1. Không nên cho bột hay cháo xay vào bình vì khi trẻ cố gắng nút, bú mạnh để cho bột chảy xuống, trẻ sẽ nuốt nhiều hơi vào bụng và có cảm giác mau no (thực ra là no hơi), dễ bị ọc và trẻ sẽ ăn ít đi. Nên tập cho trẻ ăn bằng chén và muỗng.
2. Khi đút trẻ, không nên đưa muỗng sâu vào trong miệng trẻ, làm cho trẻ ăn dễ bị ọc do kích thích ở cổ họng.
3. Không nên cho trẻ ăn cháo xay nguyễn vì:
- Sau náy mỗi khi gặp phải thức ăn lợn cợn trẻ sẽ dễ ói. Tới tuổi ăn cháo, nên tập cho trẻ làm quen với thức ăn lợn cợn.
- Không loại trừ khả năng phần thức ăn bám lại dưới đáy máy xay sinh tố không được rửa kỹ khiến trẻ dễ bị tiêu chảy.
4. Không nên cho trẻ ăn hoài một loại thức ăn vì trẻ sẽ ngán và ăn ít đi.
5. Không nên dùng nước rau, củ dền, nước hầm xương….để pha sữa cho trẻ. Nước rau củ có thể làm thay đổi mùi vị của sữa, khiến trẻ dễ từ chối sữa.
6. Không nên cho bột hoặc cháo vào bình thủy để trẻ ăn cả ngày vì: Khi nhiệt độ trong bình hạ xuống sẽ tạo một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Thức ăn dễ bị ôi thiu, gây nhiễm độc và tiêu chảy cho trẻ.
7. Không nên giữ lại thức ăn thừa của trẻ để tránh trẻ bị tiêu chảy, sinh bụng hay ngộ độc (do vi trùng trong nước miếng lây sang thìa múc thức ăn).
8. Không nên bón thìa quá đầy vì trẻ có thể bị sặc, nghẹn.
9. Không nên nấu quá nhừ các loại rau củ do các vitamin B, C tan trong nước, bị phân hủy bởi nhiệt khiến cho thực phẩm không còn nhiều dinh dưỡng như ban đầu.
10. Không nên cho trẻ ăn phần nước mà phải cho ăn cả phần cái của thức ăn để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé.
11. Không nên cho trẻ ăn quá sớm (khi bé mới 3,4 tháng tuổi). Điều này là không tốt do lúc này, khả năng tiêu hóa của bé còn rất kém.
12. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều đạm vì sẽ khiến trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa và biếng ăn.
13. Không nên kéo dài bữa ăn vì sẽ khiến cho món ăn bị vữa, khó ăn. Trẻ cũng chưa kịp đói và hứng thú cho bữa ăn kế tiếp. Nếu trẻ ăn chưa hết thì bạn cũng nên ngưng lại. Bữa ăn kế tiếp trẻ sẽ ăn nhiều hơn.
14. Không nên bắt trẻ ăn quá nhiều vì sẽ khiến trẻ sợ ăn. Nhu cầu năng lượng của các trẻ thay đổi tùy theo độ tuổi và thể trạng.
15. Không cho hoặc cho rất ít dần ăn trong khẩu phần của trẻ. Thực ra dầu ăn rất giàu năng lượng và giúp hòa tan các chất khác khiến cơ thể dễ hấp thu.
Nguyên tắc cho bé ăn dặm
- Ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc.
- Từ đơn giản (1 nhóm thức ăn) đến phức tạp (nhiều nhóm thức ăn).
- Cho trẻ ăn cả cái lẫn nước để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ.
- Thường xuyên thay đổi thức ăn để trẻ thấy ngon miêng.
- Tôn trọng tâm lý ăn uống của trẻ.
- Mỗi bữa ăn chỉ nên kéo dài 30 phút.
- Sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ.
Nguồn: http://www.lamchame.com, 21/12/2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét