi thường gặp là Hoàng linh chi (Ganoderma luxidum).
Hoạt chất trong nấm linh chi
Hoạt chất là chất hoạt động, những chất này khi có mặt trong cơ thể người sẽ thúc đẩy hoặc kìm hãm những phản xạ sinh học của tổ chức, dẫn đến thúc đẩy hay kìm hãm những hoạt động sinh lí toàn thân. Hoạt chất của linh chi là tổ hợp những saponin triterpenic và những polisacharis hoạt hóa, có mặt một chất quan trọng là germany, thứ đến là tổ hợp các nhân tố vi lượng: acid ganoderic, đồng, vanadium, kẽm...
Gọi là tổ hợp vì hoạt chất trong linh chi có cơ cấu khéo léo dưới dạng hữu cơ, dễ thấm sâu vào hệ thống tế bào của tổ chức cơ thể người theo nguyên tắc đồng điệu sinh học. Khi đó những nhân tố hữu cơ có hoạt tính sinh học từ thực vật bậc thấp, biến thành những nhân tố hữu cơ sinh học có hoạt tính trong cơ thể người và hình thành những kho tổng hợp các dưỡng chất vi lượng tinh túy, được lưu giữ tại một số mô của cơ thể và tùy theo nhu cầu, những dưỡng chất vi lượng này sẽ được cơ thể người đưa vào sử dụng. Đã có sự hình thành các kho dự trữ, thì nguyên liệu trong các kho này cần thiết phải luôn luôn được thay đổi, theo sự luân chuyển không ngừng của hệ tuần hoàn máu và bạch huyết phù hợp với nhịp sinh học, khiến cơ thể luôn luôn được mới hóa mọi khâu, đáp ứng tốt trước mọi sự biến đổi phức tạp của môi trường sống, vốn rất đa dạng và phong phú.
Dược tính của nấm linh chi
Cơ thể người tùy cơ vận dụng từng chùm các yếu tố vi lượng, như germani, kẽm, các saponin... tham gia vào những quá trình diễn biến hóa sinh trong nội mô các tổ chức cơ quan, bù đắp những yếu tố cơ thể còn thiếu, không tự tổng hợp được; thải loại các nhân tố gây độc, thanh lọc dịch thể, làm cho máu và bạch huyết điều hòa lưu thông, trao đổi hấp thụ được đầy đủ oxy, mang được hồng cầu tươi mới, nuôi dưỡng và bảo vệ tốt mạng lưới gen và tế bào trong toàn thân.
Từ cổ chí kim, linh chi được coi là thuốc có tác dụng hòa hoãn. Với người huyết áp thấp nó giúp lên ngưỡng bình thường, huyết áp cao nó giúp hạ xuống; người bị tiểu đường nó giúp hạ mức đường huyết xuống. Linh chi không có vai trò cung cấp đạm mà cung cấp những nhân tố hữu cơ, vi lượng cho cơ thể, bổ sung những nhân tố quan trọng, chống lại hoặc loại trừ các nhân tố xấu gây tăng trưởng các mầm bệnh.
Linh chi là loại thuốc đứng đầu trong các loại thuốc quý, trên cả nhân sâm, do hàm lượng hoạt chất kích thích, khôi phục, giữ thăng bằng hệ thống miễn dịch cho cơ thể nhiều hơn nhân sâm từ 6 đến 8 lần; trước tiên là điều hòa toàn diện các hormon, đồng nghĩa với việc giữ cho con người khỏe mạnh, tạo ra sự trẻ trung, tránh được hầu hết những loại bệnh xơ mỡ động mạch, huyết áp thấp, huyết áp cao, xơ gan, viêm gan, rối loạn chức năng thận, rối loạn thần kinh, tinh thần, liệt dương, lão hóa sớm, alzheimer (suy giảm trí nhớ, luộm thuộm, hay nhầm, hay quên), đột qụy; u xơ tiền liệt tuyến, u xơ tử cung, đại tràng, trực tràng...
Năm 2011, dược điển các nước Hàn Quốc, Trung Quốc và Mỹ cũng vẫn xác định linh chi hoàn toàn không có tác dụng phụ và chống chỉ định.
Với những lợi ích như đã nói ở trên, người ta coi linh chi như một vị thuốc cải lão hoàn đồng, làm cho cơ thể con người trẻ mãi không già. Nếu tuổi trẻ đã sử dụng thuốc này thường xuyên và đúng cách, cộng với một chế độ dinh dưỡng đúng mực, con người ta luôn ở trạng thái khỏe mạnh. Nếu chẳng may gặp phải những tai nạn khách quan thì khả năng lành bệnh sau phẫu thuật cũng nhanh hơn, tốt hơn, tuổi thọ có thể trên dưới 100 là bình thường.
Linh chi tốt như vậy nhưng ngày nay hầu như người ta sử dụng không đúng cách, có thể nói là rất nhiều người không biết dùng. Người thì lạm dụng quá mức, người thì suốt đời lại không có một lần nào được biết đến linh chi. Cả hai khuynh hướng đó đều không đúng. Sẽ là rất lãng phí nếu ta chỉ sắc lên, uống thoải mái như uống nước chè, nước vối, không tính đến liều lượng. Biết rằng, với hoạt động sinh lí bình thường, cơ thể ta hấp thu bất kì thứ gì dù cao lương mĩ vị đến đâu thì nó cũng chỉ lưu giữ lại trong người có thời hạn, rồi phải đào thải hết. Còn nếu chỉ nếm một lần một lượng nhỏ rồi thôi thì cũng chẳng giải quyết được gì vì bất kì loại thuốc nào cũng đòi hỏi phải sử dụng tới một liều nào đó đủ ngưỡng thì hoạt lực tác dụng mới được thể hiện. Chúng ta biết chắc một điều là linh chi không thể coi là thứ dùng tẩm bổ như thịt bò, thịt gà, cao ngựa, cao trăn... ăn vào bổ dưỡng lên cân. Mà hoàn toàn nó phải được coi là một thứ gần như vacxin, một thứ men nguồn gốc thiên nhiên thực vật, được sử dụng bằng đường uống, thường xuyên hấp thu vào cơ thể, nó có giá trị kích thích làm thăng bằng, khôi phục các quá trình hoạt động sinh học bình thường của các tổ chức và cơ quan, tạo ra hình ảnh những con người, nam cũng như nữ, trẻ cũng như già, có cơ thể quanh năm luôn ăn khỏe, ngủ khỏe, làm việc khỏe... Muốn thế hãy lựa chọn, tạo ra cho mình những sản phẩm có linh chi, uống hàng ngày theo một liều độ thấp. Một trong những thí dụ đó là thứ thuốc ngọt có tên Mật ong linh chi.
Chế tạo cao lỏng từ nấm linh chi
Nguyên liệu: 3 lạng linh chi, 2 lạng tam thất, 1 lạng nhân sâm và nửa lạng đương quy. Tất cả đều thái mỏng.
Bước thứ nhất: Dùng một cái nồi nhôm loại 5 lít, xếp linh chi, tam thất vào và cho nước ngập nguyên liệu chừng 2 cm, đun sôi trong 20 phút. Chắt kiệt và lọc bằng vải màn lấy nước ra một nồi riêng, cô đặc dần lại. Phần bã được cho thêm nước và sắc cho sôi tiếp 10 phút nữa. Chắt kiệt và lọc lần thứ hai. Dồn nước chiết lần hai này vào nồi đang cô, cô nhỏ lửa dần dần cho đến khi còn lại chừng hai lít.
Bước thứ hai: Dùng một nồi dung tích hai lít, sắc nhân sâm và đương quy lần lượt hai nước như khi sắc linh chi và tam thất. Cuối cùng khi nào nước linh chi và tam thất đã cạn đến mức một lít thì dồn cả hai loại nước sắc này làm một rồi cô lửa nhỏ cho đến khi chỉ còn lại chừng 0,5 lít. Ta đã được cao lỏng linh chi, trong đó có mặt linh chi, tam thất, nhân sâm và đương quy. (Còn nữa)
NGND-PGS.TS PHAN VĂN CÁC
Theo Báo Người cao tuổi
Linh chi là những loại nấm (Ganoderma sp) có nhiều tác dụng tốt nhưng sử dụng linh chi như thế nào, cách dùng có đúng hay không mới khẳng định được thế nào là thuốc hay, thuốc tốt, có hiệu quả?
Trên thị trường thuốc Việt Nam, phổ biến thường gặp linh chi Hàn Quốc, đó là nấm linh chi được chế biến thành thương phẩm, đóng gói bằng những túi nilon dày, gắn kín, bên trong đựng khoảng 20 cái nấm to dày, khối lượng trung bình 200-300 gam đã sấy khô, mặt trên có màu vàng xậm láng bóng, mặt dưới xốp màu trắng phớt, in chữ Made in Korea. Sản phẩm nhập vào Việt Nam là trào lưu mậu dịch giữa Việt Nam - Hàn Quốc thông qua Công ty Dược liệu Trung ương I ở Giáp Bát, Hà Nội. Cũng có một số giống linh chi khác có khối nấm mỏng hơn, màu đen hoặc đỏ. Có thứ mọc dại trên thân cây lim khô, cuống nấm dài chừng 6-8 cm, mọc lệch một bên tạo nên tán nấm hình thận dày 5-8 mm, mặt trên có màu vàng sậm, láng bóng, có nhiều vành thẫm như màu sô-cô-la, chạy gần như song song, gặp nhau ở cuống, mặt dưới xốp màu vàng nhẹ. Toàn thân cây nấm cứng như gỗ, thứ nấm này mọc lẻ tẻ, đơn độc trên thân những cây lim đã bị đốn tại những khu rừng lim, ở huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang. Linh chi cũng đã được trồng với quy mô sản xuất nhỏ tại Viện Công nghệ sinh học Việt Nam.
Theo phân loại của Lý Thời Trân trong sách Bản thảo Cương mục có 6 loại linh chi: Hoàng chi, Hồng chi, Thanh chi, Bạch chi, Tử chi và Hắc chi. Đó là các loại linh chi màu vàng, đỏ, xanh, trắng, tím và đen. Mỗi loại được sử dụng với mục tiêu làm thuốc khác nhau. Ở đây, chỉ đặt vấn đề sử dụng loại linh chi thường gặp là Hoàng linh chi (Ganoderma luxidum).
Hoạt chất trong nấm linh chi
Hoạt chất là chất hoạt động, những chất này khi có mặt trong cơ thể người sẽ thúc đẩy hoặc kìm hãm những phản xạ sinh học của tổ chức, dẫn đến thúc đẩy hay kìm hãm những hoạt động sinh lí toàn thân. Hoạt chất của linh chi là tổ hợp những saponin triterpenic và những polisacharis hoạt hóa, có mặt một chất quan trọng là germany, thứ đến là tổ hợp các nhân tố vi lượng: acid ganoderic, đồng, vanadium, kẽm...
Gọi là tổ hợp vì hoạt chất trong linh chi có cơ cấu khéo léo dưới dạng hữu cơ, dễ thấm sâu vào hệ thống tế bào của tổ chức cơ thể người theo nguyên tắc đồng điệu sinh học. Khi đó những nhân tố hữu cơ có hoạt tính sinh học từ thực vật bậc thấp, biến thành những nhân tố hữu cơ sinh học có hoạt tính trong cơ thể người và hình thành những kho tổng hợp các dưỡng chất vi lượng tinh túy, được lưu giữ tại một số mô của cơ thể và tùy theo nhu cầu, những dưỡng chất vi lượng này sẽ được cơ thể người đưa vào sử dụng. Đã có sự hình thành các kho dự trữ, thì nguyên liệu trong các kho này cần thiết phải luôn luôn được thay đổi, theo sự luân chuyển không ngừng của hệ tuần hoàn máu và bạch huyết phù hợp với nhịp sinh học, khiến cơ thể luôn luôn được mới hóa mọi khâu, đáp ứng tốt trước mọi sự biến đổi phức tạp của môi trường sống, vốn rất đa dạng và phong phú.
Dược tính của nấm linh chi
Cơ thể người tùy cơ vận dụng từng chùm các yếu tố vi lượng, như germani, kẽm, các saponin... tham gia vào những quá trình diễn biến hóa sinh trong nội mô các tổ chức cơ quan, bù đắp những yếu tố cơ thể còn thiếu, không tự tổng hợp được; thải loại các nhân tố gây độc, thanh lọc dịch thể, làm cho máu và bạch huyết điều hòa lưu thông, trao đổi hấp thụ được đầy đủ oxy, mang được hồng cầu tươi mới, nuôi dưỡng và bảo vệ tốt mạng lưới gen và tế bào trong toàn thân.
Từ cổ chí kim, linh chi được coi là thuốc có tác dụng hòa hoãn. Với người huyết áp thấp nó giúp lên ngưỡng bình thường, huyết áp cao nó giúp hạ xuống; người bị tiểu đường nó giúp hạ mức đường huyết xuống. Linh chi không có vai trò cung cấp đạm mà cung cấp những nhân tố hữu cơ, vi lượng cho cơ thể, bổ sung những nhân tố quan trọng, chống lại hoặc loại trừ các nhân tố xấu gây tăng trưởng các mầm bệnh.
Linh chi là loại thuốc đứng đầu trong các loại thuốc quý, trên cả nhân sâm, do hàm lượng hoạt chất kích thích, khôi phục, giữ thăng bằng hệ thống miễn dịch cho cơ thể nhiều hơn nhân sâm từ 6 đến 8 lần; trước tiên là điều hòa toàn diện các hormon, đồng nghĩa với việc giữ cho con người khỏe mạnh, tạo ra sự trẻ trung, tránh được hầu hết những loại bệnh xơ mỡ động mạch, huyết áp thấp, huyết áp cao, xơ gan, viêm gan, rối loạn chức năng thận, rối loạn thần kinh, tinh thần, liệt dương, lão hóa sớm, alzheimer (suy giảm trí nhớ, luộm thuộm, hay nhầm, hay quên), đột qụy; u xơ tiền liệt tuyến, u xơ tử cung, đại tràng, trực tràng...
Năm 2011, dược điển các nước Hàn Quốc, Trung Quốc và Mỹ cũng vẫn xác định linh chi hoàn toàn không có tác dụng phụ và chống chỉ định.
Với những lợi ích như đã nói ở trên, người ta coi linh chi như một vị thuốc cải lão hoàn đồng, làm cho cơ thể con người trẻ mãi không già. Nếu tuổi trẻ đã sử dụng thuốc này thường xuyên và đúng cách, cộng với một chế độ dinh dưỡng đúng mực, con người ta luôn ở trạng thái khỏe mạnh. Nếu chẳng may gặp phải những tai nạn khách quan thì khả năng lành bệnh sau phẫu thuật cũng nhanh hơn, tốt hơn, tuổi thọ có thể trên dưới 100 là bình thường.
Linh chi tốt như vậy nhưng ngày nay hầu như người ta sử dụng không đúng cách, có thể nói là rất nhiều người không biết dùng. Người thì lạm dụng quá mức, người thì suốt đời lại không có một lần nào được biết đến linh chi. Cả hai khuynh hướng đó đều không đúng. Sẽ là rất lãng phí nếu ta chỉ sắc lên, uống thoải mái như uống nước chè, nước vối, không tính đến liều lượng. Biết rằng, với hoạt động sinh lí bình thường, cơ thể ta hấp thu bất kì thứ gì dù cao lương mĩ vị đến đâu thì nó cũng chỉ lưu giữ lại trong người có thời hạn, rồi phải đào thải hết. Còn nếu chỉ nếm một lần một lượng nhỏ rồi thôi thì cũng chẳng giải quyết được gì vì bất kì loại thuốc nào cũng đòi hỏi phải sử dụng tới một liều nào đó đủ ngưỡng thì hoạt lực tác dụng mới được thể hiện. Chúng ta biết chắc một điều là linh chi không thể coi là thứ dùng tẩm bổ như thịt bò, thịt gà, cao ngựa, cao trăn... ăn vào bổ dưỡng lên cân. Mà hoàn toàn nó phải được coi là một thứ gần như vacxin, một thứ men nguồn gốc thiên nhiên thực vật, được sử dụng bằng đường uống, thường xuyên hấp thu vào cơ thể, nó có giá trị kích thích làm thăng bằng, khôi phục các quá trình hoạt động sinh học bình thường của các tổ chức và cơ quan, tạo ra hình ảnh những con người, nam cũng như nữ, trẻ cũng như già, có cơ thể quanh năm luôn ăn khỏe, ngủ khỏe, làm việc khỏe... Muốn thế hãy lựa chọn, tạo ra cho mình những sản phẩm có linh chi, uống hàng ngày theo một liều độ thấp. Một trong những thí dụ đó là thứ thuốc ngọt có tên Mật ong linh chi.
Chế tạo cao lỏng từ nấm linh chi
Nguyên liệu: 3 lạng linh chi, 2 lạng tam thất, 1 lạng nhân sâm và nửa lạng đương quy. Tất cả đều thái mỏng.
Bước thứ nhất: Dùng một cái nồi nhôm loại 5 lít, xếp linh chi, tam thất vào và cho nước ngập nguyên liệu chừng 2 cm, đun sôi trong 20 phút. Chắt kiệt và lọc bằng vải màn lấy nước ra một nồi riêng, cô đặc dần lại. Phần bã được cho thêm nước và sắc cho sôi tiếp 10 phút nữa. Chắt kiệt và lọc lần thứ hai. Dồn nước chiết lần hai này vào nồi đang cô, cô nhỏ lửa dần dần cho đến khi còn lại chừng hai lít.
Bước thứ hai: Dùng một nồi dung tích hai lít, sắc nhân sâm và đương quy lần lượt hai nước như khi sắc linh chi và tam thất. Cuối cùng khi nào nước linh chi và tam thất đã cạn đến mức một lít thì dồn cả hai loại nước sắc này làm một rồi cô lửa nhỏ cho đến khi chỉ còn lại chừng 0,5 lít. Ta đã được cao lỏng linh chi, trong đó có mặt linh chi, tam thất, nhân sâm và đương quy. (Còn nữa)
NGND-PGS.TS PHAN VĂN CÁC
Theo Báo Người cao tuổi
Năm bài thuốc đơn giản, rẻ tiền chữa bệnh sỏi thận và mật
[Người cao tuổi, 13/9/2011] - Năm nay tôi 77 tuổi, bị bệnh sỏi thận tái phát đi, tái phát lại phải chạy chữa tốn kém. Thật may, ông anh cho một quyển sách chữa bệnh bằng cây nhà lá vườn.
Tác giả là một cha cố ở Mỹ viết về quả đu đủ chữa được 8 bệnh, trong đó quả đu đủ xanh làm tan sỏi thận, sỏi mật. Tôi thực hiện ngay ăn 7 quả đu đủ trong 7 ngày, đi siêu âm sỏi đã tan hết. Từ đó tôi phổ biến cho 7 người ăn đu đủ xanh thì 6 người khỏi. Bài thuốc đơn giản mà hiệu quả nên tôi viết bài báo "Đu đủ xanh có thể làm tan sỏi thận, sỏi mật" cho Báo Người cao tuổi (đăng ở Đặc san tháng 4-2010). Ban đầu tôi viết chưa tỉ mỉ, chi tiết nên độc giả khắp cả nước gọi điện thoại về hỏi thêm, nhất là sau số báo tháng 6-2010 ra thì hằng ngày có tới hơn chục cuộc điện thoại hỏi về cách ăn đu đủ chữa sỏi thận. Tôi đã hướng dẫn chi tiết cách sử dụng cho rất nhiều người. Qua 6 tháng, tôi tiếp nhận gần 500 cuộc điện thoại, gọi về nhờ hướng dẫn ăn đu đủ chữa sỏi thận.
Đến tháng 5 - 2011, hồi âm đã có trên 80 người cho biết đã khỏi bệnh. Điển hình là ông Nguyễn Ngọc Hoàng Anh, xã Hương Sơn, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc (ĐT: 0978.502.069) sỏi 0,8 mm tiêu tan. Theo thống kê của ông Nguyễn Hữu Chung, Hội Người cao tuổi xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang (ĐT: 0976.166.970) có ông Lê Công Hội, 65 tuổi sỏi 0,70 mm-0,8 mm ăn đu đủ tiêu tan sỏi và bà con trong xóm làm theo đã có 6 người khỏi là các ông, bà: Trần Thị Xướng, Trần Thị Nhận, Đỗ Bá Ngoan, Nguyễn Viết Vui, Lý Văn Tiến, Nguyễn Kim Chinh. Ngay ở làng tôi, thôn Hội Động, xã Đức Lý, huyện Lý Nhân cũng 6 người khỏi là ông Minh, ông Sáu, ông Huyến, ông Thau, bà Phương, anh Thiết. Ông Nguyễn Văn Xướng, đường Quy Lưu, phường Minh Khai, TP Phủ Lý bị sỏi mật, vợ là bà Nguyễn Thị Thịnh bị sỏi thận 3 viên to. Hai ông bà thực hiện ăn đu đủ xanh đều khỏi bệnh. ông Nguyễn Văn Đấu người cùng làng tôi là cán bộ về hưu ở số nhà 12 tổ 17 - phường Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên bị sỏi thận chạy chữa nhiều tiền mà không khỏi. Ông chỉ ăn 7 quả đu đủ là khỏi. Ông nói: "Người nghèo được bài thuốc này là thần tiên". Còn nhiều người nữa không kể hết được. Cũng có một số người ăn đu đủ xanh không khỏi bệnh là do ăn chưa đúng cách, chưa đủ liều hoặc do cơ địa không phù hợp, còn loại sỏi san hô không tiêu tan được.
Nay tôi hướng dẫn thêm bài chữa bằng đu đủ và sưu tầm thêm 4 bài nữa chữa sỏi thận để bạn đọc tham khảo, nếu áp dụng mà không khỏi, không phù hợp thì chữa sang bài kia. Nếu hợp, may mắn là khỏi, không tốn tiền, không phải mổ.
Bài 1: Dùng quả đu đủ xanh
Chọn quả đu đủ độ 400 - 600 gam không già, không non, loại quả bánh tẻ, vỏ còn xanh, còn nhiều nhựa trắng, tác dụng chính là nhựa (quả già ít nhựa, non ăn thì đắng, quả bé không đủ sức bào mòn sỏi). Khi ngắt quả rửa sạch cắt đầu, cắt đuôi moi hết hột bỏ đi, cho thêm ít muối vào quả đu đủ cho vừa ăn để nguyên cả vỏ xanh và nhựa đặt vào cái nồi con, hay cặp lồng, đổ nước đun cách thuỷ độ 30 phút quả chín, ăn mỗi ngày một quả. Sau bữa ăn an toàn dạ dày. Tùy theo sỏi to nhỏ mà dùng, sỏi dưới 10 mm thì ăn 7 quả, nếu trên 10 mm phải ăn nhiều hơn, ăn liên tục, không kiêng kị gì, người khó ăn có thể chấm đường cho dễ.
Bài 2: Dầu ô liu và quả chanh
Tỉ lệ một thìa dầu ô liu một quả chanh vừa phải, căn cứ vào lượng sỏi to nhỏ mà dùng như sau:
Sỏi trung bình trên dưới 10 mm ngày 6-7 quả chanh vắt lấy nước hoà với 6 đến 7 thìa dầu ô liu, quấy đều, đổ thêm 3 - 4 bát nước lã đun sôi để nguội hoà đều rồi uống. Uống sau 3 - 4 giờ đi tiểu liên tục hứng vào bô để lắng, xem dưới đáy bô có cặn trắng là tốt. Sỏi nhỏ có thể làm một lần, nếu sỏi to có thể làm 2 đến 3 ngày.
Bài 3: Rau om nước dừa
Rau om ở miền Nam thường dùng nấu canh chua (ở miền Bắc gọi là rau ngổ) thường mọc ở các bờ ao, các mương máng. Có loại trắng thường làm rau thơm ăn với thịt chó. Loại đỏ dùng cũng được. Lấy độ 1 kg đem giã nát vắt lấy nước cốt hoà với nước dừa uống ngày 2 - 3 lần nếu là khô dùng 5 - 6 lạng sắc uống ngày 2 -3 lần. Thời gian dùng 5 - 7 ngày tuỳ lượng sỏi. Đây là bài thuốc của Hoà Thượng Thích Giác Nhiên.
Bài 4: Hoa cây đu đủ đực
Hoa cây đu đủ đực ngắt xuống giã nát, hoà với nước lã đun sôi để nguội trộn đều vắt lấy nước uống ngày ba lần. Tùy loại sỏi, hợp là tiêu tan (bài của Hoà Thượng Thích Giác Nhiên).
Bài 5: Mề gà, mật vịt
Gà vịt thường ăn lẫn đá, sỏi, cua ốc, chất rắn nhiều can-xi thế mà vẫn tiêu tan được nhờ nó có chất gì đó. Cách làm, bóc màng trong mề của con gà, con vịt đem phơi khô, tán nhỏ. Còn mật vịt lấy về ngâm rượu sau 15 ngày là dùng được. Mỗi ngày dùng ít bột của màng gà, vịt đã tán nhỏ với 2 mật con vịt ăn liên tục từ l0 -15 ngày. Nếu tìm được rễ cây cỏ xước, rễ cây xấu hổ, rễ cây dứa dại, rễ cây đỗ ván đem băm phơi khô, sắc uống thì càng tốt, chóng khỏi hơn (bài này trên ti-vi đã phổ biến)
Lương y Lương Phúc Huyên - (Xóm 7, Hội Động, xã Đức Lý,
huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. ĐT: 0351.6298.295)
Tác giả là một cha cố ở Mỹ viết về quả đu đủ chữa được 8 bệnh, trong đó quả đu đủ xanh làm tan sỏi thận, sỏi mật. Tôi thực hiện ngay ăn 7 quả đu đủ trong 7 ngày, đi siêu âm sỏi đã tan hết. Từ đó tôi phổ biến cho 7 người ăn đu đủ xanh thì 6 người khỏi. Bài thuốc đơn giản mà hiệu quả nên tôi viết bài báo "Đu đủ xanh có thể làm tan sỏi thận, sỏi mật" cho Báo Người cao tuổi (đăng ở Đặc san tháng 4-2010). Ban đầu tôi viết chưa tỉ mỉ, chi tiết nên độc giả khắp cả nước gọi điện thoại về hỏi thêm, nhất là sau số báo tháng 6-2010 ra thì hằng ngày có tới hơn chục cuộc điện thoại hỏi về cách ăn đu đủ chữa sỏi thận. Tôi đã hướng dẫn chi tiết cách sử dụng cho rất nhiều người. Qua 6 tháng, tôi tiếp nhận gần 500 cuộc điện thoại, gọi về nhờ hướng dẫn ăn đu đủ chữa sỏi thận.
Đến tháng 5 - 2011, hồi âm đã có trên 80 người cho biết đã khỏi bệnh. Điển hình là ông Nguyễn Ngọc Hoàng Anh, xã Hương Sơn, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc (ĐT: 0978.502.069) sỏi 0,8 mm tiêu tan. Theo thống kê của ông Nguyễn Hữu Chung, Hội Người cao tuổi xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang (ĐT: 0976.166.970) có ông Lê Công Hội, 65 tuổi sỏi 0,70 mm-0,8 mm ăn đu đủ tiêu tan sỏi và bà con trong xóm làm theo đã có 6 người khỏi là các ông, bà: Trần Thị Xướng, Trần Thị Nhận, Đỗ Bá Ngoan, Nguyễn Viết Vui, Lý Văn Tiến, Nguyễn Kim Chinh. Ngay ở làng tôi, thôn Hội Động, xã Đức Lý, huyện Lý Nhân cũng 6 người khỏi là ông Minh, ông Sáu, ông Huyến, ông Thau, bà Phương, anh Thiết. Ông Nguyễn Văn Xướng, đường Quy Lưu, phường Minh Khai, TP Phủ Lý bị sỏi mật, vợ là bà Nguyễn Thị Thịnh bị sỏi thận 3 viên to. Hai ông bà thực hiện ăn đu đủ xanh đều khỏi bệnh. ông Nguyễn Văn Đấu người cùng làng tôi là cán bộ về hưu ở số nhà 12 tổ 17 - phường Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên bị sỏi thận chạy chữa nhiều tiền mà không khỏi. Ông chỉ ăn 7 quả đu đủ là khỏi. Ông nói: "Người nghèo được bài thuốc này là thần tiên". Còn nhiều người nữa không kể hết được. Cũng có một số người ăn đu đủ xanh không khỏi bệnh là do ăn chưa đúng cách, chưa đủ liều hoặc do cơ địa không phù hợp, còn loại sỏi san hô không tiêu tan được.
Nay tôi hướng dẫn thêm bài chữa bằng đu đủ và sưu tầm thêm 4 bài nữa chữa sỏi thận để bạn đọc tham khảo, nếu áp dụng mà không khỏi, không phù hợp thì chữa sang bài kia. Nếu hợp, may mắn là khỏi, không tốn tiền, không phải mổ.
Bài 1: Dùng quả đu đủ xanh
Chọn quả đu đủ độ 400 - 600 gam không già, không non, loại quả bánh tẻ, vỏ còn xanh, còn nhiều nhựa trắng, tác dụng chính là nhựa (quả già ít nhựa, non ăn thì đắng, quả bé không đủ sức bào mòn sỏi). Khi ngắt quả rửa sạch cắt đầu, cắt đuôi moi hết hột bỏ đi, cho thêm ít muối vào quả đu đủ cho vừa ăn để nguyên cả vỏ xanh và nhựa đặt vào cái nồi con, hay cặp lồng, đổ nước đun cách thuỷ độ 30 phút quả chín, ăn mỗi ngày một quả. Sau bữa ăn an toàn dạ dày. Tùy theo sỏi to nhỏ mà dùng, sỏi dưới 10 mm thì ăn 7 quả, nếu trên 10 mm phải ăn nhiều hơn, ăn liên tục, không kiêng kị gì, người khó ăn có thể chấm đường cho dễ.
Bài 2: Dầu ô liu và quả chanh
Tỉ lệ một thìa dầu ô liu một quả chanh vừa phải, căn cứ vào lượng sỏi to nhỏ mà dùng như sau:
Sỏi trung bình trên dưới 10 mm ngày 6-7 quả chanh vắt lấy nước hoà với 6 đến 7 thìa dầu ô liu, quấy đều, đổ thêm 3 - 4 bát nước lã đun sôi để nguội hoà đều rồi uống. Uống sau 3 - 4 giờ đi tiểu liên tục hứng vào bô để lắng, xem dưới đáy bô có cặn trắng là tốt. Sỏi nhỏ có thể làm một lần, nếu sỏi to có thể làm 2 đến 3 ngày.
Bài 3: Rau om nước dừa
Rau om ở miền Nam thường dùng nấu canh chua (ở miền Bắc gọi là rau ngổ) thường mọc ở các bờ ao, các mương máng. Có loại trắng thường làm rau thơm ăn với thịt chó. Loại đỏ dùng cũng được. Lấy độ 1 kg đem giã nát vắt lấy nước cốt hoà với nước dừa uống ngày 2 - 3 lần nếu là khô dùng 5 - 6 lạng sắc uống ngày 2 -3 lần. Thời gian dùng 5 - 7 ngày tuỳ lượng sỏi. Đây là bài thuốc của Hoà Thượng Thích Giác Nhiên.
Bài 4: Hoa cây đu đủ đực
Hoa cây đu đủ đực ngắt xuống giã nát, hoà với nước lã đun sôi để nguội trộn đều vắt lấy nước uống ngày ba lần. Tùy loại sỏi, hợp là tiêu tan (bài của Hoà Thượng Thích Giác Nhiên).
Bài 5: Mề gà, mật vịt
Gà vịt thường ăn lẫn đá, sỏi, cua ốc, chất rắn nhiều can-xi thế mà vẫn tiêu tan được nhờ nó có chất gì đó. Cách làm, bóc màng trong mề của con gà, con vịt đem phơi khô, tán nhỏ. Còn mật vịt lấy về ngâm rượu sau 15 ngày là dùng được. Mỗi ngày dùng ít bột của màng gà, vịt đã tán nhỏ với 2 mật con vịt ăn liên tục từ l0 -15 ngày. Nếu tìm được rễ cây cỏ xước, rễ cây xấu hổ, rễ cây dứa dại, rễ cây đỗ ván đem băm phơi khô, sắc uống thì càng tốt, chóng khỏi hơn (bài này trên ti-vi đã phổ biến)
Lương y Lương Phúc Huyên - (Xóm 7, Hội Động, xã Đức Lý,
huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. ĐT: 0351.6298.295)
Khỏi bệnh tiểu đường nhờ cây Nha đam
[Người cao tuổi, 15/9/2011] - Tôi bị bệnh tiểu đường đã 5 năm. Hằng tháng đi xét nghiệm máu tại Ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ tỉnh, bác sĩ cho biết lượng đường trong máu tương đối cao, nên cho thuốc Tây uống thường xuyên nhưng vẫn không giảm.
Hỏi thăm bạn bè cùng bệnh tiểu đường, đều nói, hiện nay trên thế giới chưa có thuốc đặc trị nào chữa trị tận gốc, mà cứ dùng thuốc Tây bác sĩ cho để uống cầm cự và học cách "chung sống" suốt đời với bệnh này. Cần luyện tập và tích cực kiêng kem ăn uống giảm chất ngọt, mỡ động vật thì có thể hạn chế phát triển của bệnh, nếu không bệnh sẽ biến chứng, gây hậu quả nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong.
Tháng 1 - 2011, tôi đi xét nghiệm máu, lượng đường trong máu tăng lên 11,5 mmoI/1, phải điều trị tại bệnh viện 15 ngày, lượng đường trong máu giảm xuống 6,7 mmoI/1. Tôi rất mừng. Nhưng đến tháng 5 năm 2011, thấy hiện tượng đi tiểu nhiều lần và uống nhiều nước vẫn khát. Đi xét nghiệm lại nước tiểu, lượng đường trong mỡ lên 8,5 mmoI/1. Tôi lo lắng quá. May thay đọc báo Hồn Việt số 46, tháng 5-2011, có bài của ông Nguyễn Gia Nùng, ở khu C31, chung cư Vĩnh Phúc - Nha Trang bị bệnh tiểu đường đã 10 năm, lượng đường trong máu lên đến 16,36 mmoI/1. ông Nùng tìm hiểu biết, Đông y có nhiều loại thuốc trị bệnh này, nhất là dùng lá Nha Đam (ở Quảng Bình ta còn gọi là lá Long Tu hoặc lá Lô Hội), đã uống và có hiệu quả rất tốt. Tôi dùng đúng như cách hướng dẫn của ông Nùng, mua lá Nha Đam về, gọt bỏ vỏ xanh, lấy phần ruột cho vào máy ép hoa quả, nghiền ra thành nước, uống mỗi ngày hai cốc loại trung bình (cốc uống bia) vào hai buổi sáng và tối.
Sau 15 ngày, tôi đi xét nghiệm, lượng đường trong máu giảm xuống còn 5,5 mmoI/1. Các bác sĩ đều phấn khởi, như vậy là lượng đường trong máu của tôi đã trở lại bình thường dưới 6,0 mmoI/1. Tôi tiếp tục mua lá Nha Đam về uống thêm 2 tháng nữa, đến ngày 26-8-2011 đi xét nghiệm lại lượng đường trong máu xuống còn 5,1 mmoI/1. Thế là quá tốt.
Theo lời khuyên của Đông Y, tôi vẫn tiếp uống thêm một tháng nữa để có thể chữa bệnh tiểu đường tận gốc. Nếu dừng lại nửa chừng khi tái phát, việc chữa trị sẽ khó khăn hơn...
Về cây Nha Đam (Long Tu) ở Quảng Bình, tôi có trồng, nhưng lượng cây không nhiều và lá nhỏ, dùng không đủ trong 3 tháng (vì mỗi ngày cần một kg lá xanh). Tôi phải nhờ mua ở Nha Trang 10.000 đồng hoặc ở Đà Nẵng 12.000 đồng một kg về uống liên tục mới có tác dụng.
Vậy xin mách với các bạn "đồng bệnh tương liên" có thể dùng cây Nha Đam để chữa bệnh tiểu đường, vừa đơn giản, vừa có hiệu quả cao.
Lại Văn Ly, 83 tuổi
(TK6, phường Đồng Phú, TP Đồng Hới,
tỉnh Quảng Bình)
Hỏi thăm bạn bè cùng bệnh tiểu đường, đều nói, hiện nay trên thế giới chưa có thuốc đặc trị nào chữa trị tận gốc, mà cứ dùng thuốc Tây bác sĩ cho để uống cầm cự và học cách "chung sống" suốt đời với bệnh này. Cần luyện tập và tích cực kiêng kem ăn uống giảm chất ngọt, mỡ động vật thì có thể hạn chế phát triển của bệnh, nếu không bệnh sẽ biến chứng, gây hậu quả nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong.
Tháng 1 - 2011, tôi đi xét nghiệm máu, lượng đường trong máu tăng lên 11,5 mmoI/1, phải điều trị tại bệnh viện 15 ngày, lượng đường trong máu giảm xuống 6,7 mmoI/1. Tôi rất mừng. Nhưng đến tháng 5 năm 2011, thấy hiện tượng đi tiểu nhiều lần và uống nhiều nước vẫn khát. Đi xét nghiệm lại nước tiểu, lượng đường trong mỡ lên 8,5 mmoI/1. Tôi lo lắng quá. May thay đọc báo Hồn Việt số 46, tháng 5-2011, có bài của ông Nguyễn Gia Nùng, ở khu C31, chung cư Vĩnh Phúc - Nha Trang bị bệnh tiểu đường đã 10 năm, lượng đường trong máu lên đến 16,36 mmoI/1. ông Nùng tìm hiểu biết, Đông y có nhiều loại thuốc trị bệnh này, nhất là dùng lá Nha Đam (ở Quảng Bình ta còn gọi là lá Long Tu hoặc lá Lô Hội), đã uống và có hiệu quả rất tốt. Tôi dùng đúng như cách hướng dẫn của ông Nùng, mua lá Nha Đam về, gọt bỏ vỏ xanh, lấy phần ruột cho vào máy ép hoa quả, nghiền ra thành nước, uống mỗi ngày hai cốc loại trung bình (cốc uống bia) vào hai buổi sáng và tối.
Sau 15 ngày, tôi đi xét nghiệm, lượng đường trong máu giảm xuống còn 5,5 mmoI/1. Các bác sĩ đều phấn khởi, như vậy là lượng đường trong máu của tôi đã trở lại bình thường dưới 6,0 mmoI/1. Tôi tiếp tục mua lá Nha Đam về uống thêm 2 tháng nữa, đến ngày 26-8-2011 đi xét nghiệm lại lượng đường trong máu xuống còn 5,1 mmoI/1. Thế là quá tốt.
Theo lời khuyên của Đông Y, tôi vẫn tiếp uống thêm một tháng nữa để có thể chữa bệnh tiểu đường tận gốc. Nếu dừng lại nửa chừng khi tái phát, việc chữa trị sẽ khó khăn hơn...
Về cây Nha Đam (Long Tu) ở Quảng Bình, tôi có trồng, nhưng lượng cây không nhiều và lá nhỏ, dùng không đủ trong 3 tháng (vì mỗi ngày cần một kg lá xanh). Tôi phải nhờ mua ở Nha Trang 10.000 đồng hoặc ở Đà Nẵng 12.000 đồng một kg về uống liên tục mới có tác dụng.
Vậy xin mách với các bạn "đồng bệnh tương liên" có thể dùng cây Nha Đam để chữa bệnh tiểu đường, vừa đơn giản, vừa có hiệu quả cao.
Lại Văn Ly, 83 tuổi
(TK6, phường Đồng Phú, TP Đồng Hới,
tỉnh Quảng Bình)
10 điều mẹ bé nên làm để giúp con ngủ ngon ban đêm
(Phunutoday, 22/9/2011) - Nếu con bạn không ngủ đủ giấc vào ban đêm, nó có thể ảnh hưởng đến thời gian ở lớp học và ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe. Hãy thử những mẹo nhỏ sau để giúp con bạn bắt đầu có thói quen đi ngủ đúng giờ và khỏe mạnh.
Những hậu quả khi trẻ thiếu ngủ ban đêm?
Trẻ không được ngủ đủ giấc vào ban đêm có thể buồn ngủ, uể oải vào ngày hôm sau. Trẻ sẽ có nhiều khả năng học tập kém ở trường học, không thể hoạt động tốt trong hoạt động ngoại khóa và khó khăn khi chơi cùng với các trẻ khác.
Ngoài ra, mệt mỏi, không tập trung còn khiến trẻ dễ bị tai nạn, làm tăng nguy cơ bị thương tích.
10 điều nên làm để trẻ có giấc ngủ ban đêm tốt hơn
1. Hãy thu xếp để con bạn có thể đi ngủ vào mỗi 9h tối cố định mỗi đêm để đảm bảo số giờ ngủ ban đêm cho trẻ từ 8-9h.
2. Quá nhiều các hoạt động khi ở trường và sau khi tan học ở nhà có thể cam kết cho trẻ một giấc ngủ quý giá. Tuy nhiên, hãy cho phép con bạn có nhiều thời gian cho việc làm bài tập ở nhà và việc vặt để tránh việc phải làm bài quá muộn dẫn đến đi ngủ muộn.
3. Nên đặt chuông để con bạn đi ngủ một cách thường xuyên và để nó trở thành một thói quen. Điều này sẽ giúp đảm bảo cho con bạn ngủ đúng giờ và ngủ đầy đủ giấc.
4. Không cho phép con tiêu thụ caffein lúc gần đi ngủ. Tiêu thụ thực phẩm như soda và sô cô la vào buổi chiều hoặc buổi tối có thể làm cho con không cảm thấy buồn ngủ khi đến giờ phải đi ngủ.
5. Giúp con bạn thư giãn trước khi ngủ bằng việc tắm nước ấm, đọc sách, nghe nhạc …. có thể giúp trẻ dễ ngủ hơn.
6. Đừng để con bạn phải giải quyết hết các dự án khoa học, làm bài tập ở nhà trước hoặc ngay sau khi ăn tối. Hãy lưu ý và cho phép con bạn được thảnh thơi ít nhất một giờ trước khi đi ngủ để nghỉ ngơi và thư giãn.
7. Phải bảo đảm rằng phòng ngủ của con bạn tối. Đèn nên được tắt và đóng cửa phòng của con trước khi ngủ. Tuy nhiên, một ánh đèn nhẹ nhàng là tốt nhất trong phòng trẻ, nó vừa giúp trẻ cảm thấy an toàn vừa giúp trẻ ngủ ngon.
8. Đừng để con ngủ quên khi đang xem chương trình truyền hình. Tiếng ồn từ tivi, radio và thậm chí tiếng ồn giữa cuộc nói chuyện của những người xung quanh khiến con bạn không ngủ ngon và có giấc ngủ ngắn.
9. Bạn cũng phải quan tâm đến nệm của con. Để một tấm nệm cũ, bẩn cho một đứa trẻ không phải là một ý tưởng tốt. Bạn nên đảm bảo các tấm nệm của con luôn sạch sẽ để con có cảm giác thoải mái và hỗ trợ tối đa cho giấc ngủ.
10. Đừng để con bạn ngủ với nhiệt độ phòng ngủ quá nóng hoặc quá lạnh. Điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ hợp lý là tốt nhất để trẻ không phải thức giấc giữa đêm vì quá nóng hay quá lạnh.
Bảo Phương
Những hậu quả khi trẻ thiếu ngủ ban đêm?
Trẻ không được ngủ đủ giấc vào ban đêm có thể buồn ngủ, uể oải vào ngày hôm sau. Trẻ sẽ có nhiều khả năng học tập kém ở trường học, không thể hoạt động tốt trong hoạt động ngoại khóa và khó khăn khi chơi cùng với các trẻ khác.
Ngoài ra, mệt mỏi, không tập trung còn khiến trẻ dễ bị tai nạn, làm tăng nguy cơ bị thương tích.
10 điều nên làm để trẻ có giấc ngủ ban đêm tốt hơn
1. Hãy thu xếp để con bạn có thể đi ngủ vào mỗi 9h tối cố định mỗi đêm để đảm bảo số giờ ngủ ban đêm cho trẻ từ 8-9h.
2. Quá nhiều các hoạt động khi ở trường và sau khi tan học ở nhà có thể cam kết cho trẻ một giấc ngủ quý giá. Tuy nhiên, hãy cho phép con bạn có nhiều thời gian cho việc làm bài tập ở nhà và việc vặt để tránh việc phải làm bài quá muộn dẫn đến đi ngủ muộn.
3. Nên đặt chuông để con bạn đi ngủ một cách thường xuyên và để nó trở thành một thói quen. Điều này sẽ giúp đảm bảo cho con bạn ngủ đúng giờ và ngủ đầy đủ giấc.
4. Không cho phép con tiêu thụ caffein lúc gần đi ngủ. Tiêu thụ thực phẩm như soda và sô cô la vào buổi chiều hoặc buổi tối có thể làm cho con không cảm thấy buồn ngủ khi đến giờ phải đi ngủ.
5. Giúp con bạn thư giãn trước khi ngủ bằng việc tắm nước ấm, đọc sách, nghe nhạc …. có thể giúp trẻ dễ ngủ hơn.
6. Đừng để con bạn phải giải quyết hết các dự án khoa học, làm bài tập ở nhà trước hoặc ngay sau khi ăn tối. Hãy lưu ý và cho phép con bạn được thảnh thơi ít nhất một giờ trước khi đi ngủ để nghỉ ngơi và thư giãn.
7. Phải bảo đảm rằng phòng ngủ của con bạn tối. Đèn nên được tắt và đóng cửa phòng của con trước khi ngủ. Tuy nhiên, một ánh đèn nhẹ nhàng là tốt nhất trong phòng trẻ, nó vừa giúp trẻ cảm thấy an toàn vừa giúp trẻ ngủ ngon.
8. Đừng để con ngủ quên khi đang xem chương trình truyền hình. Tiếng ồn từ tivi, radio và thậm chí tiếng ồn giữa cuộc nói chuyện của những người xung quanh khiến con bạn không ngủ ngon và có giấc ngủ ngắn.
9. Bạn cũng phải quan tâm đến nệm của con. Để một tấm nệm cũ, bẩn cho một đứa trẻ không phải là một ý tưởng tốt. Bạn nên đảm bảo các tấm nệm của con luôn sạch sẽ để con có cảm giác thoải mái và hỗ trợ tối đa cho giấc ngủ.
10. Đừng để con bạn ngủ với nhiệt độ phòng ngủ quá nóng hoặc quá lạnh. Điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ hợp lý là tốt nhất để trẻ không phải thức giấc giữa đêm vì quá nóng hay quá lạnh.
Bảo Phương
Vỏ chanh chữa bệnh (2 bài)
Bài 1. Vỏ chanh tuyệt hơn cả Viagra?
[Phunutoday, 21/9/2011] - Tôi 50 tuổi lúc đó tình dục đã yếu, tôi lấy vỏ chanh uống thử xem thấy thế nào. Uống ngày đầu tiên là đã có kết quả, từ ngày đó là cứ vậy tôi làm.
Tôi đọc được bài thuốc dân gian này từ một quyển sách pho to có tên là Sách thuốc Thiên ân, do mẹ tôi sưu tầm và tặng lại cho con cháu. Từ lúc có quyển sách, mẹ tôi dặn mọi người nhớ để dành vỏ chanh cho bà, để bà tự thử nghiệm.
Quyển cách ghi rõ địa chỉ của người viết: lương y Nguyễn Văn Quỳnh, số 69 Yên Đỗ, phường Tân Thành, quận Tân Phú, T.P Hồ Chí Minh. Tuy mẹ tôi còn đang trong quá trình sưu tầm vỏ chanh, chưa biết hiệu quả thật sự đến đâu, nhưng trộm nghĩ uống vỏ chanh, nếu không có tác dụng tuyệt vời như lời tuyên truyền, thì cũng vô hại nếu uống vào, nên tôi mạnh dạn cung cấp cho mọi người những thông tin quan trọng trong cuốn sách pho to này. Biết đâu đây thực sự là một bài thuốc tốt mà lâu nay chúng ta phí phạm bỏ qua.
Vì bài viết trong quyển sách không chỉ nói đến vỏ chanh mà còn đề cập tới nhiều bài thuốc dân gian khác, cách trình bày nhiều khi bị lẫn lộn, nên tôi tạm sắp xếp đề mục theo các công dụng khác nhau của vỏ chanh để mọi người tiện theo dõi.
Tác giả cuốn Sách thuốc thiên ân viết: “Năm 1989, là tôi 50 tuổi lúc đó tình dục đã yếu, tôi lấy vỏ chanh uống thử xem thấy thế nào. Uống ngày đầu tiên là đã có kết quả, từ ngày đó là cứ vậy tôi làm. Tôi có thằng cháu con ông anh họ bị liệt dương. Đi hết bác sĩ này đến thầy Tàu kia, mà cũng không hết. Tôi bảo nó là, cháu uống vỏ chanh vài tháng xem thế nào? Thế là nó uống cũng có kết quả.
Nó kể: trước khi uống vỏ chanh cháu có người yêu 04 năm rồi mà cháu không dám cưới. Lúc đó tôi nói: “Cháu mà cưới về, rồi nó cũng bỏ cháu vì liệt dương, không trả bài được là nó cũng bỏ cháu”. Rồi hai chú cháu cùng cười. Xin mọi người đừng nghĩ là tôi nói bậy”.
Ở đoạn này, tác giả không nói kỹ phải dùng bao nhiêu vỏ chanh, uống tươi hay khô để giúp người cháu liệt dương có can đảm lấy vợ mà chuyển ngay sang công dụng của vỏ chanh đối với người bị sốt rét. Xin trích dẫn luôn ra đây để mọi người tham khảo: “Không có một loại thuốc nào mà chặn đứng cơn sốt rét trong
vòng 05 phút. Người bị sốt rét, đắp 02 đến 03 cái mền vẫn thấy lạnh, thế mà uống 01 ca vỏ chanh đặc còn ấm vừa uống được, chỉ một ca Thái Lan có quai trong vòng 05 phút là hết sốt”.
Hi vọng những trích dẫn trên đây sẽ có ích cho một ai đó đang cần tìm thuốc bổ dương ích khí cho các đấng tu mi nam tử. Ở các trích đoạn khác, tác giả cuốn Sách thuốc Thiên ân có nói rõ hơn về liều dùng, cách dùng vỏ chanh. Trong lúc chờ bài tiếp theo, quý vị muốn có trải nghiệm cho riêng mình nên đi sưu tầm vỏ chanh từ các quán bún, phở, về phơi khô đi là vừa.
Trương Lan
Bài 2. Vỏ chanh chữa lành bao tử
[Phunutoday, 23/9/2011] - Viêm cuống bao tử mỗi ngày uống từ 40 miếng vỏ chanh tươi đến 50 miếng, khô thì 80 miếng đến 100 miếng mỗi ngày,trong vòng 4 ngày hết bệnh”
Ngày 20/9/2011, mẹ tôi bắt đầu sắc vỏ chanh để uống. Bà bị đầy hơi, ợ chua và chướng vùng thượng vị.Nhận xét ban đầu là vỏ chanh tươi hơi đắng, có mùi thơm như lá chanh.
Tác giả cuốn “Sách thuốc Thiên ân” viết:“Năm 1979, tôi bị đau bao tử rất nặng, ăn gì cũng đau, uống gì cũng đau, đi xe đạp là đau nhiều, tiền không có, thuốc thì hiếm,phải đến đường Nguyễn Thông – TP Hồ Chí Minh mới có thuốc,nhưng tiền không có phải chịu bó tay. Thế là tôi tự thử nghiệm cho chính tôi xem kết quả thế nào?
Tôi ra chợ lượm vỏ chanh người ta ăn hang bỏ vỏ, lượm về rửa sạch, lột màng chua rồi rửa lại cho thật sạch. Nấu sôi 10 phút đậy vung, tắt bếp để cho nguội uống. Kết quả đúng như tôi nghĩ là bớt đau ngay ngày đầu rồi tôitiếp tục uống mỗi ngày một đỡ đau trông thấy. Uống khoảng một tuần là hết đau. Nhưng phải kiêng đồ chua như cà chua, thơm (dứa), chuối, các thứ chua…Từ đó tôi thử nghiệm qua tôi và người khác đều có kết quả”.
Lắng nghe phản ứng của cơ thể
Cũng như các loại thuốc khác, khi dùng vỏ chanh chữa bệnh, mọi người phải lắng nghe phản ứng của cơ thể mình. Theo tác giả cuốn sách, “tác dụng phụ của vỏ chanh là tiêu hao cơ thể, tiêu mỡ… Uống vỏ chanh trong vòng hai tiếng đồng hồ mà không đi tiểu được, hay nhức đầu thì ngưng ngay, phải đi tiểu được nhiều trong vòng hai tiếng mới tốt. Lúc đó uống nước chanh nếu không đau bao tử, nếu đau bao tử thì uống nhiều nước sôi để nguội”.
“… Xin mọi người phải lưu ý xem mình uống có chịu đựng được hay không, nếu không chịu đựng được thì phải uống ít đi theo sức chịu đựng của mình. Nếu uống được như tôi ấn định thì mau khỏi, còn không uống được thì phải uống ít đi tùy theo sức mỗi người”.
Vỏ chanh có thể dùng được dưới hai dạng: vỏ tươi và vỏ phơi khô. Dùng vỏ khô thì phải uống nhiều gấp hai lần vỏ tươi.Lưu ý chung là phải bóc sạch màng chua trước khi dùng.
Liều dùng phổ biến
Theo tác giả cuốn sách, vì thể trạng, bệnh tật của mỗi người khác nhau nên cần có sự gia giảm liều lượng khác nhau khi dùng vỏ chanh. Sau đây là một vài gợi ý, không chỉ riêng cho bệnh đau bao tử mà còn cho nhiều bệnh khác:
“Phổi có nước, thận có nước thì uống vỏ chanh là mau khỏi. Mỗi ngày phải uống 80 đến 100 miếng vỏ chanh tươi. Vỏ khô mỗi ngày 120 đến 160 miếng. Nếu sôi vỏ chanh 10 phút, tắt bếp, đậy vung, để nguội rồi uống. Nấu lần thứ 2 cũng làm như vậy.Uống cho đến khi hết bệnh.
Mỡ bọc tim, bọc gan thì uống ít hơn, mỗi ngày uống 30 miếng vỏ tươi, còn khô thì uống 50 miếng mỗi ngày. Thời gian kéo dài cho đến hết bệnh.
Viêm cuống bao tử mỗi ngày uống từ 40 miếng vỏ chanh tươi đến 50 miếng, khô thì 80 miếng đến 100 miếng mỗi ngày,trong vòng 4 ngày hết bệnh”.Lưu ý riêng cho bệnh nhân đau bao tử: ăn kiêng quan trọng ngang với uống vỏ chanh.
Song Nhi
Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011
Kinh nghiệm tránh ăn mực "cao su"
Hiện nay mực "cao su" vẫn bán nhiều và nhiều người mua phải. Đặc điểm: không xé được thành sợi nhỏ, khó nhai được, chỉ có mùi mực lúc mới nhai còn sau đó thì không, lấy bật lửa đốt một miếng mực thì sun lại có mùi nilon như mùi đốt miếng vải áo nilon. Blog đăng lại các bài về mực này có từ năm ngoái để mọi người tự mình phòng tránh. Lucky, 27-9-2011
* Khi đốt mực khô xé có mùi khét và cháy đen như tro vải may quần áo
[Tin tức online, 3/4/2010] - Loại mực này khi đốt lên chỉ thoang thoảng có mùi đặc trưng của mực, cho vào miệng nhai thì dai như cao su. Ngoài việc móc túi khách hàng, ẩn sau những con mực "cao su" ấy còn tiềm tàng nguy hiểm đối với sức khoẻ người tiêu dùng.
Trước thông tin có mực khô được làm bằng cao su, giống y như thật, được bày bán công khai tại nhiều nơi, từ các khu danh lam thắng cảnh, khu nghỉ mát đến các chợ có bán đồ hải sản, chúng tôi đã cất công tìm hiểu thực hư chuyện này.
Một ngày giữa tháng hai (âm lịch), tại hội Đền Cửa ông (Cẩm Phả - Quảng Ninh), chúng tôi dừng lại nghỉ ngơi ăn chút điểm tâm, gọi mấy cốc bia, vài con mực khô nhâm nhi.
Vốn là người cẩn thận, để có mực ngon uống bia, tôi đã ra mẹt mực của người bán hàng chọn từng con một. Với loại mực khô, phải con dày mình, to vừa phải, sờ tay còn chút ẩm, đượm vị mặn mòi của biển mới là loại thượng hạng. Biết vậy, nên khi chọn được con mực ưng ý tôi mới yêu cầu chị bán hàng nướng chín. Chúng tôi mải chuyện rông dài nên cũng chẳng để ý đến con mực nướng. Một lát sau đã có đĩa mực xé đều tay khá chuyên nghiệp được mang tới.
Cánh mày râu thấy có mực nướng là chén tới luôn. Mấy chị em thì nhẹ nhàng nhón mực chấm tương ớt rồi từ từ thưởng thức. Trời ạ, ai cũng kêu sao loại mực này lại dai thế, mà lại không thấy vị ngọt thường thấy. Ban đầu chỉ ngỡ mình không mua được mực ngon nên chúng tôi chặc lưỡi: Thôi ăn tạm. Nhưng chị bạn bỗng thảng thốt kêu: Hình như cao su! Tất cả ngừng ăn, tất cả những cặp mắt đổ dồn vào đĩa mực. Tôi đưa lên mũi ngửi kỹ, có mùi mực nhưng ít, kéo tay mạnh nghe thấy bựt như sợi dây đứt. Lên tiếng với người bán hàng, chị này tỉnh queo: Mực ngon phải dai chứ! Tôi kéo miếng mực ra để khẳng định đó là cao su, lúc này chị ta đành chịu.
Loại mực này được bán với giá 140.000 đồng một kg, tôi định mua về làm quà, nên khi nướng ăn tại đây thấy nghi ngờ nên đem trả lại. Thấy khách phát hiện ra mực rởm, chị ta dịu giọng: "Thôi chị trả lại cho em 100 ngàn đồng. Mực này chị cũng phải mua, chẳng may phải con nó thế, mỗi người chịu thiệt một chút". Mấy thực khách cùng ngồi ăn mực, thấy vậy đều kiểm tra lại đĩa mực mình đang dùng, rồi mang trả lại. Có người còn la ó, giữa chốn linh thiêng vậy mà vẫn còn bày đặt lừa đảo du khách. Đúng là ăn phải mực "cao su”, nhai sái cả quai hàm.
Tôi gói phần mực "cao su" ấy mang về làm bằng chứng. Thấy một số người bạn kể lại, từ mùa hè khi đi nghỉ mát tại Đồ Sơn (Hải Phòng), Bãi Cháy (Quảng Ninh), Hải Thịnh (Nam Định)... đã ăn phải loại mực "cao su" này. Nói đến mực "cao su", chính những PV còn có người bán tín, bán nghi, bởi nhìn cảm quan bằng mắt thì khó có thể phân biệt được. Anh bạn đồng nghiệp của tôi lấy tay kéo miếng mực vẫn khẳng định là mực thật. Nhưng khi anh lấy bật lửa đốt miếng mực thì nó cháy nổ lép bép, không thành tro mà chảy dài, kéo ra được như ta đốt sợi nilon, hay cao su vậy.
Đã xuất hiện ở các chợ Hà Nội
Từ thực tế phải ăn cá mực "cao su" ở Cửa ông, phóng viên đã tìm đến các chợ để tìm hiểu về loại mực khô này. Hầu hết tại các chợ trên địa bàn Hà Nội mặt hàng mực khô được bày bán nhiều và cũng khá đắt hàng. Đặc biệt tại chợ Đồng Xuân, mặt hàng mực khô được bán nhiều nhất. Theo như quảng cáo của một chủ sạp hàng: "Mực này thì miễn chê, được đóng hộp từ Thanh Hoá, Nghệ An ra đấy". Mực ngon giá từ 350- 420 đồng/kg, còn loại 2, loại 3 thì rẻ hơn 220- 300 đồng/kg. Thấy chúng tôi đi qua dãy hàng khô, chủ hàng nào cũng đon đả: "Mực khô lột da, mực khô còn da, mực dẻo, mực một nắng... đủ cả". Như để khẳng định chỉ có mực ở Đồng Xuân là chuẩn, chị chủ quán giơ túi mực lên: "con nào cũng đều tăm tắp em ạ". Chị này bẻ qua bẻ lại con mực rồi nói: "Dẻo thế này cơ mà! Đã bán thì phải bán hàng ngon, nếu không bán cho ai".
Theo quan sát của PV, tại một số chợ (không phải là chợ đầu mối) đã xuất hiện những người bán hàng rong mặt hàng mực khô có bày bán mực "cao su" (giống với loại mực mà PV đã mua ở Cửa ông, Quảng Ninh). Mực được đựng trong túi nilông màu trắng không ghi rõ nguồn gốc, thậm chí có nhiều mẹt mực được bày bán có dấu hiệu mốc và bị nặng mùi. Giá mực "cao su" về đến mẹt rong tại chợ Thành Công được chị bán hàng hét giá 200 ngàn đồng/kg. Khi phóng viên hỏi: "Mực gì mà dẻo như cao su thế chị?", chị bán hàng huơ huơ tay "hỏi gì mà nhiều thế. Không mua thì thôi!". Ngay lập tức, chị này cất luôn mấy túi mực mà tôi vừa xem xuống phía dưới...
Một vòng quanh chợ Thành Công, khi phóng viên hỏi có bán mực Trung Quốc không thì chủ một quầy hàng cho biết: "ở đây bán cho khách quen thì không giao mực đó. Còn là mực Tàu, nếu mua thì tôi lấy giúp. Loại này chủ yếu bán cho những người bán rong, quán quà đêm vỉa hè". Nghe vậy, thì chắc chắn loại mực này đã về đến các chợ đầu mối, có điều thương lái còn nghe ngóng, chưa bày bán công khai? Mấy người bạn tôi mua phải mực này đều cho biết, khi nướng mực, nó sun lên và "con mực" không hề có mùi tanh tự nhiên như thường thấy ở mực thật.
Mực giả chưa biết sẽ ảnh hưởng nguy hại gì đến sức khoẻ người tiêu dùng?
(Tin tuc, 3/4/2010) - Sau khi báo chí đăng thông tin về loại mực khô 'cao su', chúng tôi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của độc giả, đồng nghiệp và các chuyên gia về vấn đề này.
Xenlulo tẩm hương vị,cán ép thành... mực?
Phó viện trưởng Viện Kỹ thuật hoá (Viện Khoa học Việt Nam), ông Đinh Văn Tường là người nghiên cứu nhiều vật liệu mới ứng dụng trong sản xuất công nghiệp, sau khi nhận được điện thoại của phóng viên hẹn gặp để nhờ kiểm tra chất sản xuất ra "mực cao su" cho biết: "Chính bản thân tôi cũng tò mò muốn xem cụ thể hợp chất tạo nên con mực này là gì".
Sau khi trực tiếp nhìn những lát mực đã xé, ông Tường giương mục kỉnh quan sát rất kỹ càng, ông cầm tay kéo miếng mực, bằng cảm quan của nhà chuyên môn ông cho biết: "100% loại mực này không phải được khai thác từ biển, rất có nhiều khả năng nó được tạo thành từ hợp chất của xenlulo, tẩm ướp hương vị mực kết hợp với công nghệ cán, ép để sản xuất hàng loạt. Công nghệ này chắc là có nguồn gốc từ TQ".
Trước băn khoăn của phóng viên về tính chất, nguồn gốc của xenlulo và ảnh hưởng của hợp chất này đến sức khoẻ con người, ông Tường giải thích: "Để phân tích cụ thể một dạng hợp chất hữu cơ là rất khó. Tại Viện kỹ thuật hoá, muốn làm phải huy động 7- 8 phòng ban. Nhưng nói cho thật dễ hiểu thì xenlulo có thể được tổng hợp từ tinh bột hoặc từ nhiều nguồn bã nguyên liệu khác nhau. ở mỗi quốc gia, hợp chất này được tổng hợp bằng nguyên liệu phù hợp, phổ biến. Tại Việt Nam, xenlulo có nhiều, được tổng hợp từ xơ của củ sắn dây và tinh bột. Giá của xenlulo rất rẻ chỉ khoảng 10.000 đồng/kg.
Theo ông Tường dự đoán, một kg mực được sản xuất hàng loạt bằng công nghệ cán ép từ hợp chất xenlulo tẩm hương vị thì giá thành cao nhất cũng chỉ là 30.000 đồng/kg. Như vậy, so với một kg "mực cao su" phóng viên mua ở Cửa ông (Cẩm Phả- Quảng Ninh) với giá 140 ngàn đồng hay 200 ngàn đồng tại Hà Nội thì lợi nhuận của những kẻ sản xuất, buôn bán "mực cao su" là siêu lợi nhuận. Bằng công nghệ này, ta có thể hình dung, chỉ bằng những khuôn ép, sử dụng hợp chất xenlulo người ta có thể sản xuất mực hàng loạt theo năng suất của dây chuyền sản xuất, khỏi phải giăng buồm ra khơi đánh bắt.
Cần làm rõ sự độc hại
Thực tế, các cơ quan về vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn thường xuyên khuyến cáo người dân không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Tuy nhiên, có một điều mặc nhiên ai cũng biết, đó là nguồn gốc không ghi rõ nhưng lại được các thương lái "quảng bá" rất rõ ràng. Trong chuyện những con "mực cao su", người bán thật thà thì nói là "mực TQ", còn người buôn gian thì cứ lập lờ mực khô lấy từ Thanh Hoá, Nghệ An... như thế, chỉ có người tiêu dùng chịu thiệt, mà nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến sức khoẻ nếu các cơ quan chức năng không vào cuộc kiểm tra, làm rõ.
Đối với "mực cao su", ông Tường cũng khẳng định, những người làm mực giả này không dại gì mà sử dụng những chất gây độc hại khiến người ta ăn xong thấy tác hại ngay như chóng mặt, buồn nôn... ở đây, họ dùng chất xenlulo, nếu sản xuất theo đúng công nghệ sạch thì vô hại. Nhưng vấn đề đặt ra là, công nghệ của tổng hợp xenlulo có đảm bảo không, chất vi lượng bổ sung và chất tạo hương vị mực là chất gì, nó gây độc hại ra sao? Điều này, cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo ông Nguyễn Văn Quang (Trung tâm hoá công nghệ thực phẩm), xenlulo vẫn được dùng trong công nghiệp thực phẩm, một dạng của nó khá phổ biến là kẹo cao su. ông Quang khẳng định: "ăn kẹo cao su người ta phải bỏ bã bởi bản thân xenlulo là chất dai, khó tiêu hoá, khó phân huỷ nếu làm thành mực người ăn nuốt cả vào bụng sẽ gây ra hiện tượng đầy bụng, sôi bụng". Việc cá mực được sản xuất bằng công nghệ hoá học mà không phải là thực phẩm tự nhiên là không được phép. Thực tế, nhiều nước đã yêu cầu ghi rõ nguồn gốc, nơi khai thác hải sản xuất khẩu để kiểm soát tốt nguồn thực phẩm tránh mọi nguy cơ nhiễm hoá chất độc hại.
Trao đổi với phóng viên, nhiều chuyên gia đều lo ngại việc tẩm ướp tạo hương vị cho mực sẽ là khâu mất vệ sinh và nhiễm hoá chất độc. Có thể, để giảm chi phí, tăng lợi nhuận, những người sản xuất "mực cao su" sẽ sử dụng những phế liệu từ mực, mực hỏng, thối qua xử lý hoá chất, trộn với xenlulo để tạo ra mùi vị đặc trưng của mực. Như vậy, nguy cơ về mất vệ sinh, nhiễm hóa chất độc hại có trong "mực cao su" là rất cao. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người tiêu dùng.
Hôm qua 2/4, phóng viên đã liên hệ với Viện Kiểm nghiệm Vệ sinh An toàn thực phẩm Quốc gia. TS. Lê Thị Hồng Hảo- Phó viện trưởng cho biết, bà cũng rất quan tâm đến vấn đề báo nêu. Bà Hảo đề nghị phóng viên chuyển mẫu "mực cao su" đến để Viện phân tích, xét nghiệm. PV sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc khi có kết luận chính thức từ Viện Kiểm nghiệm Vệ sinh An toàn thực phẩm Quốc gia.
(Tin tuc, 02/11/2010) - Ngày 30.10, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP Hải Phòng tiến hành tiêu hủy hơn một tấn mực khô xé “không phải là mực tự nhiên”. Điều này chứng tỏ những thông tin nghi vấn về "mực cao su, mực xenlulo"... là có cơ sở.
Tiếp theo thông tin từ cơ quan chức năng, ngay trong ngày 30.10, PV dạo một vòng các chợ lớn trên địa bàn TP Hải Phòng. Tại chợ Ga (Q.Ngô Quyền), bà Minh, chủ sạp hàng chuyên kinh doanh hải sản khô, cho biết từ khoảng tháng 8.2009, mực “khô xé” ồ ạt tràn về Hải Phòng. “Một số chủ hàng mời tôi với giá có 80.000 đồng/kg, rẻ bằng 1/4 mực khô nguyên con tôi vẫn nhập. Thế nhưng tôi không dám lấy, vì hàng không biết chất lượng thế nào mà lại rẻ thế. Từ nhiều năm nay tôi bán cho khách quen, nhỡ họ ăn vào đau bụng thì mình mất uy tín”. Bà Minh chỉ chúng tôi ra đằng sau chợ Sắt, khu vực đó muốn mua bao nhiêu mực khô xé cũng có.
Mua bao nhiêu cũng có
Khi tìm đến khu vực sau chợ Sắt, cạnh Bến xe Tam Bạc, chúng tôi thấy loại mực này đựng trong túi ni-lon không nhãn mác, bày bán trên nhiều sạp hàng. Vừa dừng xe hỏi mua vài cân mực xé về bán kèm với bia hơi, bà chủ hàng tên C. nhanh chóng đưa ra một túi mực khô xé sẵn với lời giới thiệu: “Mực khô xịn, có xuất xứ từ miền Nam, ăn ngọt, thơm và rất tiện là ăn ngay không phải nướng. Giá 200.000 đồng nửa kg”. Chúng tôi đòi giảm giá, bà chủ chốt: “100.000 đồng nửa kg, không nói nhiều”.
Tại chợ Đổ (Q.Hồng Bàng), chợ Lương Văn Can (Q.Ngô Quyền)... chúng tôi cũng thấy loại mực này được bày bán với giá đưa ra từ 150.000 - 200.000 đồng/kg. Chị H., một tiểu thương chuyên kinh doanh tôm, cá, mực khô tại chợ Trần Quang Khải tiết lộ chị không dám buôn mặt hàng mực khô xé dù lời rất nhiều (mua vào chỉ 70 - 80 ngàn đồng nhưng bán lãi gấp 2-3 lần) vì sợ người tiêu dùng ăn sinh bệnh. “Mực đó là mực từ Trung Quốc mang về, không biết họ làm bằng gì mà rẻ đến thế. Hiện nay, mực khô nguyên con từ Cát Bà lấy vào đã 400.000 đồng/kg, mực Đồ Sơn cũng 300.000 đồng/kg nhưng mực xé lại chỉ có 100.000 đồng/kg là hoàn toàn vô lý. Nhiều người bảo đó là mực làm từ bã sắn dây, xenlulo, nhưng không biết có phải không?”, chị H. nói nhỏ.
“Chưa biết làm bằng chất gì”
Chúng tôi mua 1 kg mực xé tại chợ Sắt với giá 200.000 đồng đem về ăn thử thấy mực khá dai, lúc đầu có vị ngọt nhưng sau nhạt thếch và tan ra như... bột! Đốt thử thì thấy đúng như lời bà Sắn nói: mực cháy thành than và khét như đốt vải vụn!
Trả lời PV chiều qua, lãnh đạo Đội 1, Chi cục QLTT TP Hải Phòng, xác nhận loại mực khô xé có nguồn gốc từ bên kia biên giới hiện đang được tiêu thụ tại một số chợ trên địa bàn thành phố. Tuy vậy, để phát hiện, bắt giữ loại hàng hóa này, lực lượng QLTT gặp nhiều khó khăn vì một số tiểu thương thấy lời nhiều nên không hợp tác. Mặt khác, nếu có bắt được hàng tại sạp ở chợ thì số lượng cũng không đáng là bao vì họ thường lấy chỉ vài chục cân, bán hết mới lấy tiếp.
Đội 1 QLTT chủ yếu tăng cường trinh sát để bắt hàng trên đường lưu thông. Đơn cử, lô hàng hơn 1 tấn mực khô vừa được tiêu hủy ngày 30.10 được trinh sát phát hiện vào tháng 4.2010. Qua công tác nắm cơ sở, QLTT biết một số xe ôm lần lượt vận chuyển từng bao hàng tuồn vào gầm xe khách BKS 37S-3961 đang đậu tại địa phận Hải Phòng, do Nguyễn Trung Thành (ở TP Vinh, Nghệ An) là chủ xe. Chờ đến khi các đối tượng tập kết đủ hàng, lực lượng QLTT mới kiểm tra, bắt giữ. Qua kiểm tra phát hiện có 13 bao chứa mực khô xé (80 kg/bao) tương đương 1.040 kg. Chủ xe khai chỉ biết giao dịch vận chuyển thông qua xe ôm chứ không biết chủ hàng.
Ngày 21.4, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế Hải Phòng) lấy mẫu mực xé vừa bị thu giữ gửi đến Hà Nội giám định. Ngày 12.5, kết quả giám định cho thấy loại mực khô xé trong lô hàng trên không đạt tiêu chuẩn dinh dưỡng của mực khô theo bảng thành phần thực phẩm VN của Viện Dinh dưỡng.
Bà Nguyễn Thị Sắn, Phó trưởng Chi cục QLTT Hải Phòng, cho biết: “Chúng tôi được cơ quan chuyên môn trả lời mẫu giám định mực khô xé mà chúng tôi thu giữ không phải là mực khô tự nhiên. Chúng tôi cũng chưa biết loại mực xé đó được làm từ chất gì, bởi lẽ cơ quan giám định giải thích muốn biết điều này phải cần kinh phí lớn và có thêm nhiều thời gian”.
Theo bà Sắn, loại mực mà cơ quan bà thu giữ để tới 6 tháng nhưng không bị mốc, chứng tỏ nó phải có loại chất bảo quản hoặc được làm từ một loại chất đặc biệt nào đó. “Chính vì sợ nếu chôn xuống đất, mực xé không bị phân hủy sẽ có người đào lên đưa vào lưu thông, chúng tôi phải đưa vào lò đốt rác chuyên dụng để đốt. Chúng tôi cũng đã đốt thử để đối chứng: mực khô nguyên con thường cháy xun từ ngoài vào, nếu phủi phần than đen đi vẫn có thể ăn được. Nhưng loại mực chúng tôi thu giữ khi đốt gần như cháy thành than luôn, khói có mùi rất khét, hệt như khi đốt vải may quần áo”, bà Sắn giải thích.
[Dân trí, 4/9/2011] - Mới đây, anh L. (ở TP.HCM) đi du lịch đến TP Nha Trang (Khánh Hòa) và mua mực khô ở gần chợ Đầm từ một người bán dạo, giá 300.000 đồng/kg. Khi nướng ăn, anh thấy có vị không giống mực thường dùng.
Sau khi so sánh với một con mực thật khác, anh L. khẳng định đã mua phải “mực giả”. PV đã đem những con “mực giả” này đến hỏi một số chuyên gia, ngư dân và người kinh doanh hải sản ở Nha Trang.
"Mực giả" (trái), mực xà (giữa) và mực ống
Cầm con “mực giả” trong tay, ông Trần Văn Hùng, ngư dân chuyên câu mực ở xã Vĩnh Lương, TP Nha Trang (Khánh Hòa) khẳng định: “Đây là loại mực xà (còn gọi là mực ma), có nhiều ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Mực xà sau khi phơi khô có vị hơi đắng, không ngon, ngọt và mềm như loại mực khô thông thường”.
Theo ông Hùng, cách phân biệt mực xà và mực thông thường là phần đuôi. Đuôi mực xà có màu đen sậm, dày, xòe to như đuôi cá; còn đuôi mực ống mỏng, ôm sát vào thân. Mực xà ăn được, nhưng không ngon nên ngư dân ít dùng.
Thạc sĩ Võ Thiên Lăng, Phó chủ tịch Hội Nghề cá VN, cho biết: “Mực xà (tên khoa học Symplectoteuthis oualaniensis) là loài nhuyễn thể chân đầu thuộc ngành động vật thân mềm. Ở một số địa phương duyên hải miền Trung như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên… có đội thuyền chuyên đi câu mực xà ở vùng biển xa bờ, phơi khô và xuất bán sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch. Mực xà ăn được, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người”.
Bà H. (nhà ở đường 2-4, TP Nha Trang) chuyên cung cấp hải sản cho biết: “Mực xà được ngư dân đánh bắt ở khu vực Trường Sa, phơi khô trên tàu. Giá mực xà khô bán sỉ dao động từ 100.000 - 150.000 đồng/kg, tùy theo loại lớn nhỏ. Trước đây, chúng tôi thu gom loại mực này chủ yếu bán cho thương lái Trung Quốc qua đường tiểu ngạch ở biên giới phía Bắc. Nghe nói nhiều người dùng mực xà để nấu nước phở. Thời gian gần đây, một số lái buôn ở TP Nha Trang hỏi mua mực xà, giao cho những người bán dạo tại nhà ga, bến xe, chợ… Các nhà hàng, quán nhậu không dùng mực xà vì vị hơi chát, cứng, khó nhai”.
Bà H. còn cho biết, để đánh lừa người mua, một số người dùng thuốc tẩy phần râu mực xà và lột lớp da màu đen sậm bên ngoài cho giống loại mực ống khô bán tại các sạp.
Ông Huỳnh Văn Đệ, Trưởng ban quản lý chợ Đầm (TP Nha Trang), cho hay: “Giá mực xà khô chỉ bằng 1/4 giá mực ống khô. Mực xà không nằm trong danh mục cấm kinh doanh, nhưng người kinh doanh ở chợ Đầm không bán để giữ thương hiệu và uy tín của hải sản Nha Trang. Tuy vậy, thời gian gần đây, ở phía trước chợ có nhóm người buôn bán lẻ, thường rao bán mực xà khô cho du khách với giá từ 150.000 - 400.000 đồng/kg. Vì vậy, nếu không phân biệt được mực xà và mực ống, khách nên đến các cửa hàng, sạp bán hải sản có bảng hiệu để mua”.
Theo Thiện Nhân - Thanh Niên
* Khi đốt mực khô xé có mùi khét và cháy đen như tro vải may quần áo
Bài 1. Xuất hiện mực khô làm bằng... cao su
[Tin tức online, 3/4/2010] - Loại mực này khi đốt lên chỉ thoang thoảng có mùi đặc trưng của mực, cho vào miệng nhai thì dai như cao su. Ngoài việc móc túi khách hàng, ẩn sau những con mực "cao su" ấy còn tiềm tàng nguy hiểm đối với sức khoẻ người tiêu dùng.
Trước thông tin có mực khô được làm bằng cao su, giống y như thật, được bày bán công khai tại nhiều nơi, từ các khu danh lam thắng cảnh, khu nghỉ mát đến các chợ có bán đồ hải sản, chúng tôi đã cất công tìm hiểu thực hư chuyện này.
Một ngày giữa tháng hai (âm lịch), tại hội Đền Cửa ông (Cẩm Phả - Quảng Ninh), chúng tôi dừng lại nghỉ ngơi ăn chút điểm tâm, gọi mấy cốc bia, vài con mực khô nhâm nhi.
Vốn là người cẩn thận, để có mực ngon uống bia, tôi đã ra mẹt mực của người bán hàng chọn từng con một. Với loại mực khô, phải con dày mình, to vừa phải, sờ tay còn chút ẩm, đượm vị mặn mòi của biển mới là loại thượng hạng. Biết vậy, nên khi chọn được con mực ưng ý tôi mới yêu cầu chị bán hàng nướng chín. Chúng tôi mải chuyện rông dài nên cũng chẳng để ý đến con mực nướng. Một lát sau đã có đĩa mực xé đều tay khá chuyên nghiệp được mang tới.
Cánh mày râu thấy có mực nướng là chén tới luôn. Mấy chị em thì nhẹ nhàng nhón mực chấm tương ớt rồi từ từ thưởng thức. Trời ạ, ai cũng kêu sao loại mực này lại dai thế, mà lại không thấy vị ngọt thường thấy. Ban đầu chỉ ngỡ mình không mua được mực ngon nên chúng tôi chặc lưỡi: Thôi ăn tạm. Nhưng chị bạn bỗng thảng thốt kêu: Hình như cao su! Tất cả ngừng ăn, tất cả những cặp mắt đổ dồn vào đĩa mực. Tôi đưa lên mũi ngửi kỹ, có mùi mực nhưng ít, kéo tay mạnh nghe thấy bựt như sợi dây đứt. Lên tiếng với người bán hàng, chị này tỉnh queo: Mực ngon phải dai chứ! Tôi kéo miếng mực ra để khẳng định đó là cao su, lúc này chị ta đành chịu.
Loại mực này được bán với giá 140.000 đồng một kg, tôi định mua về làm quà, nên khi nướng ăn tại đây thấy nghi ngờ nên đem trả lại. Thấy khách phát hiện ra mực rởm, chị ta dịu giọng: "Thôi chị trả lại cho em 100 ngàn đồng. Mực này chị cũng phải mua, chẳng may phải con nó thế, mỗi người chịu thiệt một chút". Mấy thực khách cùng ngồi ăn mực, thấy vậy đều kiểm tra lại đĩa mực mình đang dùng, rồi mang trả lại. Có người còn la ó, giữa chốn linh thiêng vậy mà vẫn còn bày đặt lừa đảo du khách. Đúng là ăn phải mực "cao su”, nhai sái cả quai hàm.
Tôi gói phần mực "cao su" ấy mang về làm bằng chứng. Thấy một số người bạn kể lại, từ mùa hè khi đi nghỉ mát tại Đồ Sơn (Hải Phòng), Bãi Cháy (Quảng Ninh), Hải Thịnh (Nam Định)... đã ăn phải loại mực "cao su" này. Nói đến mực "cao su", chính những PV còn có người bán tín, bán nghi, bởi nhìn cảm quan bằng mắt thì khó có thể phân biệt được. Anh bạn đồng nghiệp của tôi lấy tay kéo miếng mực vẫn khẳng định là mực thật. Nhưng khi anh lấy bật lửa đốt miếng mực thì nó cháy nổ lép bép, không thành tro mà chảy dài, kéo ra được như ta đốt sợi nilon, hay cao su vậy.
Đã xuất hiện ở các chợ Hà Nội
Từ thực tế phải ăn cá mực "cao su" ở Cửa ông, phóng viên đã tìm đến các chợ để tìm hiểu về loại mực khô này. Hầu hết tại các chợ trên địa bàn Hà Nội mặt hàng mực khô được bày bán nhiều và cũng khá đắt hàng. Đặc biệt tại chợ Đồng Xuân, mặt hàng mực khô được bán nhiều nhất. Theo như quảng cáo của một chủ sạp hàng: "Mực này thì miễn chê, được đóng hộp từ Thanh Hoá, Nghệ An ra đấy". Mực ngon giá từ 350- 420 đồng/kg, còn loại 2, loại 3 thì rẻ hơn 220- 300 đồng/kg. Thấy chúng tôi đi qua dãy hàng khô, chủ hàng nào cũng đon đả: "Mực khô lột da, mực khô còn da, mực dẻo, mực một nắng... đủ cả". Như để khẳng định chỉ có mực ở Đồng Xuân là chuẩn, chị chủ quán giơ túi mực lên: "con nào cũng đều tăm tắp em ạ". Chị này bẻ qua bẻ lại con mực rồi nói: "Dẻo thế này cơ mà! Đã bán thì phải bán hàng ngon, nếu không bán cho ai".
Theo quan sát của PV, tại một số chợ (không phải là chợ đầu mối) đã xuất hiện những người bán hàng rong mặt hàng mực khô có bày bán mực "cao su" (giống với loại mực mà PV đã mua ở Cửa ông, Quảng Ninh). Mực được đựng trong túi nilông màu trắng không ghi rõ nguồn gốc, thậm chí có nhiều mẹt mực được bày bán có dấu hiệu mốc và bị nặng mùi. Giá mực "cao su" về đến mẹt rong tại chợ Thành Công được chị bán hàng hét giá 200 ngàn đồng/kg. Khi phóng viên hỏi: "Mực gì mà dẻo như cao su thế chị?", chị bán hàng huơ huơ tay "hỏi gì mà nhiều thế. Không mua thì thôi!". Ngay lập tức, chị này cất luôn mấy túi mực mà tôi vừa xem xuống phía dưới...
Một vòng quanh chợ Thành Công, khi phóng viên hỏi có bán mực Trung Quốc không thì chủ một quầy hàng cho biết: "ở đây bán cho khách quen thì không giao mực đó. Còn là mực Tàu, nếu mua thì tôi lấy giúp. Loại này chủ yếu bán cho những người bán rong, quán quà đêm vỉa hè". Nghe vậy, thì chắc chắn loại mực này đã về đến các chợ đầu mối, có điều thương lái còn nghe ngóng, chưa bày bán công khai? Mấy người bạn tôi mua phải mực này đều cho biết, khi nướng mực, nó sun lên và "con mực" không hề có mùi tanh tự nhiên như thường thấy ở mực thật.
Mực giả chưa biết sẽ ảnh hưởng nguy hại gì đến sức khoẻ người tiêu dùng?
Bài 2. Mực khô 'cao su' được làm bằng gì?
(Tin tuc, 3/4/2010) - Sau khi báo chí đăng thông tin về loại mực khô 'cao su', chúng tôi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của độc giả, đồng nghiệp và các chuyên gia về vấn đề này.
Xenlulo tẩm hương vị,cán ép thành... mực?
Phó viện trưởng Viện Kỹ thuật hoá (Viện Khoa học Việt Nam), ông Đinh Văn Tường là người nghiên cứu nhiều vật liệu mới ứng dụng trong sản xuất công nghiệp, sau khi nhận được điện thoại của phóng viên hẹn gặp để nhờ kiểm tra chất sản xuất ra "mực cao su" cho biết: "Chính bản thân tôi cũng tò mò muốn xem cụ thể hợp chất tạo nên con mực này là gì".
Sau khi trực tiếp nhìn những lát mực đã xé, ông Tường giương mục kỉnh quan sát rất kỹ càng, ông cầm tay kéo miếng mực, bằng cảm quan của nhà chuyên môn ông cho biết: "100% loại mực này không phải được khai thác từ biển, rất có nhiều khả năng nó được tạo thành từ hợp chất của xenlulo, tẩm ướp hương vị mực kết hợp với công nghệ cán, ép để sản xuất hàng loạt. Công nghệ này chắc là có nguồn gốc từ TQ".
Trước băn khoăn của phóng viên về tính chất, nguồn gốc của xenlulo và ảnh hưởng của hợp chất này đến sức khoẻ con người, ông Tường giải thích: "Để phân tích cụ thể một dạng hợp chất hữu cơ là rất khó. Tại Viện kỹ thuật hoá, muốn làm phải huy động 7- 8 phòng ban. Nhưng nói cho thật dễ hiểu thì xenlulo có thể được tổng hợp từ tinh bột hoặc từ nhiều nguồn bã nguyên liệu khác nhau. ở mỗi quốc gia, hợp chất này được tổng hợp bằng nguyên liệu phù hợp, phổ biến. Tại Việt Nam, xenlulo có nhiều, được tổng hợp từ xơ của củ sắn dây và tinh bột. Giá của xenlulo rất rẻ chỉ khoảng 10.000 đồng/kg.
Theo ông Tường dự đoán, một kg mực được sản xuất hàng loạt bằng công nghệ cán ép từ hợp chất xenlulo tẩm hương vị thì giá thành cao nhất cũng chỉ là 30.000 đồng/kg. Như vậy, so với một kg "mực cao su" phóng viên mua ở Cửa ông (Cẩm Phả- Quảng Ninh) với giá 140 ngàn đồng hay 200 ngàn đồng tại Hà Nội thì lợi nhuận của những kẻ sản xuất, buôn bán "mực cao su" là siêu lợi nhuận. Bằng công nghệ này, ta có thể hình dung, chỉ bằng những khuôn ép, sử dụng hợp chất xenlulo người ta có thể sản xuất mực hàng loạt theo năng suất của dây chuyền sản xuất, khỏi phải giăng buồm ra khơi đánh bắt.
Cần làm rõ sự độc hại
Thực tế, các cơ quan về vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn thường xuyên khuyến cáo người dân không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Tuy nhiên, có một điều mặc nhiên ai cũng biết, đó là nguồn gốc không ghi rõ nhưng lại được các thương lái "quảng bá" rất rõ ràng. Trong chuyện những con "mực cao su", người bán thật thà thì nói là "mực TQ", còn người buôn gian thì cứ lập lờ mực khô lấy từ Thanh Hoá, Nghệ An... như thế, chỉ có người tiêu dùng chịu thiệt, mà nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến sức khoẻ nếu các cơ quan chức năng không vào cuộc kiểm tra, làm rõ.
Đối với "mực cao su", ông Tường cũng khẳng định, những người làm mực giả này không dại gì mà sử dụng những chất gây độc hại khiến người ta ăn xong thấy tác hại ngay như chóng mặt, buồn nôn... ở đây, họ dùng chất xenlulo, nếu sản xuất theo đúng công nghệ sạch thì vô hại. Nhưng vấn đề đặt ra là, công nghệ của tổng hợp xenlulo có đảm bảo không, chất vi lượng bổ sung và chất tạo hương vị mực là chất gì, nó gây độc hại ra sao? Điều này, cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo ông Nguyễn Văn Quang (Trung tâm hoá công nghệ thực phẩm), xenlulo vẫn được dùng trong công nghiệp thực phẩm, một dạng của nó khá phổ biến là kẹo cao su. ông Quang khẳng định: "ăn kẹo cao su người ta phải bỏ bã bởi bản thân xenlulo là chất dai, khó tiêu hoá, khó phân huỷ nếu làm thành mực người ăn nuốt cả vào bụng sẽ gây ra hiện tượng đầy bụng, sôi bụng". Việc cá mực được sản xuất bằng công nghệ hoá học mà không phải là thực phẩm tự nhiên là không được phép. Thực tế, nhiều nước đã yêu cầu ghi rõ nguồn gốc, nơi khai thác hải sản xuất khẩu để kiểm soát tốt nguồn thực phẩm tránh mọi nguy cơ nhiễm hoá chất độc hại.
Trao đổi với phóng viên, nhiều chuyên gia đều lo ngại việc tẩm ướp tạo hương vị cho mực sẽ là khâu mất vệ sinh và nhiễm hoá chất độc. Có thể, để giảm chi phí, tăng lợi nhuận, những người sản xuất "mực cao su" sẽ sử dụng những phế liệu từ mực, mực hỏng, thối qua xử lý hoá chất, trộn với xenlulo để tạo ra mùi vị đặc trưng của mực. Như vậy, nguy cơ về mất vệ sinh, nhiễm hóa chất độc hại có trong "mực cao su" là rất cao. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người tiêu dùng.
Hôm qua 2/4, phóng viên đã liên hệ với Viện Kiểm nghiệm Vệ sinh An toàn thực phẩm Quốc gia. TS. Lê Thị Hồng Hảo- Phó viện trưởng cho biết, bà cũng rất quan tâm đến vấn đề báo nêu. Bà Hảo đề nghị phóng viên chuyển mẫu "mực cao su" đến để Viện phân tích, xét nghiệm. PV sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc khi có kết luận chính thức từ Viện Kiểm nghiệm Vệ sinh An toàn thực phẩm Quốc gia.
Bài 3. Phát hiện hàng tấn mực khô "cao su"
(Tin tuc, 02/11/2010) - Ngày 30.10, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP Hải Phòng tiến hành tiêu hủy hơn một tấn mực khô xé “không phải là mực tự nhiên”. Điều này chứng tỏ những thông tin nghi vấn về "mực cao su, mực xenlulo"... là có cơ sở.
Tiếp theo thông tin từ cơ quan chức năng, ngay trong ngày 30.10, PV dạo một vòng các chợ lớn trên địa bàn TP Hải Phòng. Tại chợ Ga (Q.Ngô Quyền), bà Minh, chủ sạp hàng chuyên kinh doanh hải sản khô, cho biết từ khoảng tháng 8.2009, mực “khô xé” ồ ạt tràn về Hải Phòng. “Một số chủ hàng mời tôi với giá có 80.000 đồng/kg, rẻ bằng 1/4 mực khô nguyên con tôi vẫn nhập. Thế nhưng tôi không dám lấy, vì hàng không biết chất lượng thế nào mà lại rẻ thế. Từ nhiều năm nay tôi bán cho khách quen, nhỡ họ ăn vào đau bụng thì mình mất uy tín”. Bà Minh chỉ chúng tôi ra đằng sau chợ Sắt, khu vực đó muốn mua bao nhiêu mực khô xé cũng có.
Mua bao nhiêu cũng có
Khi tìm đến khu vực sau chợ Sắt, cạnh Bến xe Tam Bạc, chúng tôi thấy loại mực này đựng trong túi ni-lon không nhãn mác, bày bán trên nhiều sạp hàng. Vừa dừng xe hỏi mua vài cân mực xé về bán kèm với bia hơi, bà chủ hàng tên C. nhanh chóng đưa ra một túi mực khô xé sẵn với lời giới thiệu: “Mực khô xịn, có xuất xứ từ miền Nam, ăn ngọt, thơm và rất tiện là ăn ngay không phải nướng. Giá 200.000 đồng nửa kg”. Chúng tôi đòi giảm giá, bà chủ chốt: “100.000 đồng nửa kg, không nói nhiều”.
Tại chợ Đổ (Q.Hồng Bàng), chợ Lương Văn Can (Q.Ngô Quyền)... chúng tôi cũng thấy loại mực này được bày bán với giá đưa ra từ 150.000 - 200.000 đồng/kg. Chị H., một tiểu thương chuyên kinh doanh tôm, cá, mực khô tại chợ Trần Quang Khải tiết lộ chị không dám buôn mặt hàng mực khô xé dù lời rất nhiều (mua vào chỉ 70 - 80 ngàn đồng nhưng bán lãi gấp 2-3 lần) vì sợ người tiêu dùng ăn sinh bệnh. “Mực đó là mực từ Trung Quốc mang về, không biết họ làm bằng gì mà rẻ đến thế. Hiện nay, mực khô nguyên con từ Cát Bà lấy vào đã 400.000 đồng/kg, mực Đồ Sơn cũng 300.000 đồng/kg nhưng mực xé lại chỉ có 100.000 đồng/kg là hoàn toàn vô lý. Nhiều người bảo đó là mực làm từ bã sắn dây, xenlulo, nhưng không biết có phải không?”, chị H. nói nhỏ.
“Chưa biết làm bằng chất gì”
Chúng tôi mua 1 kg mực xé tại chợ Sắt với giá 200.000 đồng đem về ăn thử thấy mực khá dai, lúc đầu có vị ngọt nhưng sau nhạt thếch và tan ra như... bột! Đốt thử thì thấy đúng như lời bà Sắn nói: mực cháy thành than và khét như đốt vải vụn!
Trả lời PV chiều qua, lãnh đạo Đội 1, Chi cục QLTT TP Hải Phòng, xác nhận loại mực khô xé có nguồn gốc từ bên kia biên giới hiện đang được tiêu thụ tại một số chợ trên địa bàn thành phố. Tuy vậy, để phát hiện, bắt giữ loại hàng hóa này, lực lượng QLTT gặp nhiều khó khăn vì một số tiểu thương thấy lời nhiều nên không hợp tác. Mặt khác, nếu có bắt được hàng tại sạp ở chợ thì số lượng cũng không đáng là bao vì họ thường lấy chỉ vài chục cân, bán hết mới lấy tiếp.
Đội 1 QLTT chủ yếu tăng cường trinh sát để bắt hàng trên đường lưu thông. Đơn cử, lô hàng hơn 1 tấn mực khô vừa được tiêu hủy ngày 30.10 được trinh sát phát hiện vào tháng 4.2010. Qua công tác nắm cơ sở, QLTT biết một số xe ôm lần lượt vận chuyển từng bao hàng tuồn vào gầm xe khách BKS 37S-3961 đang đậu tại địa phận Hải Phòng, do Nguyễn Trung Thành (ở TP Vinh, Nghệ An) là chủ xe. Chờ đến khi các đối tượng tập kết đủ hàng, lực lượng QLTT mới kiểm tra, bắt giữ. Qua kiểm tra phát hiện có 13 bao chứa mực khô xé (80 kg/bao) tương đương 1.040 kg. Chủ xe khai chỉ biết giao dịch vận chuyển thông qua xe ôm chứ không biết chủ hàng.
Ngày 21.4, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế Hải Phòng) lấy mẫu mực xé vừa bị thu giữ gửi đến Hà Nội giám định. Ngày 12.5, kết quả giám định cho thấy loại mực khô xé trong lô hàng trên không đạt tiêu chuẩn dinh dưỡng của mực khô theo bảng thành phần thực phẩm VN của Viện Dinh dưỡng.
Bà Nguyễn Thị Sắn, Phó trưởng Chi cục QLTT Hải Phòng, cho biết: “Chúng tôi được cơ quan chuyên môn trả lời mẫu giám định mực khô xé mà chúng tôi thu giữ không phải là mực khô tự nhiên. Chúng tôi cũng chưa biết loại mực xé đó được làm từ chất gì, bởi lẽ cơ quan giám định giải thích muốn biết điều này phải cần kinh phí lớn và có thêm nhiều thời gian”.
Theo bà Sắn, loại mực mà cơ quan bà thu giữ để tới 6 tháng nhưng không bị mốc, chứng tỏ nó phải có loại chất bảo quản hoặc được làm từ một loại chất đặc biệt nào đó. “Chính vì sợ nếu chôn xuống đất, mực xé không bị phân hủy sẽ có người đào lên đưa vào lưu thông, chúng tôi phải đưa vào lò đốt rác chuyên dụng để đốt. Chúng tôi cũng đã đốt thử để đối chứng: mực khô nguyên con thường cháy xun từ ngoài vào, nếu phủi phần than đen đi vẫn có thể ăn được. Nhưng loại mực chúng tôi thu giữ khi đốt gần như cháy thành than luôn, khói có mùi rất khét, hệt như khi đốt vải may quần áo”, bà Sắn giải thích.
Bài 4. Thực hư chuyện mực giả ở Nha Trang
[Dân trí, 4/9/2011] - Mới đây, anh L. (ở TP.HCM) đi du lịch đến TP Nha Trang (Khánh Hòa) và mua mực khô ở gần chợ Đầm từ một người bán dạo, giá 300.000 đồng/kg. Khi nướng ăn, anh thấy có vị không giống mực thường dùng.
Sau khi so sánh với một con mực thật khác, anh L. khẳng định đã mua phải “mực giả”. PV đã đem những con “mực giả” này đến hỏi một số chuyên gia, ngư dân và người kinh doanh hải sản ở Nha Trang.
"Mực giả" (trái), mực xà (giữa) và mực ống
Cầm con “mực giả” trong tay, ông Trần Văn Hùng, ngư dân chuyên câu mực ở xã Vĩnh Lương, TP Nha Trang (Khánh Hòa) khẳng định: “Đây là loại mực xà (còn gọi là mực ma), có nhiều ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Mực xà sau khi phơi khô có vị hơi đắng, không ngon, ngọt và mềm như loại mực khô thông thường”.
Theo ông Hùng, cách phân biệt mực xà và mực thông thường là phần đuôi. Đuôi mực xà có màu đen sậm, dày, xòe to như đuôi cá; còn đuôi mực ống mỏng, ôm sát vào thân. Mực xà ăn được, nhưng không ngon nên ngư dân ít dùng.
Thạc sĩ Võ Thiên Lăng, Phó chủ tịch Hội Nghề cá VN, cho biết: “Mực xà (tên khoa học Symplectoteuthis oualaniensis) là loài nhuyễn thể chân đầu thuộc ngành động vật thân mềm. Ở một số địa phương duyên hải miền Trung như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên… có đội thuyền chuyên đi câu mực xà ở vùng biển xa bờ, phơi khô và xuất bán sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch. Mực xà ăn được, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người”.
Bà H. (nhà ở đường 2-4, TP Nha Trang) chuyên cung cấp hải sản cho biết: “Mực xà được ngư dân đánh bắt ở khu vực Trường Sa, phơi khô trên tàu. Giá mực xà khô bán sỉ dao động từ 100.000 - 150.000 đồng/kg, tùy theo loại lớn nhỏ. Trước đây, chúng tôi thu gom loại mực này chủ yếu bán cho thương lái Trung Quốc qua đường tiểu ngạch ở biên giới phía Bắc. Nghe nói nhiều người dùng mực xà để nấu nước phở. Thời gian gần đây, một số lái buôn ở TP Nha Trang hỏi mua mực xà, giao cho những người bán dạo tại nhà ga, bến xe, chợ… Các nhà hàng, quán nhậu không dùng mực xà vì vị hơi chát, cứng, khó nhai”.
Bà H. còn cho biết, để đánh lừa người mua, một số người dùng thuốc tẩy phần râu mực xà và lột lớp da màu đen sậm bên ngoài cho giống loại mực ống khô bán tại các sạp.
Ông Huỳnh Văn Đệ, Trưởng ban quản lý chợ Đầm (TP Nha Trang), cho hay: “Giá mực xà khô chỉ bằng 1/4 giá mực ống khô. Mực xà không nằm trong danh mục cấm kinh doanh, nhưng người kinh doanh ở chợ Đầm không bán để giữ thương hiệu và uy tín của hải sản Nha Trang. Tuy vậy, thời gian gần đây, ở phía trước chợ có nhóm người buôn bán lẻ, thường rao bán mực xà khô cho du khách với giá từ 150.000 - 400.000 đồng/kg. Vì vậy, nếu không phân biệt được mực xà và mực ống, khách nên đến các cửa hàng, sạp bán hải sản có bảng hiệu để mua”.
Theo Thiện Nhân - Thanh Niên
Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2011
Kinh nghiệm làm muối lạc, muối vừng
Bài 1. Làm muối vừng
Cơm nắm muối vừng, bí luộc chấm muối vừng, xôi ăn kèm muối vừng… đều là những món ngon rất dân giã, gần gũi với người Việt Nam. Có lọ muối vừng trong nhà khi trời giông bão không đi chợ được cũng bớt phần nào nỗi lo cái ăn cho bữa cơm.
Nguyên liệu: lạc sống, Vừng, Muối tinh
Cách làm
Bắc chảo lên bếp, để chảo thật khô rồi cho vừng vào đảo đều tay, đến khi có mùi thơm là được. Đổ vừng đã chín ra bát, để riêng.
Cho chảo lên bếp, cho lạc vào đảo đều tay giống như rang vừng. Khi thấy vỏ lạc chuyển màu và lạc có mùi thơm thì đổ lạc ra, ủ kín bằng giấy báo cho lạc được giòn. Đợi khi lạc nguội, tách vỏ bỏ vào cối giã, chú ý không giã quá vụn. Sau đó đổ vừng vào giã chung. Có cách làm khác là lạc rang chín bỏ vỏ đi sau đó lấy chai rượu lăn vỡ rồi trộn với vừng đã giã.
Hạ Lam, Tapchimonngon.com
Bài 2. Làm muối vừng bằng máy xay sinh tố
Nháy vào đây để xem video:
http://www.youtube.com/watch?v=xh4WHuNrEtw
Kinh nghiệm nấu xôi
Bài 1. Ba cách nấu xôi ngon bằng nồi cơm điện
Nấu xôi bằng nồi cơm điện sẽ tiện và nhanh hơn nấu xôi bằng nồi chỡ. Nhưng nấu sao cho ngon? Có 3 cách rất đơn giản dành cho bạn.
Cách 1: Không ngâm gạo
Đun sẵn nước sôi bên ngoài. Vo gạo sạch, bỏ chút muối vào, đổ nước sôi vào gạo rồi bỏ vào nồi nấu. Điều quan trọng là canh nước. Bạn chỉ đổ thật ít nước. Thường thì nếu nấu khoảng nửa cân gạo, đổ nước cách mặt gạo chừng nửa cm, tức là gần như nước xâm xấp mặt gạo. Nếu nấu nhiều gạo hơn thì mình đổ nước cao hơn mặt gạo một chút so với mức vừa rồi. Gạo nếp chín bằng hơi. Khi nồi bật lên nấc hâm nóng, tức là nước đã cạn, bạn lấy đũa sơ nhẹ cơm lên cho mặt cơm nếp bên trên và bên dưới được đảo đều.
Để thêm chừng 5-7 phút nữa tuỳ theo cơm nhiều hay ít, bạn rút điện, mở nắp nồi ra cho hơi nóng bay bớt ra và nước trên nắp vung không rỏ xuống cơm. Hạt gạo ráo và mềm, đơm ra đĩa không khác gì xôi đồ bằng chõ.
Cách 2: Có ngâm gạo
Gạo ngâm khoảng 3 đến 4 tiếng. Để gạo không bị vỡ bạn nên vo gạo trước khi ngâm. Trước khi nấu, bạn nên cho gạo ra rá, tráng qua nước, để khoảng 15 phút cho ráo nước. Sau đó trộn đỗ xanh hay gấc tùy món xôi bạn nấu, cho chút muối cho món xôi thêm đậm đà.
Nếu muốn nấu xôi vào buổi sáng bạn nên ngâm gạo và đỗ xanh từ tối hôm trước. Sáng hôm sau dậy thì đãi sạch hết vỏ đậu , vò sạch gạo nếp và để vào rổ cho ráo nước.
Khi nấu bằng nồi cơm điện bạn cho một chút nước thôi, gạo chỉ sôi một lúc là được. Bạn đừng để gạo sôi lâu quá nó sẽ bị nát. Khi nước cạn bạn thấy gạo chỉ mới chín được 2 đến 3 phần thôi, sau đó bạn sẽ để một chiếc khăn ướt lên trên thì xôi sẽ chín bằng hơi. Khi xôi chín được tám hay chín phần thì bạn đánh lên và cho một ít dầu ăn hoặc mỡ lợn hoặc mỡ gà xuống đáy nồi để chống bị cháy. Nếu vẫn bị cháy thì cũng rất róc và khi ăn thì rất ngon.
Chú ý: Nếu nấu xôi đỗ hoặc lạc thì nên cho lạc đỗ vào đun sôi trước vài phút trước khi cho gạo vào. Nếu nước nhiều quá thì nên múc ra. Gạo ngâm từ trước thì chỉ cho nước bằng gạo thôi, gạo vo xong nấu luôn thì nên cho nhiều hơn một tẹo.
Cách 3: Nước sôi thì rửa gạo
Vo sạch gạo rồi cho vào nồi cơm điện cùng với nước, bật nút như nấu cơm bình thường. Khi nước sôi thì nhấc nồi ra trút gạo vào rá cho ráo. Sau đó đổ lại gạo vào nồi rồi nấu tiếp. Bạn chỉ cần chờ 20 phút là xôi của bạn đã chín. Bạn sẽ được nồi xôi khô ráo và hạt nếp vẫn mềm như nấu bằng chõ đồ.
Chú ý: Gạo nếp không cần ngâm nước và khi gạo đã cho vào nồi nước sôi thì bạn cần canh chừng, nhìn thấy nước trong nồi sôi bùng và đều là phải nhanh tay đổ ra rổ cho ráo nước nếu không thì xôi của bạn sẽ bị nhão.
Theo Vatgia.com
Bài 2. Cách nấu xôi đậu xanh nhanh, ngon
Không phải cầu kì dùng chõ hay nồi đồ xôi, chỉ cần dùng nồi cơm điện cũng nấu được một nồi xôi đỗ xanh thơm dẻo.
Nguyên liệu:
- 400gr gạo nếp
- 200gr đỗ xanh (nên chọn loại đỗ xanh mà lòng của nó màu xanh, không nên chọn loại có lòng màu trắng vì đó là đậu đã để lâu dễ gây sượng)
- Một thìa cà phê muối tinh
Cách làm:
Gạo nếp và đỗ xanh ngâm trước khoảng hai giờ, sau đó vo sạch để ráo nước. Riêng đỗ xanh cần vo và đãi cho sạch vỏ Khi gạo và đỗ đã ráo nước thì cho vào nồi cơm điện, đồng thời cho thìa muối tinh trộn đều. Đổ nước sao cho ngập phần gạo khoảng 0,5cm. Cắm điện, đợi khi sôi thì mở nắp, nhanh tay đảo đều rồi đóng kín. Khi nồi cơm điện chuyển sang nút ủ ấm thì đợi thêm khoảng 10 phút là xôi đã chín tới.
Mách nhỏ:
Để món xôi ngon hơn nên ăn kèm với ruốc, lạp sườn hoặc thịt kho đã chuẩn bị từ trước. Cầu kì hơn nữa thì ăn cùng với thịt gà luộc. Khi được lót dạ bữa sáng bằng món xôi đỗ xanh, các sĩ tử sẽ ấm lòng, yên tâm hoàn thành tốt bài thi.
Theo tinmoi.vn
Bài 3. Cách nấu xôi gấc và xôi đậu xanh của tôi
Trước tiên tôi cũng xin nói thêm là chất lượng nồi cơm điện và gạo cũng ảnh hưởng tới độ ngon của xôi nhé! Sau đây là cách làm, khẩu phần cho 4 người ăn:
- 1,5 chén gạo nếp cho vào một cái âu nhựa, cho ít nước, xíu muối (ít thôi) rồi ngâm qua đêm (hoặc có thể ngâm trong 3 tiếng). Sau đó, vo lại 3-4 nước để ráo.
- Trộn 1/2 muỗng cafe muối vào gạo đã vo.
- Nếu nấu với gấc: Nạo gấc ra rồi trộn vào gạo đã vo. + Có thể trộn thêm một ít mỡ gà hoặc không có có thể cho một xíu dầu ăn (ít thôi), nó có tác dụng làm bóng hạt xôi trông rất đẹp. Hoặc nếu không bạn cũng có thể cho một ít nước cốt dừa khi nấu.
+ Cho gạo vào nồi cơm rồi cho nước dừa tươi vào. Nếu không dùng nước dừa tươi thì cho xíu đường (khoảng 3 muỗng cafe). Nước phải sâm sấp, cao hơn bề mặt gạo khoảng 1/3 đốt tay trỏ.
+ Khi sôi, mở nắp đảo đều để kiểm tra lượng nước, nếu lúc sôi mà nước vừa cạn thì được, nếu thấy nhiều thì phải rút bớt nước.
- Nếu nấu với đậu xanh: + Đậu xanh phải ngâm mềm và đãi vỏ. Trộn đều với gạo đã vo rồi cho vào nồi cơm, cho nước nấu giống như cách nấu với gấc.
Tiêu chí là xôi chín, dẻo, không nát, không quá khô, nhìn bóng, đỏ đều của gấc hoặc hạt đậu cũng phải mềm, bở. Chúc thành công.
(Đỗ Hoàng Anh). Theo vnexpress
Bài 4. Bí quyết đồ xôi ngon
Bạn nên dùng tay vốc từng nắm gạo đỗ trải nhẹ nhàng từng lớp vào chõ, thay vì đổ ào tất cả vào hoặc cố lèn thêm cho nhiều, vì các lỗ thông hơi sẽ bị bít, xôi không thể chín.
Trước tiên, bạn hãy chọn loại gạo nếp cái hoa vàng đều hạt, trắng thơm. Đỗ xanh hạt vừa phải, tán vỡ đôi, vỡ ba. Ngâm riêng gạo và đỗ ít nhất 5 giờ cho mềm. Đãi sạch vỏ đỗ, chờ khô nước rồi trộn đều với gạo nếp, thêm một chút muối.
Khi cho nước vào nồi, nên cho vừa phải. Nếu đổ nhiều quá, nước sẽ bốc hơi hoặc trào mạnh, khiến phần xôi phía dưới bị nát, bịt kín lỗ thông hơi, và phần xôi phía trên sẽ không chín đều. Bạn cũng nên dùng khăn sạch, làm ẩm, trùm bên ngoài chõ để giữ nhiệt, giúp xôi không bị mất nước, chín đều.
Khi đồ xôi cách thủy, bạn nên cho một chiếc đìa sành nhỏ vào nồi để theo dõi lượng nước bên trong còn nhiều hay ít. Nếu đang đun mà nghe tiếng "lạch cạch" nghĩa là lượng nước dùng đồ xôi vừa cạn. Bạn cần tắt bếp để nồi không bị cháy, hoặc cho thêm nước đun tiếp nếu xôi chưa thật chín.
Trung bình, bạn cần đun từ 30 đến 40 phút để gạo đỗ chín mềm, đều. Nên đun vừa lửa, lấy đũa đảo nhẹ trong lúc đồ. Khi xôi chín, có thể trộn thêm vài thìa dầu ăn để tạo độ bóng, xôi sẽ mềm và thơm hơn.
Theo lamchame.com
Bài 5. Cách nấu 4 món xôi
1. Xôi khúc (xôi cúc)
Nguyên liệu: 300g gạo nếp, 150g đậu xanh cà vỏ, 150g bột nếp, 30g bột gạo, 100g thịt nạc đùi, 1 bó rau tần ô nhỏ (200g), muối.
Thực hiện: Thịt nạc đùi luộc chín, thái hạt lựu lớn. Nếp ngâm nước 2 giờ, vớt ra rổ, để ráo. Đậu xanh nấu chín với 1/2 thìa cafe muối, dùng thìa tán mịn, trộn thịt nạc vào, chia thành những viên nhỏ. Lá tần ô xay với 1 ít nước, vắt lấy nước.
Trộn bột nếp với bột gạo, cho từ từ nước rau tần ô vào, nhồi thật kỹ đến khi bột dẻo, mịn, chia thành từng viên nhỏ.
Nắn bột mỏng, cho viên đậu xanh vào giữa, nắn kín. Thực hiện với các viên còn lại. Trải 1 lớp nếp dày 1cm vào xửng, cho các viên bột lọc đậu xanh vào, sắp mỗi viên cách nhau 1cm. Trên cùng trải phần nếp còn lại, hấp chín.
Thưởng thức: Dùng nóng
2. Xôi tam sắc (xôi tam hạt)
Nguyên liệu: 450g gạo nếp, 50g đậu đen, 50g đậu xanh cà vỏ, 50g lạc, muối.
Thực hiện: Gạo nếp vo sạch, ngâm nước 2 giờ, vớt ra rổ, để ráo, chia làm ba phần bằng nhau. Đậu đen ngâm nước 2 giờ, cho vào nồi với 1/4 thìa cafe muối.
Nấu cho đậu đen chín mềm, trộn với 1 phần nếp, sau đó cho vào nồi, chế nước xâm xấp mặt, nấu chín như nấu cơm. (Lưu ý: Vặn lửa nhỏ để hạt nếp mềm mà không bị khét).
Lạc ngâm nước 2 giờ, cho vào nồi với 1/4 thìa cafe muối, nấu đến khi chín mềm. Trộn lạc với 1 phần nếp, nấu chín như nấu với đậu đen.
Đậu xanh rửa xanh, trộn với 1/4 thìa cafe muối và 1 phần nếp. Cách nấu xôi đậu xanh giống như nấu xôi đậu đen hay xôi lạc.
Thưởng thức: Cho xôi vào khuôn tròn tạo hình, ăn kèm với muối vừng.
3. Xôi vò
Nguyên liệu: 400g gạo nếp ngỗng, 150g đậu xanh cà vỏ, 30g đường cát, dầu ăn, muối, 1 bó lá dứa.
Thực hiện: Nếp vo sạch, ngâm nước 2 giờ, vớt ra rổ, để ráo. Đậu xanh ngâm nước 30 phút, vớt ra, để ráo, xốc với 1/2 thìa cafe muối, hấp chín, giã mịn. Chia đậu xanh làm 2 phần. Một phần trộn với nếp, 10ml dầu ăn và 1/2 thìa cafe muối. Phần còn lại để riêng.
Chuẩn bị một xửng nước sôi, cho lá dứa vào, cho phần nếp đã trộn đậu xanh vào hấp chín. Đổ xôi ra một cái mâm, đánh tơi, để nguội.
Trộn tiếp phần đậu xanh còn lại vào xôi, hấp thêm khoảng 5 phút rồi rắc đường lên mặt xôi, nhắc xuống, trộn đều.
Thưởng thức: Múc ra đĩa, ăn kèm với chả lụa.
4. Xôi gấc
Nguyên liệu: 400g gạo nếp, 1 quả gấc chín đỏ, 50g đường cát, 10ml dầu ăn, 1 thìa cafe muối, 1 thìa cafe rượu trắng.
Thực hiện: Gạo nếp vo sạch, ngâm nước 2 giờ, vớt ra rổ, để ráo. Gấc xẻ đôi, nạo lấy phần thịt gấc, cho vào tô. Cho rượu trắng, muối vào tô gấc, bóp nhuyễn thịt gấc thành hỗn hợp sền sệt, trộn vào nếp.
Cho nếp vào xửng hấp chín. Trộn đều xôi với đường và dầu ăn.
Thưởng thức: Múc xôi ra đĩa hoặc có thể cho vào khuôn tạo hình theo ý thích, dùng nóng hay nguội đều được.
(Theo Vào Bếp)
Việt Báo (Theo_24h)
Kinh nghiệm làm ruốc
Bài 1. Ruốc
Ruốc hay Chà bông là một loại thức ăn khô được chế biến từ thịt lợn nạc, thịt gà bỏ xương và da, cá rút xương, bỏ da hoặc tôm to bóc vỏ, bỏ đầu. Tùy theo loại nguyên liệu đem chế biến mà có các tên gọi tương ứng như ruốc [thịt] lợn, ruốc [thịt] gà, ruốc cá, ruốc tôm.1. Ruốc thịt lợn
Thịt thăn lợn xắt miếng to dọc thớ, luộc hoặc kho với nước mắm ngon, chút đường và nước. Khi nguyên liệu đã chín và nước trong nồi còn rất ít, dỡ thịt ra để hơi nguội thì dùng chày giã dập, cho vào chảo rang, sấy thật nhỏ lửa. Trong quá trình rang, sấy trong chảo lần lượt cho nốt nước trong nồi kho thịt vào rang cùng.
Khi thịt đã khô ráo nhưng vẫn còn mềm dịu, bỏ thịt ra để nguội và cho vào rá chà thật bông, tơi. Có thể dùng máy xay sinh tố để làm bằng cách cho từng chút nhỏ vào máy và bật chế độ "pulse" vài lần.
Trút thịt đã làm bông vào chảo và tiếp tục sấy thêm cho thành phẩm thật khô, vàng tươi. Để nguội và lưu trữ trong đồ chứa đậy nắp kín.
2. Ruốc thịt gà
Tách lườn gà (có thể dùng cả đùi gà nhưng ruốc bị lẫn nhiều gân còn sót) lấy thịt, đem ướp gia vị (như muối ăn 12-15% hay nước mắm và mì chính, tùy theo cách chế biến), rim chín trong vòng 20 phút. Xay tơi bằng cách vò tách cơ, sấy bán khô ở nhiệt độ 40-50°C đến độ ẩm đạt 30%. Tạo bông tơi, sấy tiếp tục ở 90°C trong 5 phút là đủ khô với độ ẩm đạt 18% và có màu vàng đều, bông tơi. Để nguội rồi lưu trữ trong đồ chứa đậy nắp kín hay bao gói chân không.
3. Ruốc cá
Cá đem rút xương, bỏ da. Thái ngang thớ dài 15 - 20 mm, ướp nước mắm, mì chính, đường rồi rang khô, giã hoặc dùng máy xé tơi, rang nhỏ lửa trong chảo cho đến khô.
4. Ruốc tôm
Tôm tươi đem lột vỏ, bỏ đầu, rút phần chỉ đen. Ướp tôm với một ít nước mắm, tiêu, tỏi đã băm nhuyễn. Cũng có thể dùng tôm khô nhưng chất lượng kém hơn. Hấp tôm vừa chín, để nguội giã cho bông lên thành ruốc.
Theo wikipedia.org
Bài 2. Cách làm món ruốc thịt lợn
Mình hay làm món ruốc thịt này cất tủ lạnh ăn dần. Thỉnh thoảng, nấu xôi bằng lò vi sóng, ăn kèm với ruốc là bữa sáng đơn giản, nhanh gọn.Nguyên liệu: Thịt thăn heo 0,5 kg - Nước mắm, hạt nêm
Cách làm:
Thịt sau khi kho. Thịt thăn heo rửa sạch, thái miếng to, dọc thớ, kho với nước mắm ngon, chút nước.
Xé nhỏ thịt. Khi thịt đã chín, gắp ra, để nguội. Xé nhỏ từng miếng thịt, cho vào cối giã giập. Mình cảm thấy cách giã bằng tay ruốc ngon hơn, tuy có hơi vất vả.
Cho thịt đã giã dập vào chảo, đảo với lửa thật nhỏ cho đến khi thịt khô ráo. Tắt bếp, chờ thịt nguội bớt, lấy từng ít thịt, cho vào rổ lưới (rổ dùng để rây bột), chà qua chà lại cho thật bông, rồi tiếp đến lớp khác. Có thể dùng máy xay sinh tố để làm bằng cách cho từng chút nhỏ vào máy và bật chế độ "pulse" vài lần.
Đĩa ruốc sau khi làm bông lên. Trút thịt đã làm bông vào chảo, để nhỏ lửa và tiếp tục đảo thêm cho thành phẩm thật khô, chuyển màu vàng nhạt. Để nguội và lưu trữ trong đồ chứa đậy nắp kín. Ăn xôi trắng với ruốc buổi sáng
Theo tapchiamthuc.vn
Bài 3. Thịt chà bông (ruốc)
Làm từng ít một với khoảng 1 kg thịt.
1. Chọn thịt nạc thăn lưng heo. Thịt thăn lưng khi lạng ra có dạng thỏi dài, lạng bỏ phần mỡ, bạc nhạc bao quanh cho thật sạch, cắt thỏi thịt thành từng khúc khoảng 10cm, để nguyên thỏi thịt, sau khi hấp chín sẽ dễ dàng xé sợi, lúc chà cho thành bông sẽ không bị vụn.
2. Cho thịt vào dĩa sâu lòng, hấp chín thịt bằng xửng hấp (nếu không có xửng hấp, dùng một nồi cỡ vừa đủ, cho vào 1/3 nồi nước, lót một cái chén để có thể kê cao dĩa thịt trên mặt nước, đậy nắp nồi, hấp chín thịt). Làm thịt chà bông không luộc thịt mà phải hấp, vị thịt chà bông sẽ ngọt hơn.
3. Sau khi thịt chín để nguội bớt, dùng một cái chày hoặc một vỏ chai sạch đập nhẹ lên khối thịt cho tơi mềm ra rồi mới tước thành sợi cỡ chừng nhỉnh hơn cây tăm là được. Không xé quá nhỏ sẽ khó chà thành bông. Không giã thịt bằng chày cối, thịt sẽ dập nát ra chứ không thành dạng bông được.
4. Cho thịt đã tước nhỏ vào trong một chảo dày, tùy thích cho vào 1 muỗng cà phê muối / 1 kg thịt hoặc 1 muỗng súp (12cc) nước mắm. Bắc lên bếp, mở nhỏ lửa cho vừa nóng ấm chảo, không để lửa lớn, tuy thịt mau được nhưng sẽ ngã màu vàng cháy. Dùng đũa tre, gỗ hoặc kim loại – không dùng đũa nhựa melanin, món ăn sẽ bị dây mùi nhựa cháy. Đảo thịt đều tay và liên tục khoảng mươi phút, nếm thử sợi thịt xem vị mặn vừa khẩu vị chưa rồi mới quyết định cho thêm ít muối hoặc nước mắm rồi đảo tiếp cho đến khi sợi thịt khô ráo hoàn toàn. Thử bằng cách vo nát vài sợi thịt giữa hai đầu ngón tay thấy thịt tơi ra dạng bông mà không gãy nát là được. Đây là việc cần có chút kinh nghiệm thực tế vì nếu làm khô quá thì thịt không ngon nhưng còn ướt quá thì không để lâu được. Ở ngang khâu này là đã có thành phẩm thịt chà bông dạng sợi, tiện dụng làm thức ăn cho người lớn. Tuy nhiên muốn làm cho đúng hơn cũng như món ăn dễ dùng cho trẻ em, người già... thì phải làm cho tơi ra thành dạng bông gòn.
5. Dùng một cái rổ bằng tre khít đáy hay một cái rây kim loại… nói chung đó là một dụng cụ có mặt phẳng tạo được độ nhám. Rửa sạch tay, dùng ba đầu ngón tay bốc từng nhúm nhỏ thịt đã chà thành dạng sợi trong chảo, xát nhúm thịt nhẹ tay vào đáy rổ hay đáy rây kim loại, làm đi làm lại cho nhúm sợi thịt tơi ra thành dạng bông mà sau khi làm hoàn toàn giống như một khối bông gòn (xem hình minh hoạ). Đây là khâu khá mất công để thịt ở dạng sợi thành dạng bông. Thịt có tơi ra dạng bông dễ dàng hay không là còn tùy vào thịt ngon dở và độ khô vừa đúng ở khâu làm nóng trong chảo. Thịt sau khi chà thành bông rất xốp, có sắc trắng ngà đẹp mắt, khi cho vào hủ lọ đừng ép thịt lại mà cửa để ở dạng xốp tự nhiên, đậy kín thịt.
Cẩm Tuyết (chuyên viên gia chánh) / Người viễn xứ
Bài 4. Ruốc thịt heo
Nguyên vật liệu
- 1 kg thịt nạc thăn heo
- nước mắm ngon
- chút xíu muối + bột ngọt hoặc đường (tùy ý)
Cách làm
1. Thịt thăn heo rửa sạch, lọc hết mỡ, bỏ gân (nếu có). Thái dọc thớ thịt thành từng miếng chừng 2-3 cm x 6-7cm. Ướp với 1 thìa nước mắm + chút xíu muối, để chừng 30’ cho thịt ngấm gia vị rồi đem hấp chín. Hay theo cách truyền thống là sau khi ướp thì cho thịt lên bếp rang khô đến khi thịt săn lại.
2. Để thịt nguội hẳn thì cho thịt vào cái túi, lấy chày đập cho dập miếng thịt rồi mới tước thịt theo thớ thành những sợi thịt nhỏ vừa
3. Cho thịt đã xé nhỏ lên chảo cùng với 1 muỗng nước mắm, chút bột ngọt hoặc đường tùy khẩu vị sao cho vừa ăn. Để lửa nhỏ và đảo đều cho thịt săn lại, khô ráo là được. Nêm lại gia vị lần nữa cho vừa ăn rồi tắt bếp.
3. Dùng cái rây lọc bột = kim loại, cho phần thịt heo đã được xào khô bông ở bước (2) vào cái rây để chà thịt lại lần nữa (nhúm 1 nắm thịt nhỏ trong 4 đầu ngón tay và mài/ chà/miết thịt vào phần đáy của cái rây) cho sợi thịt tơi ra thành dạng sợi bông, tơi
4. Cuối cùng là cho thịt chà bông vào hũ đậy kín và khi cần dùng thì mang ra ăn.
Lưu ý:
Chất lượng cùa chà bông phụ thuộc nhiều vào độ tươi ngon của thịt heo + nước mắm + kỹ thuật đảo thịt trên bếp sao cho thịt khô vừa, ko bị cháy xém. Còn thịt mà ướt quá thì sẽ ko để lâu được, dễ nổi mốc.. . .
Theo http://thitruongvietnam.com.vn
Kinh nghiệm chọn chồng
7 mẫu đàn ông không nên lấy làm chồng
Nếu bạn định hẹn hò anh chàng giống với một trong 7 kiểu đàn ông được miêu tả dưới đây, tốt nhất nên cân nhắc thật kỹ bởi bạn khó có niềm vui trọn vẹn khi kết đôi với người này.
Dưới đây là những tổng kết từ Glamour về 7 kiểu đàn ông không thể làm cho bạn hạnh phúc:
1. Anh chàng chán ghét công việc của mình
Ghét công việc - nơi bạn dành phần lớn thời gian của mình cho nó - là một kiểu tư duy tiêu cực và có thể đầu độc một mối quan hệ. Ai cũng có thể có điều gì đó chưa thật hài lòng về nơi làm việc của mình, nhưng luôn thấy mình là kẻ khốn khổ, thất vọng hoàn toàn về công việc nhưng vẫn không từ bỏ nó thì lại khác. Tại sao chàng chán ghét công việc nhưng vẫn làm? Sao anh ta không lựa chọn cơ hội khác hoặc cố hết sức để thay đổi hiện tại? Bởi vì anh ta không có khả năng, hay vì bản chất con người này luôn suy nghĩ kiểu tiêu cực?
Bạn hẳn không muốn hẹn hò với một người luôn rầu rĩ, chán chường và chẳng làm điều gì để cải thiện cuộc sống. Bạn nghĩ anh chàng này sẽ hành xử thế nào nếu mối quan hệ của hai người gặp trục trặc? Anh ta sẽ cố gắng tìm cách cải thiện hay chỉ than vãn, kêu chán?
2. Anh chàng bị ám ảnh về mẹ
Anh ta yêu mẹ, luôn làm theo ý bà, hỏi ý kiến bà về mọi việc và bạn sẽ không bao giờ sánh với mẹ chàng được. Ngược lại, anh ta ghét mẹ, thường xuyên trách móc bà và hy vọng bạn sẽ hoàn toàn khác mẹ mình. Trong cả hai trường hợp, bạn đều nên cân nhắc bởi bạn sẽ khó có thể có mối quan hệ lâu bền, vui vẻ với người đàn ông kiểu này.
3. Anh chàng lúc nào cũng cần được ngưỡng mộ
Dù bạn có nói chàng là người thông minh, vui tính, hấp dẫn thì anh ta vẫn thấy chưa đủ. Người đàn ông này cần cảm thấy và nghe thấy điều đó từ những người khác và anh ta sẽ làm mọi cách để luôn nhận được những lời tán tụng từ mọi người, ở mọi nơi, từ các bữa tiệc, tại siêu thị, trong nhà hàng... Với người đàn ông này, bạn không là gì cả nên khó bắt anh ta dành thời gian quan tâm đến bạn.
4. Anh chàng có những người bạn mà bạn không bao giờ gặp
Anh ấy thường xuyên gửi thư, nhắn tin hay đi tụ tập với đám bạn nhưng bạn lại chẳng bao giờ biết họ là ai và được đi cùng chàng. Điều này không có nghĩa là bạn nghi ngờ anh ta phản bội mình, nhưng một người mà luôn muốn giấu kín về cuộc sống của mình thì rõ ràng là anh ta không sẵn sàng chia sẻ nó với bất cứ ai. Có thể anh ta xấu hổ về bạn, hay về chính bạn bè của mình, và cả hai điều này đều cho thấy bạn không nên gia nhập vào thế giới của chàng.
5. Anh chàng muốn cứu giúp bạn
Vì một số lý do, người đàn ông kiểu này dường như luôn muốn hẹn hò với người yếu đuối, đáng thương bởi vì chàng thích làm người hùng. Anh ta sẽ đến và hành động như một lực lượng cứu trợ, giúp những phụ nữ khỏi các tình huống khó khăn, khuyên nhủ, giúp đỡ, làm mê hoặc họ. Người phụ nữ càng ở tình trạng khốn khổ càng thu hút sự chú ý của anh ta, bởi nó khiến anh ta thấy mình cần thiết. Nhưng khi người phụ nữ tự chủ hơn, anh ta sẽ mất dần sự quan tâm vì thấy mình thừa thãi.
Thật ra, những người kiểu này luôn không dám đối mặt với những vấn đề của chính mình. Họ muốn tìm sức mạnh ở việc thấy bản thân có vai trò với người khác. Bạn có muốn lúc nào cũng phải tỏ ra đáng thương và cần cứu giúp không?
6. Anh chàng lúc nào cũng thích tiệc tùng, nhậu nhẹt
Anh ta hầu như luôn trong tình trạng say sưa trong các cuộc tụ tụ và bạn không thể làm cách nào ngừng lại được. Đối với chàng, những lời rủ rê tiệc tùng có sức hấp dẫn ghê gớm. Anh chàng này sẽ không có thời gian dành cho bạn đâu.
7. Anh chàng không tin là bạn chọn anh ta
Đầu tiên, bạn sẽ cảm thấy hãnh diện và quý mến chàng vì thấy chàng có vẻ tự ti và nâng bạn lên. Anh ta luôn cho là bạn sẽ không bao giờ chú ý tới một người như mình, một kẻ thua cuộc. Thực tế, người này lúc nào cũng chán nản về bản thân và lâu dần, chính bạn bắt đầu tin rằng mình chọn nhầm người.
Vương Linh
Theo vnexpress, 25/9/2011
Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011
Khâm định Việt sử Thông giám cương mục
Khâm Định Việt sử Thông giám cương mục (gọi tắt là Cương Mục) là bộ chính sử của nhà Nguyễn, Việt Nam, được viết bằng chữ Hán, do Quốc Sử Quán triều Nguyễn soạn thảo vào khoảng năm 1856-1884 (khoảng 30 người viết).
Cuốn sách được Viện Sử học Việt Nam dịch sang chữ quốc ngữ vào năm 1960, và được Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội ấn hành năm 1998.
1. Quá trình biên soạn
Khâm định Việt sử thông giám cương mục được vua Tự Đức chỉ đạo biên soạn vào năm Tự Đức thứ 8 (1856), do Phan Thanh Giản làm tổng tài (chủ biên). Bộ sách được hoàn thành vào năm 1859, sau đó trải qua các lần "duyệt nghị" (1871), "duyệt kiểm" (1872), "phúc kiểm" (1876), "duyệt định" (1878), "kiểm duyệt" (1884), đến năm Kiến Phúc thứ 1 (1884) được khắc in và ban hành.
2. Tóm tắt nội dung
Khâm định Việt sử thông giám cương mục được biên soạn theo thể biên niên dựa trên cơ sở Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt sử ký tục biên, có tham khảo các sách sử của Trung Quốc cùng các sách sử khác của Việt Nam. Bộ sách được viết theo thể "cương mục" của Chu Hi thời Tống, chia ra "cương" (phần tóm tắt gọn và sáng) và "mục" (việc chép rộng ra cụ thể hơn), theo thứ tự năm, tháng, ngày ghi chép sự kiện lịch sử, tiểu sử các nhân vật, lời cẩn án giám định một số sự kiện, nhân vật và niên đại trên cơ sở khảo chứng các sách sử, tư liệu của Việt Nam và Trung Quốc, lời chú thích tên người, tên đất, chế độ thi cử, tổ chức hành chính, rải rác có các lời phê của vua Tự Đức.
Tài liệu tham khảo của Cương mục khoảng trên 200 bộ, bao gồm dã sử, thơ văn, các tác phẩm của Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú... cùng các sách sử của Trung Quốc.
Bộ sách gồm 53 quyển (1 quyển thủ, 5 tiền biên và 47 chính biên). Nội dung bao gồm:
- Quyển thủ: Ghi lại dụ chỉ, tấu nghị, phàm lệ, biểu dâng, mục lục, chức danh
- Tiền biên: Trải từ thời Hồng Bàng cho đến hết năm 967, khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong loạn 12 sứ quân
- Chính biên: Từ năm 968 khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi cho đến năm 1789, khi hết thời nhà Hậu Lê (đời Lê Chiêu Thống).
2 quyển chép về nhà Đinh và nhà Tiền Lê
3 quyển chép về nhà Lý
5 quyển chép về nhà Trần
37 quyển chép về nhà Hậu Lê
3. Sử bút
Sử bút bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục là sử bút Xuân Thu, cụ thể là sử bút bộ Cương mục của Chu Hi thời Tống, tức là phép viết sử theo một nguyên tắc khen chê nhất định. Cương mục chú ý nêu việc lớn làm "cương" để ghi việc nhỏ làm "mục" ở sau; do bị bó buộc bởi thể thức ấy nên Cương mục đã phải bỏ đi rất nhiều việc nhỏ khó gắn vào làm "mục" cho "cương" đã nêu ra.
4. Giá trị
Khâm định Việt sử thông giám cương mục là bộ sử lớn thứ hai của Việt Nam, vừa tiếp thu được nhiều thành tựu của các sử gia tiền bối, đồng thời có nhiều đóng góp riêng có giá trị về sử học. Các nhà nghiên cứu ngày nay đều coi Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục làm hai bộ sử quan trọng làm điểm khởi phát để nghiên cứu các vấn đề liên quan của lịch sử Việt Nam.
5. Hạn chế
Khâm định Việt sử thông giám cương mục có một số hạn chế như các vấn đề về Lâm Ấp, Chân Lạp, Nam Chiếu cần phải chỉnh lí lại, hoặc như các thời kì Lý, Trần về trước thì quá sơ lược.
Phần giới thiệu theo vi.wikipedia.org
Nháy vào đây để xem hoặc Download về máy tệp PDF có dung lượng 8,3 MB
Admin, 23/9/2011
Cuốn sách được Viện Sử học Việt Nam dịch sang chữ quốc ngữ vào năm 1960, và được Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội ấn hành năm 1998.
1. Quá trình biên soạn
Khâm định Việt sử thông giám cương mục được vua Tự Đức chỉ đạo biên soạn vào năm Tự Đức thứ 8 (1856), do Phan Thanh Giản làm tổng tài (chủ biên). Bộ sách được hoàn thành vào năm 1859, sau đó trải qua các lần "duyệt nghị" (1871), "duyệt kiểm" (1872), "phúc kiểm" (1876), "duyệt định" (1878), "kiểm duyệt" (1884), đến năm Kiến Phúc thứ 1 (1884) được khắc in và ban hành.
2. Tóm tắt nội dung
Khâm định Việt sử thông giám cương mục được biên soạn theo thể biên niên dựa trên cơ sở Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt sử ký tục biên, có tham khảo các sách sử của Trung Quốc cùng các sách sử khác của Việt Nam. Bộ sách được viết theo thể "cương mục" của Chu Hi thời Tống, chia ra "cương" (phần tóm tắt gọn và sáng) và "mục" (việc chép rộng ra cụ thể hơn), theo thứ tự năm, tháng, ngày ghi chép sự kiện lịch sử, tiểu sử các nhân vật, lời cẩn án giám định một số sự kiện, nhân vật và niên đại trên cơ sở khảo chứng các sách sử, tư liệu của Việt Nam và Trung Quốc, lời chú thích tên người, tên đất, chế độ thi cử, tổ chức hành chính, rải rác có các lời phê của vua Tự Đức.
Tài liệu tham khảo của Cương mục khoảng trên 200 bộ, bao gồm dã sử, thơ văn, các tác phẩm của Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú... cùng các sách sử của Trung Quốc.
Bộ sách gồm 53 quyển (1 quyển thủ, 5 tiền biên và 47 chính biên). Nội dung bao gồm:
- Quyển thủ: Ghi lại dụ chỉ, tấu nghị, phàm lệ, biểu dâng, mục lục, chức danh
- Tiền biên: Trải từ thời Hồng Bàng cho đến hết năm 967, khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong loạn 12 sứ quân
- Chính biên: Từ năm 968 khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi cho đến năm 1789, khi hết thời nhà Hậu Lê (đời Lê Chiêu Thống).
2 quyển chép về nhà Đinh và nhà Tiền Lê
3 quyển chép về nhà Lý
5 quyển chép về nhà Trần
37 quyển chép về nhà Hậu Lê
3. Sử bút
Sử bút bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục là sử bút Xuân Thu, cụ thể là sử bút bộ Cương mục của Chu Hi thời Tống, tức là phép viết sử theo một nguyên tắc khen chê nhất định. Cương mục chú ý nêu việc lớn làm "cương" để ghi việc nhỏ làm "mục" ở sau; do bị bó buộc bởi thể thức ấy nên Cương mục đã phải bỏ đi rất nhiều việc nhỏ khó gắn vào làm "mục" cho "cương" đã nêu ra.
4. Giá trị
Khâm định Việt sử thông giám cương mục là bộ sử lớn thứ hai của Việt Nam, vừa tiếp thu được nhiều thành tựu của các sử gia tiền bối, đồng thời có nhiều đóng góp riêng có giá trị về sử học. Các nhà nghiên cứu ngày nay đều coi Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục làm hai bộ sử quan trọng làm điểm khởi phát để nghiên cứu các vấn đề liên quan của lịch sử Việt Nam.
5. Hạn chế
Khâm định Việt sử thông giám cương mục có một số hạn chế như các vấn đề về Lâm Ấp, Chân Lạp, Nam Chiếu cần phải chỉnh lí lại, hoặc như các thời kì Lý, Trần về trước thì quá sơ lược.
Phần giới thiệu theo vi.wikipedia.org
Nháy vào đây để xem hoặc Download về máy tệp PDF có dung lượng 8,3 MB
Admin, 23/9/2011
An Nam Chí Lược
Bộ "An Nam Chí Lược" do Lê Tắc soạn năm 1335 là bộ sử xưa nhất do một cá nhân người Việt soạn ra, và gồm có nhiều sử liệu đáng quý có liên quan đến cổ sử và trung sử Việt Nam. Sách chủ yếu ghi chép về các văn bản, thư từ ngoại giao trao đổi giữa nhà Nguyên với nhà Trần cũng như phong tục, tập quán của người dân Giao Chỉ. Nguyên bản có 20 quyển, nhưng hiện tại chỉ còn 19 quyển.
Trong bộ An Nam chí lược, Lê Tắc đã dựa vào lập trường và quan điểm người Nguyên để biên soạn, dù vậy, đây là bộ sử xưa nhất do một cá nhân người Việt soạn ra mà nay vẫn còn giữ được, và gồm có nhiều sử liệu đáng quý có liên quan đến cổ sử và trung sử Việt Nam.
Tại Việt Nam, An Nam chí lược đã được phiên dịch bởi Uỷ ban Phiên dịch Sử liệu Viện Đại học Huế năm 1961. Các phiên dịch viên trong Ủy ban đã phải tìm kiếm, tham khảo các truyền bản lưu trữ tại các thư viện của Nhật Bản, Trung Hoa và Anh Quốc để làm xong một hiệu bản của bộ An Nam Chí Lược và hoàn thành bản phiên dịch Việt văn. Khi biên dịch, các tác giả như Linh mục Cao Văn Luận, Viện Trưởng Viện Đại Học Huế đã khẳng định: "Chúng tôi coi cuốn sách này là một sử liệu, là một đối tượng cho cuộc nghiên cứu sử học thuần túy, bởi vậy, thành thực muốn cung cấp một bộ hiệu bản và bản dịch đáng tin cậy cho học giới mà thôi".
Bố cục sách
1. Tống tự
2. Quận ấp
3. Đại Nguyên Phụng Sứ
4. Chính Thảo Vận Hướng: Các khoản chuyển vận quân lương ra mặt trận
5. Đại Nguyên Danh Thần Vãng Phục Thơ Vấn: Những bức thư của các danh thần nhà Đại Nguyên gởi qua nước An Nam
6. Biểu Chương
7. Các quan Thứ sử, Thái thú Giao Châu (Giao Châu, Cửu Chân và Nhật Nam)
8. Các Đô Đốc, Thứ sử Giao Châu (Giao Châu, Cửu Chân và Nhật Nam)
9. Các quan Đô đốc, Đô hộ các quận Giao Châu (Giao Châu, Cửu Chân và Nhật Nam)
10. Những người tôi các đời trước sang ký ngụ
11. Gia thế Họ Triệu
12. Gia thế Họ Lý
13. Gia thế Họ Trần
14. Học Hiệu
15. Nhân vật: Những người chịu quan tước của Trung Quốc
16. Tạp Ký
17. Thơ của các danh nhân đi sứ An nam, từ niên hiệu Chí Nguyên trở xuống
18. Thơ của các danh nhân An Nam
19. Đồ Chí Ca
Phần giới thiệu theo vi.wikipedia.org
Nháy vào đây để Xem chi tiết hoặc Download về máy
Admin, 22/9/2011
Trong bộ An Nam chí lược, Lê Tắc đã dựa vào lập trường và quan điểm người Nguyên để biên soạn, dù vậy, đây là bộ sử xưa nhất do một cá nhân người Việt soạn ra mà nay vẫn còn giữ được, và gồm có nhiều sử liệu đáng quý có liên quan đến cổ sử và trung sử Việt Nam.
Tại Việt Nam, An Nam chí lược đã được phiên dịch bởi Uỷ ban Phiên dịch Sử liệu Viện Đại học Huế năm 1961. Các phiên dịch viên trong Ủy ban đã phải tìm kiếm, tham khảo các truyền bản lưu trữ tại các thư viện của Nhật Bản, Trung Hoa và Anh Quốc để làm xong một hiệu bản của bộ An Nam Chí Lược và hoàn thành bản phiên dịch Việt văn. Khi biên dịch, các tác giả như Linh mục Cao Văn Luận, Viện Trưởng Viện Đại Học Huế đã khẳng định: "Chúng tôi coi cuốn sách này là một sử liệu, là một đối tượng cho cuộc nghiên cứu sử học thuần túy, bởi vậy, thành thực muốn cung cấp một bộ hiệu bản và bản dịch đáng tin cậy cho học giới mà thôi".
Bố cục sách
1. Tống tự
2. Quận ấp
3. Đại Nguyên Phụng Sứ
4. Chính Thảo Vận Hướng: Các khoản chuyển vận quân lương ra mặt trận
5. Đại Nguyên Danh Thần Vãng Phục Thơ Vấn: Những bức thư của các danh thần nhà Đại Nguyên gởi qua nước An Nam
6. Biểu Chương
7. Các quan Thứ sử, Thái thú Giao Châu (Giao Châu, Cửu Chân và Nhật Nam)
8. Các Đô Đốc, Thứ sử Giao Châu (Giao Châu, Cửu Chân và Nhật Nam)
9. Các quan Đô đốc, Đô hộ các quận Giao Châu (Giao Châu, Cửu Chân và Nhật Nam)
10. Những người tôi các đời trước sang ký ngụ
11. Gia thế Họ Triệu
12. Gia thế Họ Lý
13. Gia thế Họ Trần
14. Học Hiệu
15. Nhân vật: Những người chịu quan tước của Trung Quốc
16. Tạp Ký
17. Thơ của các danh nhân đi sứ An nam, từ niên hiệu Chí Nguyên trở xuống
18. Thơ của các danh nhân An Nam
19. Đồ Chí Ca
Phần giới thiệu theo vi.wikipedia.org
Nháy vào đây để Xem chi tiết hoặc Download về máy
Admin, 22/9/2011
Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011
Tổng hợp 200 truyện kiếm hiệp
Danh sách các truyện có trong Ebook.
Tải tại đây (1 link mediafire duy nhất)
Kim Dung
- Anh hùng xạ điêu
- Bạch mã khiếu tây phong
- Bích huyết kiếm
- Cô gái đồ long
- Giang hồ ân cừu ký
- Hiệp khách hành
- Liên thành quyết
- Liên thành quyết (new)
- Lộc đỉnh ký
- Lục mạch thần kiếm
- Ma nữ đa tình
- Phi hồ ngoại truyện
- Thần điêu đại hiệp
- Thiên long bát bộ
- Tiếu ngạo giang hồ
- Tuyết sơn phi hồ
- Uyên ương đao
- Việt nữ kiếm
- Võ lâm ngũ bá (hồi 34)
- Ỷ thiên đồ long ký
Cổ Long
- Ngọ dạ lan hoa (hồi 5) (new)
- Âm công
- Ân thù kiếm lục
- Bá vương thương
- Bất tử thần long
- Bích huyết tẩy ngân thương
- Bích ngọc đao
- Biên thành lãng tử
- Cát bụi giang hồ (hồi 8) (new)
- Cô gái mãn châu
- Cửu nguyệt phi ưng
- Dị kiếm khách
- Ða tinh hoàn
- Ðoạn hồn tuyệt cung
- Ðộc chiến thiên nhai [ H 06 ]
- Giang hồ tứ quái
- Giang hồ thập ác
- Hiệp ẩn ma tung
- Hỏa tinh tiêu thập nhất lang
- Huyết sử võ lâm (hồi 40) (new)
- Huyết tâm lệnh
- Khổng tước linh
- Kiếm thần nhất tiêu
- Lôi Âm ma công
- Long hổ phong vân
- Long kiếm truy hồn
- Lục tiểu phụng
- Lưu hương đạo soái
- Lưu tinh hồ diệp kiếm
- Ly biệt câu
- Ngân câu đổ phường
- Ngũ hành sinh khắc
- Nguyệt di tinh xà [ H 04 ]
- Phụng vũ cửu thiên
- Phương gáy trời nam
- Quỷ luyến hiệp tình (hồi 5) (new)
- Quyền đầu
- Sa mạc thần ưng
- Sát thủ kiếm vương
- Thạch phong thành
- Thiên đăng
- Thiên địa càn khôn
- Thiên kiếm tuyệt đao
- Thiên phật quyển
- Thiết gia bảo (hồi 14)
- Thiết huyết đại kỳ môn
- Tiên cô bảo kiếm
- Tiền chiến hậu chiến
- Tiêu Thập Nhất Lang
- Tiểu lý phi đao
- Tình nhân tiễn (trọn bộ) (new)
- Trường sanh kiếm
- Tuyết hoa phong nguyệt
- U linh sơn trang
- Viên nguyệt loan đao
- Võ lâm tuyệt đia
- Vong mệnh thiên nhai
- Xích long châu [H 08 ]
- Xuyên tâm lệnh (trọn bộ) (new)
- Yến thập tam
Ngọa Long Sinh
- Âm dương tam thư sinh
- Chiến yên hùng cái
- Ðàn chỉ thần công
- Ðiệu sáo mê hồn (hồi 97)
- Ma đạo sát tinh [ H 34]
- Ma hoàn lãnh nhân (hồi 30) (new)
- Ngưng Sương kiếm (trọn bộ) (new)
- Thánh tâm ma ảnh (trọn bộ) (new)
- Thất tuyệt ma kiếm
- Thiên hạc phổ
- Thượng Ngương kiếm pháp (hồi 03) (new)
- Túy tâm kiếm
- Xác chết loạn giang hồ
Trần Thanh Vân
- Lệnh xé xác (17 hồi) (new)
- Tuyền phong tuyệt tình kiếm (9 hồi) (new)
- Càn khôn tuyệt pháp
- Ðộc thủ phật tâm
- Hóa huyết thần công
- Huyết thiếp vong hồn ký
- Quỷ bảo [ H 20 ]
- Quỷ kiếm vương
- Sanh tử kiều
- Thái Dưong huyền công
- Thiết thư trúc kiếm
- Thủy tinh cầu
- U vương quỷ điện
- Lư sơn kỳ nữ
Ưu Đàm Hoa
- Âu dương chính lan
- Bách nhật quỷ hồn
- Bàn long đao
- Bích nhãn thần quân
- Du già đại pháp
- Giang hồ mộng ký
- Hắc bạch hưong hồn ký
- Kim giáp môn
- Sơn quỷ
- Tiếu ngạo trung hoa
- Tình Ma
- Tuyết hồ công tử
Ðộc Cô Hồng
- Chấn Thiên kiếm phổ (trọn bộ)
- Ma ảnh huyền cơ
- Nhất kiếm động giang hồ
- Thiên mộc sắc kiếm [ H 10 ]
- Thôn tinh cô kiếm [ H 03 ]
- Tướng cướp Liêu Đông (trọn bộ)
Gia Cát thanh Vân
- Càn khôn song tuyệt
- Cô gái áo vàng
- Trường hận Động Đình hồ
Các Tác Giả Khác
- Thần Võ bí kíp (hồi 17) (new)
- Tiểu quỷ bá đao (trọn bộ) (new)
- Yêu truyền kiếp (trọn bộ) (new)
- Giặc cái (hồi 15) (new)
- Song nữ hiệp hồng y (hồi 38) (new)
- Độc Cô quái khách (hồi 15) (new)
- Thập vạn đại sơn vương (hồi 07) (new)
- Bách cầm sơn chủ (12 hồi)
- Bát nhã thần chưởng
- Bán thế anh hùng [ H 03 ]
- Bích linh ma ảnh
- Chỉ đao
- Cờ rồng tay máu
- Ðạt ma kinh
- Ðại Đường du hiệp ký (25 hồi) (new)
- Ðộc nhãn hắc long
- Ðường gươm tuyệt kỹ
- Gã râu xồm
- Hạnh hoa thôn phục hận
- Hấp lực thần công
- Hào Hoa kiếm khách
- Hỏa long thần kiếm
- Hoàng nhan đoạt phách .................
- Huyết yên kiếp
- Khoái kiếm
- Kim điêu thần chưởng (hồi 55)
- Lăng không tam kiếm
- Linh phong địch ảnh
- Lưỡi gươm cứu quốc
- Lưu hương tử lệnh
- Ma đao
- Ma diện ngân kiếm
- Ma tiêu [ H03]
- Mai khôi sứ giả [ H 04 ]
- Ngũ tuyệt ma vương
- Người đẹp thành Phiên Ngung
- Như lai thần chưởng
- Nữ chúa hồ ba bể
- Nữ vương thành (hồi 14)
- Phụng hoàng thần [ U linh yêu nữ ]
- Tàn chi tuyệt thủ
- Tế điên hòa thượng
- Thần đồng diêm la
- Thanh gươm cô độc
- Thánh kiếm đọat hồn [ H 07 ]
- Thế kiêm cuối cùng
- Thiên ma lệnh chủ
- Thiết cốc môn
- Thiết kỵ môn
- Thiếu Hiệp Hành (trọn bộ) (new)
- Tiên hạc thần kim [ H 07 ]
- Tử chiến phiên ngung thành
- Tuyệt kỳ
- Vạn lưu quy tông
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)