Thứ Ba, 31 tháng 5, 2011

Tài liệu về kinh doanh hay

1. Cẩm nang doanh nhân


2. Cẩm nang thương mại điện tử


3. Doanh nhân quản trị thương trường


4. Hoạch định một kế hoạch kinh doanh hiệu quả


5. Kỹ năng quản trị


6. MBA trong tầm tay


7. Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng


8. Tâm lý đám đông


Cách nấu chè ngô (3 bài)




Chè ngô (bắp) dễ nấu, chỉ cần có ngô nếp non và dẻo là được.
Có nhiều cách nấu như chỉ có ngô hạt; ngô và gạo nếp hoặc ngô xay nhuyễn... Dưới đây là cách nấu chè ngô với gạo nếp:
Nguyên liệu: 500g ngô nếp bào mỏng; 50g gạo nếp ngon; 500g dừa nạo; 300g đường trắng; 5 lá dứa.

Cách nấu chè ngô (bắp)


Cách làm
: Gạo nếp vo sạch, để ráo. Lá dứa rửa sạch, cắt khúc, vò nhẹ cho hơi dập .

- Cho 150ml nước nóng vào dừa nạo rồi vắt lấy nước cốt (không dùng nước lạnh hay nước sôi, vì cả hai loại nước này đều không cho nước cốt dừa thật béo sau khi vắt). Sau khi vắt nước cốt (chừng 1 bát ăn cơm), cho thêm khoảng 300ml nước ấm vào chỗ dừa nạo đó, vắt lấy nước tiếp (nước này gọi là nước giảo).
- Cho gạo nếp, nước giảo, lá dứa, chút muối vào nấu sôi. Khi gạo nếp hơi nở, cho ngô đã bào mỏng vào trộn đều, nấu riu riu trên lửa cho đến khi chín. Lấy lá dứa ra, cho đường vào, khi đường tan hết, ngô dẻo trở lại là chín.
- Cho nước cốt dừa vào, đợi sôi trở lại là được. Bát chè ngô ngon là ngô dẻo, không nhão, vừa ăn, nước cốt dừa không quá đặc.
Theo Phunuonline
===========================================================


Cách nấu chè ngô ngon 

* Nguyên liệu:
        - Ngô nếp non, càng non càng tốt nhé, nếu nầu cho cả nhà thì chỉ cần khoảng 4-5 bắp nho nhỏ xinh xinh là     được rồi. Lười thì đi mua ngô đóng hộp =)
        - Nước cốt dừa, có thể tự làm hoặc mua chai có sẵn ở siêu thị đầy ra
        - Bột sắn dây <để chè có độ sánh và có mùi thơm>, có thể thay bằng bột đao nhưng bột đao không thơm bằn

        - Đường hoặc một hai túi nước mía thì vừa đỡ nóng lại thơm .


       - Vani nếu thích có mùi vani  

* Cách làm:      
        - Ngô rửa sạch, gọt đều tay cho đến sát phần lõi
         - Lõi ngô, vỏ ngô, râu ngô ...cho vào luộc kỹ rồi lọc lấy nước nấu chè . Nếu k mua ngô thì lấy luôn cái nước trong hộp bỏ vào, có điều sẽ k đc ngọt vào thơm bằng
        - Xay ngô đã cắt đó cùng với nước luộc ngô sau đó thì lọc qua bằng một cái rá thưa . Nếu không có máy xay dùng muôi chà kỹ trước khi cho vào lọc . Xay cẩn thận k thì nhuyễn ra thành súp ngô cho e bé =)
        - Sau đó đun hỗn hợp nước ngô đã lọc trên bếp lửa vừa, sôi chừng 10-15 phút thì cho nước mía hoặc đường vào, quấy đều tay . Khuấy phải nhẹ nhàng, khuấy tròn theo 1 chiều nhất định, k nên đổi chiều. Khuấy phải tập trung k để đóng cặn cháy ở đáy, Thường thì khuấy lâu nên cũng mỏi tay phết
        - Pha chút bột sắn dây với nước lạnh, đánh tan ra rồi đổ vào quấy đều, nếu thích ăn loãng loãng thì không cần cho bột sắn dây. Khuấy hoài thấy chưa đủ loãng thì cho thêm, khuyến cáo là lúc nóng bao giờ cũng loãng hơn lúc để nguội nên đừng ham cho nhiều bột sắn dây quá. Khuấy nhẹ, đều tay, sát đáy nồi để k dính cặn. Nhớ cả viền nồi nữa. Đừng khuấy nhanh tung tóe lên . Và cũng khuấy tròn theo 1 chiều nhất định thôi. Khuấy cũng lâu lâu, tầm 5-10p, tay ê ẩm luôn .        - Chè này thường ăn nguội, khi ăn thì thêm chút nước cốt dừa, vani theo ý thích . Ăn nóng cũng đc, mùa này ăn nóng chắc phê hơn

Nghe bảo có thể cho thêm một nhúm gạo nếp vào nấu trước, sau đó quấy đều vào chè ngô, cũng có vẻ thơm nhưng M chưa thử cách đó bao giờ nên cũng bó tay =)

Xong rồi múc ra mà ăn thôi  

Cách làm nước cốt dừa:
    - Dừa nạo, hơi già 1 chút, non chỉ để ăn thôi chứ cốt chưa đc j =)
    - Xay nhỏ cái đó ra, nhuyễn í, k thì băm, hoặc làm ntn cho nó nhỏ như hình này thì làm
    - Vải xô sạch <sạch sạch sạch nhé>

    - Nước sôi già tầm bát canh nhỏ  Nhớ cẩn thận

Xong. Làm đơn giản. Cho dừa nạo vào trong vải, bó vào, nhúng vào bát nước sôi <nhớ đừng nhúng phần bạn cầm tay >, sau đó vặn cho ra nước. Khá là đau tay, có thể bị xước và chai tay, nên đi găng tay vào nếu tay bạn chưa bao giờ làm việc nặng  Cứ vắt nth, lâu lâu là... Vắt hết lượt 1 có thể vắt lại lượt 2, đến khi cảm thấy nó loãng loãng thì dừng không thì vắt 1 lần thôi, chỗ bã dừa còn lại cho vào làm xôi xoài cũng ngon

Nước dừa đó dùng luôn cũng đc, nhưng thường nấu chè thì nên làm theo 1 trong 2 cách sau:

1. Cho ít bột béo và bột mỳ vào, hòa lên, đun lửa nhỏ, sôi tắt bếp. Cái này cho vào chè ngon hơn này

2. Đun nước cốt dưa với lá dứa cho thơm. Có thể cho 1 ít sữa tươi và muối vào cho thơm  

Chúc các bạn yêu ngon miệng
Tổng hợp từ go online

===========================================================

Chè ngô cốm ngon

Bát chè mát lạnh với vị thơm, dẻo của cốm cùng vị ngọt, mát của ngô sẽ vô cùng hấp dẫn trong thời tiết nắng nóng này.
Nguyên liệu: Ngô nếp non: 10 bắp, cốm tươi: 100 g, bột sắn dây: 50 g, đường kính: 1 kg, dừa nạo (tươi): 100 g.
Cách làm:
- Ngô nếp non, bào hoặc cắt vát, (không lấy mày) cho nước vào đun cùng lá nếp (nếu có). Khi hạt ngô dừ, dẻo thì đổ đường, bột sắn dây hoà ra bát lấy nước.
- Khi nồi ngô sôi, xuống bột từ từ lấy độ sánh, đun nhỏ lửa một lúc đến khi trong thì bắc ra, cho cốm tươi vào ăn kèm với dừa nạo, hoặc nước cốt dừa.

Nguồn: http://giadinh.net.vn/










Thứ Hai, 30 tháng 5, 2011

Cách đặt tên cho con


XU HƯỚNG ĐẶT TÊN

CHO CON

- Thiên Việt
Như đã nói, nhiều người muốn đặt cho con những cái tên mang lại nhiều điều may mắn, nên có những cách để lựa chọn như :
- Mong thành đạt : có những tên Vượng, Ích, Thành, Đạt, Tiến, Thịnh, Tài, Kiệt, Hiển, Vinh, Phát…
- Muốn giàu sang phú quý : có Phúc, Lộc, Vượng, Phát, Tài, Kim, Ngân, Châu, Báu, Ngọc, Ngà, Đại v.v… tránh tên Bần, Tiện, Khó, Khăn, Bé, Ít, Thiểu…





- Mang tính gia phong đạo đức : Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, Liêm, Chính, Hiếu, Trọng, Đạo, Đức…
- Mang tính sức khoẻ : Cường, Cương, Lực, Kiện, Cao, Tráng, An, Khang… nhưng tránh Nhu, Yếu, Bại, Liệt, Kiết, Thấp, Khớp…
- Mang tính phong cách : Hùng, Dũng, Mạnh, Mãnh, Can, Trường, Quang, Minh, Sáng, Khai…
Trước những năm 1945 khi nền Nho học còn thông dụng, các bậc cha mẹ đặt tên con theo lối chiết tự, nghĩa rất hay và thâm thúy nhưng cái tên nghe lại thô kệch, với cách ghép 2 chữ, 3 chữ đến 10 chữ thành một nghĩa.
Bản chất mỗi chữ đã mang ý nghĩa của thuyết Bát Quái lấy trong Hà Đồ Lạc Thư như :
- Dùng 1 nét hay một chữ gọi là Thái Cực (như chữ Nhất chỉ một nét), có nghĩa ngôi cao nhất trong trời đất, gần như đấng tạo hóa đã tạo ra vạn vật muôn loài.
- Dùng 2 nét hay hai chữ ghép gọi là Lưỡng Nghi (như chữ Nhị có hai nét từ chữ Nhất ghép lại), có nghĩa Âm Dương giao phối, nơi sinh ra và thu về.
- Dùng 3 nét hay 3 chữ ghép gọi là Tam Tài (như chữ Tam có ba nét của chữ Nhất ghép lại), để chỉ ngoài Trời và Đất còn có con người.
- Dùng 4 chữ ghép là Tứ Tượng, 5 chữ là Ngũ Hành, 6 chữ là Lục Hào, 7 chữ là Thất Chính, 8 chữ là Bát Quái, 9 chữ là Cửu Trù, 10 chữ là Thành Quái v.v…
Đồng thời dùng tên 64 quẻ trong Chu Dịch để đặt tên, như muốn thành đạt đặt tên Tế (quẻ Thủy Hỏa Ký Tế) ghép với họ thành tên Trần Ký Tế hay Phạm Ký Tế… Tuy nhiên với người không thông hiểu nghĩa Hán Nôm hay Chu Dịch, cho chữ Tế là tế lễ, tế thần đồng nghĩa với việc quỳ lạy, van xin, chủ về quy thuận, quy hàng.
Đến nay tiếng Hán, tiếng Nôm đã mai một, nên không ai còn dùng cách chiết tự để đặt tên cho con cháu nữa, cũng như giữa chữ viết Hán Nôm và chữ Việt đã khác, có tên tuy đồng nghĩa nhưng không đúng nét, có tên lại mang hai ba nghĩa khác nhau (như chữ Tế nói trong thí dụ trên).
Ngoài ra trong xu hướng đặt tên cho con hiện nay, nhiều người đặt tên với sở thích cá nhân của vợ hay chồng, nên ngoài tên họ (đôi khi họ của cả chồng lẫn vợ ghép lại), chữ lót Văn hay Thị, rồi đến tên sở thích, hay sự ngưỡng mộ như Lê Nguyễn Thị Du Lịch (thích ngao du ngoạn cảnh), Nguyễn Trần Hoa Trinh Nữ (tên bài hát, cũng như muốn nói con gái có đạo dức gia phong), Phạm Đỗ Văn Mỹ Tâm (có lẽ thích ca sĩ Mỹ Tâm) v.v…
Cái tên đôi khi nói lên ước muốn tương lai cho con cái, đọc nghe kêu có ý nghĩa, nhưng chưa thật phù hợp với xã hội nhân văn. Bởi nếu tên con là Nguyễn Trần Hoa Trinh Nữ (5 chữ) chỉ là thiểu số cá biệt trong rừng tên 3 chữ từ bao đời nay, sẽ gây chú ý đến mọi người, khi lớn chúng gặp bạn trêu ghẹo “có còn trinh nữ không ?”, thật mắc cỡ vô cùng.

TÍNH CHẤT QUA 22 CHỮ CÁI

Ngoài những cách đặt tên cho con như đã dẫn, trong tâm linh đa số người Việt còn đặt tên con theo 22 chữ cái, với các ý nghĩa mang tính thần bí của mỗi chữ, sau khi đi theo nguyên tắc hộ tịch :
1- Họ : nguyên tắc về hộ tịch lấy họ cha, nếu cha vô danh mới lấy họ mẹ. Hiện nay nhiều cha mẹ lấy cả hai họ.
2- Chữ lót tên : ngày xưa chữ Văn dùng để chỉ con trai, chữ Thị để chỉ con gái. Nhiều địa phương miền Trung không dùng chữ lót mà chỉ có họ và tên. Ngày nay nhiều người không sử dụng Văn hay Thị mà thay bằng chữ ghép với tên như Trần Huệ Phương, Nguyễn Tâm Dung. Vì thế đôi khi mới đọc tên có thể lầm lẫn về giới tính.
3- Tên : là tên đi vào lý lịch. Như Trần Huệ Phương, ở các nước Âu Mỹ sẽ được ghi thành : Phương – Trần Huệ (tên đi trước họ). Nên dù tên đơn, tên ghép, cũng chỉ lấy một tên ở cuối là chính.
Nói về tính chất thần bí qua 22 chữ cái dùng đặt tên cho con (thực tế có đến 26 chữ cái, nhưng những chữ không phù hợp để đặt tên theo tiếng Việt như J, F, W, Z nên chúng tôi loại bỏ). Như muốn đặt tên như Phương xem vần P, tên Nhung xem vần N…
- Các vần A, S : tính cương quyết, thành thật nên hay cứng rắn trong quyết định, can đảm dấn thân và ghét kẻ xu nịnh. Những ai mang vần chữ cái A và S có tính tự tôn, tự đại, vì thế thích làm người chỉ huy, lãnh đạo hơn làm cấp dưới quyền. Cuộc sống tình cảm thường độc đoán, khắc khe nên gia đạo không trọn vẹn hạnh phúc. Công danh sự nghiệp dễ đạt đến thành công, tiền của đi song hành theo đường quan lộc.
- Các vần B, K và T : người có duyên ngầm, có số đào hoa và giỏi về giao tế ứng xử. Tính tình phúc hậu, thương người, đồng thời được mọi người giúp đỡ. Càng lớn tuổi danh vọng, địa vị càng cao, tiền tài không thiếu.
- Các vần C, L và U : có tính khiêm tốn, biết phục thiện, ham tìm tòi học hỏi. Người thông minh, sáng suốt khi giải quyết và có khả năng vượt mọi trở ngại để đạt mục đích. Trong tình cảm thường gặp đỗ vỡ, tuy nhiên đến hậu vận có một mái ấm hạnh phúc tuyệt vời. Công danh sự nghiệp thường không bằng phẳng phải có người giúp đỡ, tài lộc vì thế không có của để dành.
- Các vần D, M và V : thành công về sự nghiệp, danh vọng cũng như vật chất nhưng không to tát lắm. Về tình cảm có cuộc sống bình dị, chừng mực không ồn ào, thích nơi yên tĩnh. Tính tình ghét việc gian xảo thích có sự bình đẳng giữa mọi người, không lo xa, sống hết mình với vợ con và thân hữu nhưng do không phô trương thường dễ bị hiểu lầm. Những người mang vần D, M và V có số đào hoa, con cái có đứa thành đạt có đứa hư hỏng do “con gái đức cha, con trai đức mẹ”, hậu vận gặp nhiều biến đổi.
- Các vần E, N : thuộc chu kỳ nhập cung trung, là nơi xuất phát cũng như thu về, nên cuộc đời sướng khổ triền miên như câu “ba chìm bảy nổi chín lênh đênh”, nhưng vẫn vượt qua được phong ba bão táp. Do mang tính chất thay đổi nên tích lũy được nhiều kinh nghiệm để phát huy những sáng kiến về sau. Thích di du lịch, giỏi ngoại ngữ, tình cảm cũng nhiều sôi nổi lẫn bi đát. Công danh sự nghiệp thường trung bình, nếu vượt quá giới hạn sẽ gặp hung sát. Tài lộc không có gì nổi bậc.
- Các vần G, P và Y : có tính trầm lặng, thích yên tĩnh và trung thực với bản thân, không khoa trương, rất tự giác cầu tiến để tự điều chỉnh lấy mình. Do có đời sống nội tâm cao dễ bị hiểu lầm là người ích kỷ. Về tình cảm thường cao số, nên những mối tình đầu hay tan vỡ cuối cùng chỉ lấy người tưởng không duyên số mà thành đôi. Công danh sự nghiệp không mấy thành đạt, số chỉ buôn bán nhỏ (tiểu thương), nhà đất tiền của không nhiều.
- Các vần H, Q : giàu sự tự tin thích tự lập, ưa nghe lời tâng bốc nên nhiều khi bị tiểu nhân lợi dụng. Tính hay can thiệp vào chuyện bất bình, có những can thiệp theo kiểu “ăn cơm nhà vác tù và hàng Tổng” nhưng vẫn thấy hứng thú lao vào, do tính hiếu thắng và tự đại. Có duyên ngầm nhưng nhút nhát trong tình cảm, cho nên đời sống tình cảm thường bình lặng, chấp nhận hạnh phúc sẵn có. Công danh sự nghiệp vững chắc từ tuổi 37 trở lên, nên bảo đảm cuộc sống từ hậu vận.
- Các vần I, R : biết hòa mình cùng tập thể nhờ tính thích hòa nhập, nhưng hay cố chấp bảo thủ, lại không thích đua chen, không biết lo xa nên coi thường đường công danh sự nghiệp. Trong tình cảm lại buông thả đam mê khi đã yêu ai, sẵn sàng chết vì yêu, nên khi có gia đình rất chung thủy với vợ biết lo cho con cái. Số thọ và đông con. Vần I và R mang con số 8 thuộc quẻ Cấn, có nghĩa là núi (Sơn) nên dù coi thường đường công danh sự nghiệp nhưng vẫn vững vàng, nhưng trì trệ phát triển. Tài lộc hơn trung bình, nếu bộc phát nhanh sẽ sớm tàn lụi.
- Các vần O, X : mang tính bặt thiệp, giao tế ứng xử tốt, duyên dáng trước mọi người, được giao nhiêu công viêc tưởng vượt quá khả năng nhưng vẫn hoàn thành xuất sắc. Khéo tay nên có khiếu về mỹ thuật điêu khắc, hội họa và âm nhạc (nhạc sĩ). Tình cảm vì thế rất ủy mị, thích được chiều chuộng và yêu thương.
Công danh sự nghiệp tuy không thành đạt vẻ vang, nhưng hậu vận cũng không khốn khó, có của cho con cháu. Nữ nếu hồng nhan sẽ bạc phận, không bạc phận cũng truân chuyên, nam bạo phát cũng bạo tàn.
Khi tìm vần đặt tên theo các tính chất trên, cần biểu thị tên lót và tên chính đúng với giới tính, để tránh gây lầm lẫn trong các loại giấy tờ không có nhân dạng, cũng là cách biểu thị tính Âm Dương được rõ ràng.
Như tên Lan, Cúc thường đặt tên cho nữ, còn Hùng, Mạnh thường đặt cho nam, trở thành tập quán và thói quen nhận định của mọi người.
Ngày xưa các bậc ông cha không đặt tên con cháu theo kiểu “ái nam ái nữ”, vì cho rằng sẽ có huông theo tên, thí dụ nam giới mà đặt tên Nguyễn Văn Liễu sau này sẽ có tính ẻo lã như con gái, ốm như thân liễu, cành liễu v.v…


Tài liệu tham khảo:
1. 1001 Tên hay cho bé gái
Tải tại đây
2. Cách đặt đặt tên con hay
Tải tại đây
3. Ý nghĩa 400 tên hay cho bé
Xem tại đây

Sưu tầm
Đọc hướng dẫn download tại đây


Cách nấu món thịt đông ngon (2 bài)


Một món ăn truyền thống vào dịp Tết của người miền Bắc, mỗi độ xuân về thời tiết chưa kịp ấm lên, 3 ngày Tết có món thịt đông không cần tủ lạnh, thật ngon miệng và bổ dưỡng.

Nguyên liệu :

1 kg thịt gà chặt miếng vuông
150 gr bì lợn
2 củ cà rốt, thái khoanh mỏng.
40 gr nấm hương, ngâm nở
40 gr mộc nhĩ, ngâm nở

2 củ hành khô

Bột nêm, mắm, hạt tiêu, dầu ăn


Ảnh: NHA


Cách làm:
Ướp thịt vào chút bột nêm, mắm, hạt tiêu, để 15 phút cho ngấm.
Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nở, thái miếng to như thịt gà
150 gr bì lợn, thái miếng to, bỏ vào một nồi với ít nước đun cho ra nước keo.
Dầu ăn đun nóng già, phi thơm hành khô, bỏ cà rốt, thịt gà vào xào cho ngấm gia vị, xăn lại.
Bỏ tiếp chỗ nấm và mộc nhĩ vào đảo qua. Không xào cùng ngay từ đầu quá lâu kẻo bị nhũn.
Cho toàn bộ chỗ gà vừa xào vào nồi nước đun bì lợn, nếu ít thì nêm thêm chút nước lã, sao cho nước xâm xấp gần bằng thịt.
Nêm thêm gia vị cho đậm đà, đậy vung đun nhỏ lửa trong khoảng 20 - 25 phút nữa ( nếu là gà Ta hay gà già thì đun lâu hơn một chút cho thịt mềm ).
Khi thấy thịt gà mềm, nước gà cạn bớt, còn một nửa, rút bỏ xương khỏi thịt gà và chuẩn bị trang trí.
Bày cà rốt tỉa hoa hoặc vài chiếc nấm đã ninh chín xuống đáy bát.
Múc thịt gà cùng với nước xào của gà vào khuôn khi thịt còn nóng. Để thịt nghỉ bên ngoài cho nguội bớt, bỏ vào tủ lạnh.
Khi ăn, úp bát thịt ra đĩa rồi xắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
Theo Never  
Nguồn http://vn45.com/


=========================================================




Cách nấu thịt đông ngon

 Nguồn bài viết: meovathay   
Món thịt đông thành công phải đông được mà không cần cho vào tủ lạnh. Phần keo phải trong, không vữa ra ở nhiệt độ thường.
Độ dai của phần keo tùy thuộc vào lượng bì bạn cho vào ninh, càng cho nhiều da thì món thịt đông càng dễ đông, keo chắc. Tuy nhiên, không phải cứ càng dai càng tốt, điều này còn tùy thuộc vào sở thích của bạn, món thịt đông quá cứng cũng không ngon. Vì thế hãy điều chỉnh lượng bì cho hợp lý.
Khi ăn, miếng da lợn sần sật rất tuyệt nhưng nếu quá nhiều sẽ mất ngon, vì vậy để cân đối thành phần trong bát thịt mà món ăn vẫn đông như ý, phần bì thêm vào bạn nên để cả miếng to, sau đó vớt ra khi nấu xong.
Nếu muốn phần keo thật trong và thơm, bạn hãy chú ý khâu hớt bọt khi nồi thịt sôi. Nếu hớt bọt không kỹ, món ăn sẽ giảm chất lượng cả về hương vị lẫn thẩm mỹ.
Đừng sốt ruột mà để lửa to khi nấu thịt đông. Hãy đun nhỏ lửa, vừa đỡ tốn gas vừa giúp chất keo trong da lợn tiết ra dễ hơn.
Chú ý khâu nêm gia vị, đừng để mặn. Việc cho nhiều mắm muối không chỉ làm món ăn mất ngon mà còn gây khó đông.
Nếu bạn cho nấm hương vào thịt đông, hãy “bảo tồn” mùi hương của nó bằng cách đừng cho vào quá sớm. Mộc nhĩ cũng vậy, nếu cho vào sớm sẽ nhừ, mất độ giòn. Tốt nhất là hãy xào sẵn những nguyên liệu này cùng gia vị rồi vào nồi trước khi món ăn hoàn tất 10 – 15 phút. Nước ngâm nấm hương (sau khi rửa sạch) nên cho vòa nồi để tận dụng mùi thơm, nhưng cũng đừng cho sớm.
Nhiều bà nội trợ thích cho một số loại rau củ quả vào thịt đông như cà rốt, đậu hà lan… Những nguyên liệu này nếu quá nhừ sẽ mất ngon. Vì vậy bạn cũng chỉ nên cho vào đun khi sắp nấu xong, đủ thời gian cho rau củ chín. Ngoài hạt tiêu mịn ướp thịt, tùy khẩu vị, bạn có thể cho thêm vào nồi thịt đông một ít tiêu sọ nguyên hạt hoặc chỉ giã giập, vỡ. Như vậy thì khi ăn, thỉnh thoảng bạn bắt gặp những hạt tiêu thơm, ấm áp này, rất thú vị.
Theo Gia đình

Cách làm bánh nhúng (2 bài)


Ngày cuối tuần thong thả, cả nhà cùng rán bánh nhúng, vừa ăn vừa trò chuyện vui vẻ hoặc

ăn trong lúc xem phim sẽ rất tuyệt vời.


Nguyên liệu: 
1 lon cốt dừa (400ml)
150 gr bột mỳ
100 gr bột gạo
2 quả trứng
100 gr đường
½ thìa cà phê muối
Dầu ăn
Khuôn nhúng bánh


Cách làm: 
Trộn trứng với đường, đánh thật đều đến khi đường tan hết thì cho cốt dừa, bột mỳ, bột gạo và muối vào. 
Trộn đến khi hỗn hợp mịn nhuyễn, nếu đặc quá bạn có thể cho thêm một chút nước. 
Đặt chảo sâu lòng lên bếp, cho nhiều dầu ăn đủ để rán ngập bánh. Đun dầu ăn thật nóng  rồi cho khuôn bánh vào nhúng trước cho nóng. Nhấc khuôn khỏi chảo để ráo dầu ăn.
Sau đó nhúng khuôn vào bát bột. Bạn đừng nhúng ngập hết phần khuôn hoa xuống bột mà chỉ đến nửa độ dày của khuôn là được.
Nhúng cho bột dính khuôn rồi cho vào chảo rán. Khi đặt khuôn vào chảo dầu nóng phần bột sẽ chín và nhanh chóng rời khuôn, bạn phải nhanh tay nhấc khuôn ra luôn khỏi chảo. Nếu bánh hơi dính thì khi rán bạn lắc tay một chút cho nó rời ra. Thường thì chỉ có chiếc bánh đầu tiên bị dính khuôn thôi nên bạn có thể cạo bỏ phần bánh dính này, từ chiếc thứ hai khuôn không còn dính nữa.
Tiếp tục nhúng chiếc bánh khác cho vào rán.
Rán bánh đến khi chín vàng là được.

Lấy bánh ra cho lên đĩa có giấy thầm dầu
Để bánh thật nguội rồi thưởng thức, hoặc cho vào lọ kín ăn dần

Bánh giòn tan thơm mùi cốt dừa, ăn rất thú vị

Bánh xốp, giòn tan

Bánh nở hình bông hoa rất đẹp mắt, hình dáng của bánh rất đa dạng, tùy vào khuôn


Rắc chút đường icing lên bánh




Góp mặt vào những món snack hấp dẫn nhất
Chúc các bạn vui vẻ.
N.D




=========================================================================================================


Tự làm bánh nhúng


Nguyên liệu:
- 1 kg bột mì
- 150g bột đao
- 10 quả trứng gà
- 150g vừng
- Dầu ăn
- 50g đường
- 100g sữa bột
- Khuôn làm bánh nhúng
Cách làm:
- Đập trứng vào âu lớn, dùng đũa đánh tan cho trứng bông lên. Đổ bột mì, bột đao, đường, sữa bột vào âu trứng đã đánh bông trộn đều, từ từ đổ nước vào trộn để bột không bị vón cục, khi bột hơi sánh thì ngừng cho nước. Cho vừng vào khuấy đều, nhấc đũa lên thấy bột chảy mượt là được, nếu không có thể cho thêm nước.
Cho mỡ vào cho đun nóng, thả khuôn vào trong chảo để khuôn bánh nóng, lấy ra nhúng vào bát bột để bột bám chặt vào khuôn bánh, sau đó lại cho khuôn vào cho mỡ để bột chín, nhẹ nhàng rút khuôn ra và rán vàng đều hai mặt bánh.
Vớt ra để ráo mỡ.
(Theo Văn hoá nghệ thuật ăn uống)
Việt Báo (Theo_24h)

Cách làm nộm đu đủ bò khô ngon


Ở nhà mình ngày xưa phụ nữ hay bán hàng rong, “phụ nam” hiếm khi thấy.  Đấy là ngày xưa chứ bây giờ khác nhiều rồi.  Có hai ông già trong ký ức hàng rong phố cổ: Ông tào phớ và ông nộm đu đủ.   Nhiều năm rồi không thấy lại hai ông lão đó.  Mà hình như ông đu đủ thịt bò còn vắng bóng trước cả ông tào phớ. Nghĩ lại, đã hai mươi năm chứ ít gì.  Chắc các ông cũng đã trở về với cát bụi từ lâu….
Ông tào phớ – vị bán hàng cả phố thời ấy có lẽ ai cũng quen, vì tào phớ là món quà bình dân già trẻ đều thích bất kể mùa đông hay mùa hè.  Bà – hễ xin món gì khác còn phải suy nghĩ – chứ cứ thấy gánh tào phớ là gọi mua một bát để dành cháu. Hôm nào có gì gợi lại sẽ ngồi giở lại tuổi thơ nhớ ông lão trong bộ quần áo vải nâu, chiếc mũ phớt bạc màu nhưng sạch sẽ cùng gánh tào phớ thơm ơi là thơm mùi hoa nhài.

Còn hôm nay, trong đầu vang vang tiếng kéo lách cách lách cách của ông già bán nộm đu đủ, những chiếc bánh xe gỗ lộc cộc lộc cộc trên đường.  Chẳng cần nhìn, vị giác cũng bị đánh thức dậy.  Chua, cay, mặn, ngọt của nước chấm, giòn sật sật của đu đủ nạo, thơm của rau gia vị.  Ai thích ăn cay thêm một tí ớt tương nữa, và thế là vừa ăn vừa xuýt xoa, cay chảy nước mắt.  Ấy thế mà bảo bớt vị cay đó đi thì không được!
Xe nộm đu đủ của ông già có một ngăn tủ nhỏ ở phía dưới, chiếc đĩa bày bò khô, chim sẻ rán, gan khô.  Thế nhưng mà bọn trẻ con chỉ thích bò và gan.  Cái món kia… chịu.  Nhìn hơi ác ác, nhưng suy cho cùng thì thịt, gan hay là nguyên con chim thì có ác khác gì nhau.
Mua khô bò Quảng Ngãi gây quỹ trên CSTT, mãi đến cuối tuần trước nữa mới nhận được (Cảm ơn Toàn Số nhé!).  Cùng lúc siêu thị có quả đu đủ xanh, và thế là đĩa nộm đu đủ bò khô “chào đời”.  Bàn về quả đu đủ xanh “quý hiếm”: Nó rẻ, nhưng không phải lúc nào thích là có thể mua được. Nên mới tự thấy mình may mắn đường ăn uống.
Công thức:
Nguyên liệu:
- 1 quả đu đủ xanh cỡ nhỏ khoảng 300-400g
- 1 củ cà-rốt
- mớ rau thơm hay lá bạc hà
- Thịt bò khô/Gan khô
- Lạc rang
- Nước mắm chua ngọt
- Tương ớt
Cách làm:
Rang lạc. Ủ kín, bỏ vỏ lụa của lạc.  Giã nhỏ.
Rau thơm rửa sạch, vẩy ráo nước.
Đu đủ và cà-rốt gọt vỏ, nạo sợi nhỏ.
Cho đu đủ và cà-rốt vào nước lạnh với 1 chút muối.  Ngâm khoảng 15′. Vớt ra vẩy ráo nước.
Pha nước trộn chua ngọt: nước mắm ngon + đường + chanh và một chút tương ớt.
Bày đĩa nộm:  Đu đủ và cà rốt xếp lên đĩa.  Dùng kéo cắt nhỏ rau (nếu thích cũng có thể để nguyên cành).
Cắt sợi thịt bò khô, dọc theo thớ .
Rưới nước mắm pha. Rắc lạc đã giã nhỏ…
Trộn đều, và xuýt xoa

Theo Khaitam