Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011

Cách chữa nấc và rôm sảy cho trẻ

Nấc hay nấc cụt là hiện tượng co thắt cơ hoành đột ngột ở thì hít vào. Có nhiều nguyên nhân gây nất cụt, như ăn nhằm đồ cay nóng, thiếu nước, dây thần kinh phế vị (số 10) bị kích thích… Thông thường nấc cụt xảy ra đều đều, liên tục ở mức độ vài lần đến 30 - 60 lần/phút và có thể kéo dài từ một vài phút đến nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày...

Trường hợp trẻ con dưới 1 tuổi, sau khi bú sữa thường hay bị nấc cụt. Trường hợp này không cần điều trị vì mươi phút sau sẽ tự khỏi. Có thể cho bé uống nước chín từng muỗng cà phê một, và lấy lá Trầu vò nát thoa lên trán bé (giữa hai hàng lông mày) sẽ khỏi.

Có nhiều cách để làm hết nấc cụt, ở đây chúng tôi chỉ đưa ra vài kinh nghiệm dễ làm mà hữu hiệu.

Tâm lý trị liệu: do dây thần kinh phế vị điều khiển sự co thắt của cơ hoành nên có người bị nấc cụt, thì một người nào đó sẽ nói một câu gì đó sao cho người bị nấc tức mình mà cãi lại thì sẽ hết nấc. Thí dụ “Hôm qua đứa nào chở mày mà mày ôm eo kỹ quá vậy?...

Nuốt một muỗng cà phê đường cát: khi đang bị nấc cụt, bạn hãy lấy một muỗng cà phê vun đường cát và hả họng lên trời mà đổ vào rồi nuốt (không nhai) liền, sao cho đường chạm vào dây thần kinh phế vị, ở ngay phía trong và sau họng, thì sẽ hết nấc ngay lập tức. Đây là cách hay nhất để làm hết nấc cụt.

Dùng 10 cái Thị đế sắc uống:
 nếu nấc cụt kéo dài hàng giờ không khỏi thì lấy 10 cái tai trái hồng (là vị Thị đế trong đông y), cắt nhỏ thêm 2 chén nước sắc còn 1 chén để uống. Có thể ăn thêm một tô canh rau Bồ ngót (xay sinh tố uống càng tốt vì Bồ ngót chứa rất nhiều papaverin, là chất chống co thắt cơ trơn).

Đi bác sĩ:
 có vài trường hợp do nguyên nhân trầm trọng nên phải đi khám để bác sĩ cho uống viên primperan mới khỏi.
Khi trẻ bị nấc, các bậc cha mẹ hãy bình tĩnh thao tác một số mẹo nhỏ dưới đây:

Đối với trẻ sơ sinh, bế trẻ lên rồi dùng ngón tay gãi nhẹ trên môi hoặc mang tai của bé khoảng 60 cái, nếu trẻ khóc được thì sẽ khỏi nấc nhanh hơn vì lúc đó thần kinh thực quản giãn ra, triệu chứng nấc sẽ biến mất. Ủ ấm, sưởi ấm cho trẻ.

Đối với trẻ lớn hơn, có thể cho trẻ uống nước, nếu trẻ lớn hướng dẫn trẻ cách hít thở sâu, ngồi gập người trên đầu gối... Nếu trẻ bạn bị nấc liên tục trong 3 giờ đồng hồ thì nên đưa tới bác sĩ khám và tìm nguyên nhân nấc để được can thiệp sớm.

Trị rôm sảy

Do khí hậu nắng nóng mà dinh dưỡng thiếu rau quả tươi nên từ 21/3 đến 21/6 dương lịch, trẻ con thường bị rôm sảy nổi li ti dày khắp da bé. Mỗi centimet vuông da có từ 100 - 200 tuyến mồ hôi. Nếu ăn uống thiếu rau quả tươi thì da dễ bị sừng hóa, làm bít các lỗ tuyến mồ hôi. Mồ hôi không thoát ra được, sẽ đùn lại trên mặt da thành sảy, như những hạt cát trên da. Nếu bé bị nhiễm trùng da thì sẽ sinh nhọt mủ thật là tệ hại!

Để giảm bớt rôm sảy thì phải cho bé ăn nhiều rau quả tươi (rau thì chọn nhiều thứ, xay, bằm nhỏ, nấu xúp cho bé ăn. Trái thì chọn Chuối, Cam, Quýt, Bưởi, Nho, Mận... cho bé ăn hàng ngày).

Tắm rửa thường xuyên, ngày nhiều lần, với nước sạch, nhưng không dùng xà bông hoặc dùng xà phòng ít chừng nào hay chừng ấy, vì nếu tắm xà bông nhiều lần, nhất là xà bông có chất tiệt trùng, sẽ làm mất sức đề kháng của da bé, nên bé sẽ dễ bị rôm sảy và nhiễm trùng da nhiều hơn!

Tắm nước Khổ qua: dùng vài trái Khổ qua xanh, xắt mỏng, giã nát, cho vào thau rồi chế vài lít nước sôi vào, chờ nguội để tắm cho bé. Tắm nước Khổ qua xong, cứ để vậy, không tắm lại bằng nước sạch.

Nên nhớ mồ hôi và bã nhờn của da ta luôn có chất bảo vệ da chống lại vi trùng và môi trường nóng ẩm và tia nắng độc hại. Nếu bạn dùng xà bông nhiều lần quá thì sẽ cuốn trôi hết các chất bảo vệ thì da bé cũng như da của chính bạn cũng vậy. Nếu cần tắm nhiều lần trong ngày thì chỉ nên tắm với nước lạnh là đủ.




Tổng hợp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét