Thứ Ba, 28 tháng 6, 2011

Xem các trang web của nước ngoài mà không cần biết ngoại ngữ

Mặc dù bạn không biết một ngoại ngữ nào nhưng nhờ chức năng dịch của Google bạn có thể

- Xem được các trang web của nước ngoài bằng 64 thứ tiếng khác nhau,

- Tìm kiếm một cụm từ bằng tiếng Việt trên các trang web nước ngoài theo nhiều ngôn ngữ,

- Dịch các văn bản từ tiếng nước ngoài này (trong đó có tiếng Việt) sang tiếng nước ngoài khác và ngược lại,

- Thêm chức năng dịch tự động trang web của bạn sang nhiều tiếng nước ngoài.

Những tiện ích này mở ra một chân trời mới cho những người không biết ngoại ngữ và cả những người giỏi ngoại ngữ vì bạn không thể nào biết được 64 thứ tiếng và lại có khả năng dịch tức thời cả một trang web như máy tính được.

Nháy vào đây để xem bài: "Khả năng dịch tự động của Translate Google"

Kinhbac

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2011

Những người không nên dùng sữa ong chúa

Tại sao gọi là Sữa Ong chúa ? (Mật Ong chúa, Sữa chúa)

Ong thợ, ngoài nhiệm vụ đi hút mật của nhiều loại hoa đem về tổ chế biến, cô đặc thành một loại mật để làm thức ăn dự trữ cho cả đàn mà ta lấy mật đó dùng là loại Mật ong thường. để duy trì nòi giống, chúng xây thêm bên cạnh tầng mật thường một ổ riêng chứa một thứ mật đặc biệt để nuôi ấu trùng Ong chúa. Nhờ thứ mật đặc biệt này, ấu trùng Ong chúa lớn lên thành Ong chúa. Vì vậy thứ mật đặc biệt này, gọi là Mật Ong chúa, còn gọi là Sữa Ong chúa hay Sữa chúa. (Ong chúa là con cái duy nhất trong cả đàn. Ong này chỉ có nhiệm vụ đẻ trứng, không làm ra mật, chỉ ăn mật do các con ong khác đem về. Ong chúa dài và to hơn các con Ong đực và Ong thợ, thân hình mảnh dẻ và cánh ngắn hơn. Ong chúa cũng do một cái trứng như các trứng ong khác, nhưng từ khi nở ra cho đến khi thành nhộng, ấu trùng Ong chúa được nuôi bằng thứ mật đặc biệt như đã nói trên)

Sữa Ong chúa (Mật Ong chúa, Sữa chúa) khác với Mật ong thường về thành phần. Trong Sữa Ong chúa, tỉ lệ đường ít hơn, nhiều chất mỡ, chất đạm (dưới dạng Axit amin, trong đó rất nhiều xystin là một Axit amin có Sunfua) và Vitamin. Do được nuôi bằng Sữa Ong chúa, ấu trùng trở thành con Ong chúa sống 3-4 hoặc 5 năm, gấp 50 lần Ong thợ, trong khi đời sống Ong đực ngắn ngủi, chỉ 1-2 tháng và tuổi thọ trung bình của Ong thợ cũng chỉ tính bằng tháng. Những lứa sinh vào mùa Xuân và Hạ, thường chỉ sống vào khoảng 6 tuần lễ, những lứa sinh vào mùa Thu thì sống được 6 tháng !

Những người không nên dùng Sữa Ong chúa

Sữa Ong chúa là loại dinh dưỡng cao cấp, nhưng không phải ai dùng Sữa Ong chúa cũng đều tốt. Những người sau đây không nên dùng Sữa Ong chúa :

Người bị huyết áp thấp: Trong Sữa Ong chúa có những chất làm cản trở hoạt động của buồng tim, làm nở động mạch huyết quản, làm hạ huyết áp. Vì vậy, người huyết áp thấp không nên dùng Sữa Ong chúa.

Người đường huyết thấp: Trong Sữa Ong chúa có chất Albumin lạ lấy từ phấn hoa mà ra và chất độc của Mật ong, đối với người quá mẫn cảm hoặc người có phản ứng với phấn hoa thì sẽ sinh phản ứng quá mẫn cảm.

Người đau bụng đi ngoài: Trong Sữa Ong chúa có chất độc của nọc ong, gây rối loạn công năng của đường ruột. Vì vậy, người đau bụng đi ngoài không nên dùng Sữa Ong chúa.

Người có bệnh truyền nhiễm, đang sốt: Theo Đông y, bệnh truyền nhiễm là do ngoại tà dẫn đến . Khi đang sốt, việc cần thiết là phải giải nhiệt, không nên dùng Sữa Ong chúa để tăng thêm chất bổ, đề phòng bệnh sẽ kéo dài.

Người đang mang thai: Vì trong Sữa Ong chúa có chất kích thích, có tác dụng kích thích tử cung co hẹp lại, gây cản trở cho sự phát triển của thai nhi.

Nguyễn Chu Công
Theo nguoicaotuoi.org.vn

Tác dụng kì diệu sau 20 năm vẩy tay

Đầu năm 1991, khi về nghỉ hưu, mới tròn 60 tuổi tôi đã có nhiều bệnh mạn tính: Huyết áp cao, viêm đại tràng, viêm họng hạt, trĩ nội...

Huyết áp có khi lên tới 160/100. Trĩ gây chảy máu liên tục có chu kì kéo dài cả nửa tháng. Viêm đại tràng luôn làm bụng quặn đau, táo bón rất khó chịu. Còn viêm họng hạt cứ hai ba tháng lại bị một lần, gây sốt nhẹ, ho khan kéo dài cả tuần lễ, uống kháng sinh, nhai lá "sống đời", lá dẻ quạt, chanh muối... cũng chỉ đỡ một phần nào...

Sau Tết Tân Mùi đầu năm 1991, có ông bạn thân cùng quân ngũ thời chống Pháp khuyên tôi: "Ông nên tập vẩy tay đi, rất tốt. Chữa được nhiều bệnh thông thường, thậm chí còn phòng tránh được cả ung thư". Mới đầu, tôi không tin, sau lại nghĩ mình cứ thử làm xem sao. Thế là bắt đầu nhập cuộc. Vừa tập theo hướng dẫn của bạn, tôi vừa tìm đọc các tài liệu của Trung Quốc. Qua đó, biết đây là phương pháp "Dịch cân kinh" một cách tập luyện đã có từ hơn 2.000 năm về trước của các võ sư, võ sinh Tây Tạng để rèn luyện sức khỏe trên đường hành hương kiếm sống qua sa mạc vùng Tây Á khắc nghiệt, chống chọi với bệnh tật và bọn "lục lâm thảo khấu" cướp đường.

Từ tháng 2 năm 1991 đến nay, tôi tập đều đều rất kiên trì, không bỏ ngày nào kể cả mồng Một Tết. Nóng bức, giá rét, mưa dầm gió bấc đều không bỏ tập. Yếu lĩnh cũng đơn giản. Đứng để vẩy tay. Giãn cách 2 bàn chân bằng chiều rộng 2 bả vai. Hai bàn tay để tự nhiên vẩy lên vẩy xuống. Khi vẩy lên hai bàn tay úp sấp chỉ đưa lên ngang tầm mắt. Khi vẩy xuống hai tay hất mạnh hết cỡ ra phía sau theo phương châm 4 chữ "Lên không, xuống có" tức là khi vẩy lên chỉ theo quán tính, nhưng lúc vẩy xuống cần hơi mạnh để tăng lực co bóp của hai lá phổi. Theo chỉ dẫn của tài liệu, mỗi ngày vẩy tay 1.800 lần liên tục trong một buổi là đã có tác dụng chữa bệnh, phòng bệnh, tăng cường sức khỏe và mỗi ngày cũng chỉ cần tập một buổi, không cần nhiều. Thoạt đầu, tôi để đồng hồ trước mặt, vừa vẩy vừa đếm 1.800 lần hết 34 phút. Như vậy, mỗi phút vẩy được 53 lần. Từ đó, tôi tập không cần nhẩm đếm, chỉ cần nhìn đồng hồ, cứ khoảng 35 phút là đạt yêu cầu. Cho "chắc ăn", ngày nào tôi cũng tập một buổi 40 phút, tương đương 2120 lần vẩy tay. Vẩy xong, làm vài động tác đá chân vung tay, vặn mình cho giãn xương cốt, rất dễ chịu. Tôi thường vừa vẩy tay, vừa nghe đài hoặc xem ti-vi rất thoải mái và mau hết giờ. Mỗi lần tập xong thấy trong người khoan khoái hẳn lên kể cả những đêm hôm trước thức khuya mất ngủ.

Đến nay, sau 20 năm vẩy tay, như có một phép mầu nào đó, các bệnh lâu năm tôi phải chấp nhận sống chung đã chịu lùi bước. Giờ đây đã vào tuổi 80, hàng tháng kiểm tra huyết áp chỉ có 130/80, rất ổn định. Bệnh trĩ ra máu thưa dần và đến nay đã chấm dứt. Bệnh viêm họng hạt lâu lắm rồi không thấy tái phát. Chỉ còn bệnh viêm đại tràng mỗi năm chỉ đau một đợt vài ngày, so với trước đã đỡ nhiều. Cũng trong 20 năm vẩy tay, tôi không phải uống một viên thuốc kháng sinh nào.

Đúng như tài liệu đã viết, tác dụng chính của vẩy tay là làm cho mọi mặt trong cơ thể luôn cân bằng âm dương, cân bằng hàn nhiệt, cân bằng khí huyết, cân bằng hấp thu và bài tiết nên đã có tác dụng phòng bệnh chữa bệnh, vì theo y học phương Đông bệnh tật phát sinh xét cho cùng cũng do sự mất cân bằng âm dương trong cơ thể, nhất là mất cân bằng giữa khí và huyết.

Có thể hiểu trong nội tạng mỗi người đều có một hệ thống thủy lợi, đó là hệ tuần hoàn có hàng nghìn mạch máu lớn nhỏ từ tim tỏa đi nuôi cơ thể giống như hệ thống kênh mương tưới tiêu cho cánh đồng. Lâu ngày, nếu không được làm sạch loại bỏ mỡ máu và tạp chất thì hệ tuần hoàn sẽ bị tắc nghẽn, từ đó sinh ra bệnh nọ tật kia giống như hệ thống thủy lợi nếu không được nạo vét thường xuyên sẽ bị bùn đất bồi lắng, khả năng tưới tiêu giảm sút, đồng ruộng sẽ bị khô nẻ hoặc ngập úng. Vẩy tay giúp tim phổi hoạt động mạnh, là cách nạo vét các chất độc hại trong mạch máu bằng khí. Khí huyết lưu thông thì mọi cái sẽ thông, bệnh tật sẽ bị đầy lùi.

Thế Trường
(P304, nhà D12, TT Nam Đồng,
Đống Đa, Hà Nội - ĐT 04.38512672)

Nằm ngủ nên quay đầu về hướng nào ?

Con người sống giữa trời đất, cả lúc thức cũng như lúc ngủ đều chịu sự tác động của vô số các yếu tố vật lí như hướng gió, chiều nắng, độ ẩm, tiếng ồn, nhiệt độ...,vậy nên, vị trí và phương hướng khi nằm ngủ cũng cần phải có sự lựa chọn thích hợp để bảo đảm sức khoẻ và phòng chống tật bệnh.

Theo y học cổ truyền, để theo đúng phép dưỡng sinh, trước hết cần tránh nằm ngủ đầu quay về hướng Bắc. Bởi lẽ, phương Bắc là dương ở trong dương, thuộc hành thuỷ, chủ hàn, trong khi đó đầu người lại là nơi hội tụ của các kinh dương, nơi chứa đựng nguyên thần. Nếu nằm quay đầu về hướng Bắc, thì khí âm hàn sẽ làm tổn thương phần dương của cơ thể. Chương Đạo tâm dưỡng sinh sách Thiên kim yếu phương viết: "Đừng nằm quay đầu về hướng Bắc và chớ đặt giường phía tường Bắc". Sách Lão lão hằng ngôn cũng viết: "Chớ nằm quay đầu về hướng bắc nhằm tránh khí âm". Khi điều tra về bệnh viêm não tại một bệnh viện ở thành phố Vũ Hán (Trung Quốc), các nhà y học thấy rằng, tỉ lệ mắc bệnh ở những người nằm quay đầu về hướng Bắc thường cao hơn những người nằm quay đầu về hướng khác.

Thứ nữa, theo quan điểm "thiên nhân tương ứng" của y học cổ truyền phương Đông, nên chọn hướng nằm ngủ theo mùa mà thuận theo tự nhiên. Mỗi năm có bốn mùa thì cũng nên có bốn hướng nằm, hướng này tương ứng với vượng khí của mỗi mùa. Ví như, khí của mùa xuân vượng ở phương đông thì mùa này, nằm ngủ nên quay đầu về hướng đông. Tương tự như vậy, mùa Hè nằm đầu quay về hướng Nam, mùa Thu quay về hướng Tây và mùa Đông quay về hướng Bắc.

Cuối cùng, như sách Bảo sinh tâm giám viết: "Nằm ngủ, Xuân Hè nên quay đầu về hướng đông, Thu Đông nên quay về hướng tây. Cơ sở của lí thuyết này dựa theo nguyên tắc dưỡng sinh trong y thư cổ Hoàng đế nội kinh: "Xuân Hạ dưỡng dương, Thu đông dưỡng âm". Mùa Xuân và mùa Hè, dương khí thịnh vượng, khí dương bốc lên, mà phương đông thuộc dương chủ thăng, đầu quay về hướng đông nhằm ứng với khí bốc lên mà dưỡng dương. Mùa Thu đông thuộc âm, âm khí thu tàng, tiềm ẩn, mà phương tây thuộc âm chủ về giáng, nằm quay đầu về phía Tây nhằm ứng với khí thu về mà dưỡng âm.

Có nhiều điều, cho đến nay, bằng khoa học kĩ thuật hiện đại, chúng ta có thể giải thích được. Nhưng, có những điều chúng ta vẫn phải "tri kì nhiên bất tri kì sở hữu nhiên" (biết là thế nhưng không biết vì sao như thế). Nhiệm vụ của chúng ta là phải nỗ lực bằng mọi cach để "tri kì sở hữu nhiên".

ThS. Hoàng Khánh Toàn (Chủ nhiệm Khoa YHDT, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108)
Theo nguoicaotuoi.org.vn

Mẹo rửa sạch cặn bẩn chai thủy tinh

Chỉ cần ít nước pha giấm, một ít gạo cùng vài mẹo nhỏ sẽ giúp làm sạch đồ thủy tinh nhà bạn một cách không ngờ.

Đó là những bí quyết rửa đồ thủy tinh siêu sạch mà bạn nên áp dụng.

Cốc thủy tinh thường ố và mờ sau thời gian dài sử dụng. Để chúng sáng bóng lại, bạn có thể ngâm những cốc ố đó vào nước pha giấm, sau đó dùng vải mềm kỳ cọ rồi tráng lại bằng nước sạch, chắc chắn bạn sẽ có một bộ cốc hoàn toàn mới.

Những cánh cửa bằng thủy tinh bị bẩn bởi những vết tay bẩn vịn vào, rất khó lau sạch bằng giẻ ướt. Muốn làm sạch những vết bẩn đó, bạn hãy lấy củ khoai tây cắt đôi, xoa đều lên những cánh cửa. Khi thấy mặt khoai tây đã chà bị đen thì cắt bỏ lớp mỏng đen ấy. Chùi như thế trong nhiều lần, cửa kính của bạn sẽ bóng, sáng.

Để rửa dụng cụ thủy tinh đựng rượu, bạn có thể dùng giấy cũ xoa thấm rượu đi, sau đó dùng nước lã rửa. Với loại dụng cụ thủy tinh đựng sữa không thể dùng nước nóng rửa, nếu không cặn sữa dính trên thành sẽ kết thành một lớp chất dính, rất khó rửa. Muốn rửa loại dụng cụ này, trước hết phải dùng nước lã, sau đó mới dùng nước nóng.

Những chiếc gạt tàn thuốc lá bằng thủy tinh dùng lâu ngày sẽ đọng lại một lớp cáu bẩn, hãy ngâm nó một chút, rồi dùng vải tẩm nước muối thật đặc để lau. Cáu bẩn sẽ biến mất khỏi chiếc gạt tàn.

Với những chai thủy tinh có miệng bé muốn rửa sạch cặn bên trong rất khó. Bạn hãy cho vào chai một nắm gạo, đổ một ít nước sôi vào, đậy nắp lại và lắc mạnh. Làm như vậy vài lần, chai thủy tinh sẽ sạch bóng như mới. Với những đồ dùng pha lê có nhiều khe kẽ cần phải lau rửa cầu kỳ, hãy bôi kem đánh răng và kỳ cọ bằng bàn chải đánh răng mềm, sau đó rửa lại bằng nước pha giấm.

Theo Eva

Nhiễm độc vì chữa bệnh bằng sừng tê giác

Sau khi uống sừng tê giác 2 ngày, chị bắt đầu thấy xuất hiện các nốt mụn mủ và ban đỏ ở mặt, ngứa và đau rát, sau đó lan ra hai cánh tay, sốt nhẹ.

Được mách sừng tê giác là vị thuốc quý, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chị Hằng mua về uống. Sau khi dùng, chưa đỡ đau miệng, chị đã thấy mặt mọc đầy mụn mủ, ngứa, rát.

Chị Hằng, 21 tuổi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội kể, tuần trước, khó chịu vì bị nhiệt miệng lâu ngày, dùng nhiều thuốc không khỏi, chị đã bỏ khá nhiều tiền mua sừng tê giác về uống. Theo như tài liệu chị đọc được thì sừng tê giác rất tốt, giúp thanh nhiệt, giải độc nên rất hữu hiệu trong việc chữa nhiệt miệng.

Tuy nhiên, sau khi uống 2 ngày, chị bắt đầu thấy xuất hiện các nốt mụn mủ và ban đỏ ở mặt, ngứa và đau rát, sau đó lan ra hai cánh tay, sốt nhẹ. Chị đến khám tại Phòng khám tư vấn Hen phế quản và các Bệnh Dị ứng - Tự miễn tại Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch Lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai thì được chẩn đoán là nhiễm độc da dị ứng do sừng tê giác.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trường, Trung tâm dị ứng miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, ngoài tác dụng hạ sốt tương đối tốt, các công dụng chữa bệnh khác của sừng tê giác hiện chưa được chứng minh. Thêm nữa, do có thành phần khá phức tạp với nhiều loại hoạt chất có nguồn gốc xa lạ với con người, nên sừng tê giác hoàn toàn có nguy cơ gây các phản ứng dị ứng và nhiễm độc. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo, người dân cần thận trọng, không nên tự ý sử dụng sừng tê giác khi không có hướng dẫn của thày thuốc.

Theo VnExpress

Vì sao người béo nên ăn nhạt?

Hỏi: Tại sao người béo không nên ăn mặn? Mỗi ngày người béo nên ăn bao nhiêu muối là đủ? (Hà Thanh Trang, phố Láng Hạ, Hà Nội)

Bà Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: Muối là thành phần quan trọng có tác dụng duy trì sự cân bằng trong cơ thể, tuy nhiên, người béo không nên ăn mặn để tránh nguy cơ gây cao huyết áp. Trong muối có chứa natri, chất này có đặc tính giữ nước. Khi khối lượng lớn natri và nước đi vào trong máu, khiến lượng máu tăng lên, các thành mạch phồng lên, sẽ gây tăng huyết áp.

Vì vậy, người béo cần kiểm soát lượng muối hấp thu hằng ngày, duy trì ở mức 5 - 8g mỗi ngày là phù hợp, người bình thường cũng chỉ nên tiêu thụ tối đa 10g muối mỗi ngày.

Theo Bee.net.vn

Xem phong thủy cơ bản của ngôi nhà

Bài viết này tập trung vào 3 vấn đề hay gây thắc mắc trong giới gia chủ và nhà chuyên môn, đó là quan niệm về cổng, cách bố trí cửa sổ cho hợp phong thuỷ, và cách thức dùng thước lỗ ban để đo cửa như thế nào?

Nhà mà không có cửa thì chỉ là một khối điêu khắc, hoặc cái chòi ngắm cảnh mà thôi. Hướng nhà hướng cửa, vai trò quan trọng của hệ thống cửa và những vấn đề cơ bản về cửa trong phong thuỷ lâu nay nhiều người, nhiều nơi đã đề cập.

1. Khéo làm cổng


* Bố trí cổng tương ứng với hình thế và kiểu dáng của ngôi nhà góp phần tạo nên sự thống nhất về hình dáng và trường khí.

Kiến trúc cổ Trung Quốc, Nhật Bản rất đề cao cổng, xem cổng như là vị trí xung yếu quan trọng, dùng chất liệu kiên cố, bít bùng để làm cổng, đặt tượng sư tử, kỳ hưu phía trước để trấn trạch. Tuy nhiên, văn hoá truyền thống và phong thuỷ Việt Nam đã có những góc nhìn thoáng và linh hoạt hơn về cổng. Tôn trọng cảnh quan xung quanh, xem luỹ tre, mương nước... là những “rào chắn” thiên nhiên hữu hiệu. Nếp nhà Việt – văn hoá Việt luôn quan niệm và xử lý cổng như một hình ảnh ước lệ để biết bước qua đấy là địa phận một làng, một xóm, một ngôi nhà... chứ không phải để bít bùng, chia cắt không gian, đúng tinh thần hiếu hoà thân thiện vốn có của cha ông ta.

Trong trường hợp nhà có sân rộng, yếu tố phương vị mở cổng cần lưu tâm. Cách xác định vị trí và hướng cho cổng tương tự chọn vị trí chọn hướng cho cửa chính của nhà. Về mặt bát trạch, cần thuận theo cung mệnh, gia chủ thuộc tây tứ mệnh thì mở cổng tương ứng bốn hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam và Đông Bắc. Gia chủ đông tứ mệnh thì mở cổng thuộc các hướng Bắc, Đông, Đông Nam và Nam. Vị trí cổng mở xét từ bên trong khu đất nhìn ra tránh bố trí thẳng với ngã ba, tránh “trực xung” với cửa cái (cửa chính) của nhà bởi quan niệm “sinh khí đi theo đường vòng, sát khí đi theo đường thẳng”.

Việc chọn hình dáng, màu sắc và vật liệu làm cổng cũng cần xem xét sao cho hợp với ngũ hành cung mệnh. Cổng cho gia chủ có mệnh thuộc thổ nên theo hình dáng vuông vức, kết hợp với tường rào xây gạch đá, gam màu vàng, nâu là hợp. Còn cổng cho gia chủ mệnh thuộc kim nên làm hình dáng có vòm cong tròn, màu xám, trắng, bạc, vật liệu nên thiên về kim loại. Các gia chủ mệnh thuỷ sẽ nên lưu ý hơn gam màu chủ yếu của cổng là màu xanh biển và màu đen, hoa văn uốn lượn mềm mại.

Những loại cổng làm bằng gỗ, hoặc bằng sắt mà dùng hoạ tiết hoa lá, sơn màu xanh lá cây với nhiều thanh song song sẽ thích hợp với gia chủ mệnh mộc, trong khi cổng có nhiều nét nhọn, vát chéo và sơn màu đỏ, nâu hay cổng bên trên có mái ngói nhọn thì dùng cho gia chủ mệnh hoả sẽ khá phù hợp. Quan niệm tương sinh cũng khuyến cáo mỗi tuổi gia chủ có thể ứng dụng từ một đến ba hành liên quan tương sinh với mệnh của mình, ví dụ gia chủ mệnh hoả, thì ngoài hành hoả của bản mệnh còn có thể dùng hành mộc (sinh hoả) và hành thổ (hoả sinh) để phối kết kiểu dáng, màu sắc, chất liệu cho cổng nói riêng cũng như không gian sống nói chung, nghĩa là biên độ vận dụng khá rộng và linh hoạt.

Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về cách làm cổng. Có người thích cổng nhẹ nhàng, song sắt thưa thoáng để quan sát và thông gió tốt hơn. Nhưng cũng có gia chủ lại chuộng kiểu cổng kín mít và dày, với mong mỏi giữ gìn sự riêng tư bên trong, tạo cảm giác an tâm hơn. Thực tế thì tuỳ theo từng địa phương, khu đất cụ thể mà cổng nên làm theo kiểu nào để vừa đảm bảo an ninh, chống sự xoi mói từ bên ngoài vào nhà, vừa không khiến ngôi nhà quá tách biệt với môi trường xung quanh, hài hoà thiên nhiên và cảnh quan toàn khu.

2. Mở và bố trí cửa sổ


* Cửa sổ dù lớn hay nhỏ luôn là miệng thoát khí hữu hiệu, đồng thời góp phần vào việc kiểm soát tầm nhìn ở trong ra, tạo nơi thư giãn hiệu quả cho gia chủ.

Miệng dẫn khí (khí khẩu) của ngôi nhà là bộ cửa chính, là cổng vào và cửa phòng (nói chung là các cửa đi). Khi xây cất, trang trí nhà thì vị trí và kích thước cửa đi cũng được quan tâm nhiều hơn. Thế nhưng các cửa sổ lại giữ vai trò chủ đạo trong thông thoáng, điều dẫn dương quang (ánh sáng mặt trời ) và gia giảm luồng khí, đặc biệt khi cửa đi phải đóng kín vì an ninh. Không ít gia chủ đã từng băn khoăn về số lượng, tỷ lệ và kích thước cửa đi với cửa sổ thế nào cho phù hợp. Khoa học phong thuỷ xưa nay không quy định bắt buộc về số lượng cửa trong mỗi ngôi nhà, mỗi gian phòng.

Điều cốt yếu là sự tương quan giữa cửa sổ – cửa đi với toàn thể không gian sử dụng. Nhà quá ít cửa sổ thì mang tính hướng nội, khép kín và tách biệt với ngoại cảnh. Ngược lại, nhà có nhiều cửa sổ hay cả mảng kính mở rộng thì hướng ngoại hơn, có xu hướng thu hút hơn, phù hợp làm cửa hàng, văn phòng kinh doanh, nơi tập trung đông người. Do đó, phải căn cứ vào nhu cầu, mục đích sử dụng mà quy định số lượng, kích thước của cửa sổ.

Theo nguyên lý âm – dương (tĩnh – động) của phong thuỷ, những chỗ cần giao tiếp và thay đổi thường xuyên (tính dương) thì nên có nhiều cửa sổ. Ví dụ như phòng khách, chỗ bán hàng, phòng ăn (có thể khuất tầm nhìn từ ngoài vào nhưng phải hướng ra thiên nhiên). Còn đối với không gian cần tĩnh lặng (tính âm) như phòng ngủ, phòng làm việc thì chỉ nên bố trí cửa sổ vừa đủ kèm theo khả năng che chắn bớt ánh sáng và tránh gió lùa.

Làm cửa sổ để mở ra, nó như đôi mắt không thể nhắm suốt, do đó cách mở cửa sổ rất quan trọng, cần lưu tâm ba vấn đề chính. Thứ nhất, cửa sổ nên mở về hướng có gió tốt như gió Nam, Đông Nam, Tây Nam và ánh sáng ổn định (hướng Bắc) nhất là đối với không gian làm việc, bàn viết và học tập. Có khi hướng cửa chính của nhà là Tây nhưng cửa sổ có thể mở được ở Bắc – Nam thì phải tận dụng. Thứ hai, cửa sổ mở ra cần thu được tầm nhìn – cảnh quan đẹp cho người sử dụng bên trong đồng thời lại tránh được người từ bên ngoài nhìn vào nội thất của mình.

Do đó theo phong thuỷ, không nên mở cửa sổ ngay trên đầu giường, hoặc kê giường sát cửa sổ mở rộng. Tốt nhất là giường bố trí chếch góc so với hệ thống cửa đi – cửa sổ vừa thuận lợi cho bố trí đồ đạc, vừa tránh hung khí tác động vào giường ngủ. Thứ ba, khi cửa đi phải đóng thì cửa sổ chính là miệng đối lưu không khí hữu hiệu, vì thế nên chú ý bổ sung cho nhà hệ thống cửa sổ trên cao, cửa sổ trời hay cửa sổ mái (thiên song). Các loại cửa này có ưu điểm là dẫn truyền luồng khí trên cao tránh khí quẩn tù đọng trong nhà, giảm bớt tầm nhìn từ ngoài vào, và lấy ánh sáng trên cao xuống các không gian sâu bên trong nhà mà cửa sổ ngang không đáp ứng được.

3. Đo cửa thế nào?


* Cổng lệch trục so với cửa chính giúp lối vào nhà giảm bớt trực xung.

Cho dù trong nhà ở luôn có nhiều loại cửa: cửa trước, cửa sau, bên hông... tuỳ theo hình thế đất đai và tính chất ngôi nhà, thì khoa học phong thuỷ vẫn xác định mỗi ngôi nhà chỉ nên có một bộ cửa chính. Hướng của bộ cửa chính này chính là hướng nạp khí chính của ngôi nhà, còn các cửa cổng, cửa hậu, cửa bên... chỉ là cửa phụ. Cần nhấn mạnh bộ cửa nào là chính (nổi bật khí) như tạo viền, trang trí thêm… đồng thời các cửa khác có thể gia giảm kích thước và đặt chậu kiểng hay vật trang trí để ngăn bớt cường độ của các dòng khí phụ dẫn vào nhà.

Có ba nguyên tắc làm cơ sở cho việc sử dụng thước lỗ ban, đó là quan điểm dương trạch khí, các cấp độ môn – táo – chủ, và nguyên tắc hình phễu.

– Dương trạch khí: Lão Tử thuở trước từng nói: vo đất làm bình cốt để dùng phần rỗng bên trong. Hay quan điểm kiến trúc hiện đại: khoảng không giữa các bức tường quan trọng hơn là bản thân các bức tường! Tức là môi trường sống của con người cần căn cứ vào khoảng trống, ở phần rỗng, chứ không phải là các phần đặc! Do vậy, phải đo các khoảng lọt lòng thông thuỷ cho khí đi qua, tức là đo khoảng trống (phần tĩnh ổn định) chứ không phải đo cánh cửa (phần mở, mang tính động). Cụ thể là đo phần lọt lòng nhỏ nhất của khuôn bao. Về chiều cao, cần tính và đo khoảng lọt lòng từ sàn hoàn thiện đến phần thấp nhất của khuôn bao bên trên.

– Môn – táo – chủ: ba cấp độ này ưu tiên đi từ môn (kích thước hệ thống cửa) đến táo (kích thước bếp) và sau cùng là chủ (các kích thước liên quan đến chủ nhân), trong đó chủ yếu là môn (thước lỗ ban vốn được gọi là môn xích). Còn táo và chủ chỉ cần tương quan tỷ lệ và phù hợp tỷ lệ nhân trắc là đủ. Ví dụ, kích thước bệ bếp phải cao vừa tầm người sử dụng, dù có “kéo vào cung đỏ” mà cao quá hay thấp quá cũng đều hỏng.

– Nguyên tắc hình phễu: để tàng phong tụ khí thì luôn cần hệ kích thước cửa đi đảm bảo nguyên tắc từ ngoài vào trong theo hình phễu thu dần vào. Cửa cổng phải rộng và cao hơn cửa chính, cửa chính cao rộng hơn cửa đi vào phòng, cửa phòng ngủ hơn cửa đi vào phòng vệ sinh. Nguyên tắc này đảm bảo cho những cửa ở nơi đối ngoại đông người nên rộng hơn cửa phòng vốn chỉ dùng đối nội.

– Những khung cửa không có cánh cũng đo phần lọt lòng nhỏ nhất và cố định như đã nêu trên. Đối với loại cửa vòm, chiều cao đo tính đến phần đỉnh vòm. Cách tính này đảm bảo các bộ cửa đi đáp ứng được ý đồ thẩm mỹ và tương quan với ngôi nhà, miễn phần mở để đi lại theo kích thước phong thuỷ, những phần chung quanh chỉ đóng vai trò phụ trợ lấy sáng và thông thoáng. Khi cửa đi đóng thì cửa sổ chính là nguồn điều tiết thông thoáng và tầm nhìn, kích thước cửa sổ không bắt buộc phải theo thước lỗ ban mà quan trọng là tương quan cửa sổ trong không gian sử dụng.

Theo SGTT

Lịch vạn sự tháng 7 + 8 năm 2011

Trong cuộc sống hàng ngày bạn rất cần xem ngày giờ tốt xấu để quyết định làm các việc quan trọng như khởi công làm nhà, chọn ngày cưới, khai trương cửa hàng, bắt đầu một chuyến đi xa, nhận một công việc mới, mua một đồ dùng có giá trị lớn, xây mồ mả ....

Tài liệu "Lịch vạn sự tháng 7 + 8 năm 2011" dưới đây do một chuyên gia Tin học + Toán học (thày Phạm Đăng Long) lập trình trên Pascal để in ra kết quả. Thuật toán trong chương trình dựa trên một số sách xem ngày giờ được nhiều người sử dụng, độ chính xác của các kết quả chắc chắn là hơn các tài liệu hiện bán rộng rãi ở các vỉa hè.

Nháy vào đây để xem tệp dạng PDF

NT giới thiệu

Vì sao nằm võng dễ ngủ?

Các nhà khoa học Thụy Sĩ và Pháp vừa công bố nghiên cứu cho thấy, sự chuyển động lắc lư của võng giúp con người có giấc ngủ sâu hơn.

Các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu ở 12 tình nguyện viên nam, được chia ra thành hai nhóm, một nhóm ngủ trưa trên giường, một nhóm ngủ trưa trên võng. Trong suốt giấc ngủ 45 phút, hoạt động của não sẽ được theo dõi và ghi lại.

Ông Michel Muhlethaler, đến từ đại học Genève phát biểu trên Discovery: "Chúng tôi quan sát thấy, trạng thái đung đưa của võng giúp chúng ta chìm vào giấc ngủ nhanh hơn và ngủ ngon hơn so với nằm trên giường".

"Trạng thái đung đưa của võng tác động lên các giác quan, giúp đồng bộ hóa hoạt động của não thành một hoạt động gắn liên với giấc ngủ. Giai đoạn ngủ sâu của con người thường chiếm phân nửa độ dài giấc ngủ được tăng lên khi nằm võng", ông Michel Muhlethaler cho biết.

Các nhà nghiên cứu hy vọng, phát hiện này giúp họ tìm cách kéo dài giấc ngủ sâu hơn vào ban đêm, và họ cũng muốn tìm ra cách điều trị chứng mất ngủ.

Hương Thu
Theo vnexpress.net

Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2011

Kinh nghiệm đi xe máy

Bài 1. Tổ chức đi chơi xa bằng xe máy


1. Cách đi xe máy trên đường:

Tham gia giao thông không phải là trò đùa, mà liên quan đến tính mạng của bản thân mình cũng như người khác. An toàn là trên hết, không vì “cố một chút” hay vì thành tích mà lơ là trong chuyện điều khiển phương tiện giao thông

- Không chạy xe khi cơ thể buồn ngủ, mệt mỏi.

- Không chạy xe sau khi uống nhiều rượu/ bia. Các bạn khác trong đoàn nên nhắc nhở và kiên quyết trong việc này

- Không được chạy quá nhanh. Đi buổi tối, trời mưa, đường có đông dân cư, đường đèo quanh co, cua gắt, tốc độ tối đa không quá 40km/h. Mình đi chơi chứ không đi đua xe. Yếu tố an toàn đưa lên hàng đầu.

- Các ôm thấy xế chạy nhanh và cảm thấy không an tâm hãy kiên quyết góp ý kiến. Có thể xuống xe không đi hoặc đề nghị đổi người khác nếu xế không giảm tốc độ

- Không nên đi sang phần đường của xe ngược chiều, đặc biệt là trong những đoạn cong khuất tầm nhìn (đường núi rất hay có).

- Khi vào cua phải đảm bảo tốc độ sao cho luôn trong phần đường của mình, không được lấn vào vạch phân cách giữa đường. Khi cua không được cắt côn mà chạy đồng ga đồng tốc.

- Những đoạn đường bùn đất nhão, trơn trượt thì không nên quá tập trung đôi tay mà quên đi đôi chân, nghĩa là chân luôn trong tư thế có thể dang rộng để có thể tránh trượt lốp.

- Gặp đường xóc, ổ gà ổ voi phía trước nếu đang đi tốc độ khá nhanh thì từ từ giảm tốc độ, giữ vững tay lái và đi thẳng, tránh nghiêng xe.

- Quan sát kỹ các biển báo trên đường để chủ động chạy xe

- Khi vượt phải quan sát xe ngược chiều. Đặc biệt không được vượt ở những đoạn đường cong, hạn chế tầm nhìn

- Khi muốn tránh một cái gì đấy sang phía bên phải hoặc bên trái cũng nên quan sát xem đằng sau có xe nào không, nếu trường hợp không quan sát kịp nên giảm tốc độ (phanh lại) chứ đừng đánh tay lái đặc biệt là sang bên trái

- Thỉnh thoảng nhìn gương chiếu hậu xem có xe (xe tải, xe muốn vượt) ở đằng sau không.

- Đi ban đêm nếu là đường trường thì nên bật pha và phải đổi sang cốt thường xuyên (vì mỗi đèn có tầm chiếu và góc chiếu khác nhau đối với mỗi vật phía trước). Việc đổi pha cốt làm cho chúng ta tập trung hơn vào con đường và gây chú ý với người điều khiển phương tiện ngược chiều.

- Gặp ô tô con mà đèn sáng quá chiếu vào mặt mình thì không nên nhìn vào ánh đèn mà dựa vào đèn của ô tô mà căn đường cho mình. Không nên đi sát bên đường, vì bên đường hay có người đi xe đạp hoặc ôtô đỗ, hoặc đống cát, chói mắt không nhìn thấy. Tốt nhất là giảm tốc độ và cố gắng giữ thẳng hướng đi của mình. Có thể phát hiện ra xe ngược chiều ở khúc cua thông qua ánh đèn ban pha. Nên đổi cốt và nhấp nháy để báo cho phương tiện đốI diện.

- Những đoạn đang làm đường thì nên đi dò dẫm, vì rất hay có hố

Tóm lại, không đi tốc độ cao.

Chuyện đi xe là sự nghiệp của người đi xe nhất là ngưòi đi chơi bằng xe. Thế nên quan trọng là an toàn. Chuyện ai đi giỏi hơn ai, không thành vấn đề mà yếu tố an toàn đưa lên hàng đầu. Hãy biết có trách nhiệm với bản thân, với người ngồi sau mình và với những người tham gia giao thông khác.

2. Cách tổ chức đi xe:

- Tốt nhất là 4, 5 xe một nhóm, nếu đoàn đông thì nên chia ra, tuỳ theo mỗi đoàn. Mỗi nhóm nên có một người kinh nghiệm hoặc tìm hiểu kỹ cung đường dẫn đầu, và các thành viên khác không được vượt qua người này.

- Các thành viên trong nhóm nhỏ cố gắng bao quát được nhau, tránh bỏ nhau quá xa. Tuyệt đối không tự ý tách đoàn

- Người dẫn đoàn có trách nhiệm duy trì tốc độ vừa phải

- Đến ngã ba thì người dẫn đầu sẽ dừng lại và chỉ đường cho các xe tiếp theo. Người cuối cùng là người cầm đồ sửa xe.

- Mỗi xe nên cách nhau ít nhất 6-10 m, chẳng may nếu xe trước có bị ngã hoặc nổ lốp thì xe sau sẽ không cán phải

- Không được đi cạnh nhau (song song) vì sẽ rất khó tránh, hạn chế nói chuyện với xe khác khi đi đường.

- Tránh việc đi về ban đêm, tầm nhìn hạn chế nên không an toàn, lại dễ lạc đường.

- Tuyệt đối không đi khi cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, buồn ngủ. Trưởng đoàn nên chặt chẽ vấn đề này, nếu thấy có thành viên như vậy cần bố trí thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Không vì cố một chút hay sợ gây ảnh hưởng đến đoàn mà lái xe trong điều kiện sức khoẻ không tốt.

- Trước khi đi mọi người nên nắm chắc cung đường một chút. Nghĩa là nhớ các thị trấn mình sẽ qua, đề phòng lạc nhóm thì biết điểm đến mà hỏi.

- Các nhóm nên chặt chẽ hơn một chút về thời gian, bản thân từng người một nên cố gắng thu xếp công việc cá nhân trong chuyến đi sao cho nhanh nhất để tránh ảnh hưởng tới đoàn

- Mỗi một xe nên có bản đồ (tờ photo có đánh dấu đường đi bằng bút đỏ) và lịch trình chi tiết, số ĐT của các thành viên, trưởng đoàn, người liên lạc tại HN để nắm thông tin và chủ động nhất với các tình huống bất trắc không như ý muốn.


3. Chuẩn bị Xe cộ:

- Chuẩn bị chu đáo, nên kiểm tra và bảo dưỡng toàn bộ xe (mất khoảng 80K), thay dầu trước và sau khi đi, săm xe thủng 3 lỗ phải thay luôn, phải có gương, phanh phiếc phải ổn, không được sâu quá không được cứng quá.

- Các loại xe thông thường là tốt nhất, như Jupiter, Future, Wave…do các xe này bền, thông dụng rất dễ tìm chỗ sửa chữa, không nên đi xe quá cũ hơi yếu như Dream, Serius đời đầu, Vespa cổ, xe ga và các loại xe của Tàu do tính ổn định không cao.

- Đi Mink thì phiêu hơn nhưng đi Mink cần phải có hiểu biết nhất định về xe cộ, biết tự sửa xe và biết dong xe hê hê

- Xe tốt nhất để đi lên núi là cào cào do xe khoẻ, độ bền cao, tay lái ổn định và chắc chắn.

- Đi dọc đường nên đổ đầy xăng khi có thể vì không biết phía trước có cây xăng hay không.

4. Các chuẩn bị cho việc đi xe:

Do đặc trưng các chuyến đi bằng xe máy, ít cũng 200km, nhiều khoảng trên dưới 1000km, chuẩn bị tốt và kỹ càng là cách tốt nhất để chuyến đi thành công và an toàn.

- Mũ bảo hiểm: nhất thiết phải có, đơn giản là bảo vệ cho chính mình và cũng tránh phiền hà với CSGT, đội mũ tốt nhất nên mua loại có hàm, kính kín, đi sẽ đỡ bị gió bụi người lái không mệt mỏi và độ an toàn được nâng lên.

- Trong túi luôn có áo đi mưa, nhất thiết phải có, vì mưa có thể xảy ra bất cứ lúc nào trên đường đi, đặc biệt vùng núi rất dễ có mưa cục bộ trong một khoảng núi mà rất to, không có chỗ trú. Mà nhớ là để áo mưa ở chỗ nào dễ lấy nhé, như gài vào dây buộc đồ, giỏ xe, hoặc balô có những ngăn nhỏ, chứ nếu để trong cốp xe, chằng buộc các thứ cẩn thận lên, khi mưa lấy xong áo mưa cũng ướt hết.

- Nên mang theo áo mưa phủ mặc cùng với quần mưa trong bộ quần áo mưa, như thế sẽ không bị ướt quần, ủng đi mưa thì có thể mua loại ủng mỏng bằng nilon có trong các siêu thị độ 4k một gói có 2 đôi, hoặc ủng đi mưa 30k của Rando, nên có một tấm áo mưa để phủ cho đồ phía sau

- Khi đi đường nên đi giày và mặc áo vải thô, sẽ làm giảm nguy cơ bị xây xát nếu ngã xe. Em thấy đi giày là rất cần thiết, hoặc là khi dừng xe tránh bị gai cắm vào chân, không nên đi giày cao gót và các loại dép. Mùa hè nên mặc áo pull bên trong và mặc áo thô bên ngoài, áo thô sẽ giúp cân bằng nhiệt của cơ thể. Tốt nhất là mua loại áo chuyên dụng cho đi xe máy, loại rẻ có bán ở Showroom Yamaha Hoà Mã, giá 130k một chiếc dành cho mùa hè, mùa đông có áo khá tốt bán tại của hàng của X120 Vincom giá khỏang 700k một bộ.

- Nên đi găng tay, theo em mua cái loại găng mà minh leo FXP là hay nhất, thoáng mà dày lại rẻ. Đi găng tay se đỡ mỏi tay hơn nhiều.

- Nên chằng buộc balô cẩn thận, thường là 2 người có 2 cái balô, một chiếc để ở giữa xe, một chiếc buộc sau xe, không nên đeo balo khi đi đường xa, làm giảm sức khoẻ của người đi xe, trừ túi máy ảnh và vật dụng tuỳ thân.

- Mang theo CMT, giấy tờ xe và bằng lái xe.

Theo nhunganhsaodem

Bài 2. Kinh nghiệm đi xe máy khi trời lạnh


- Khó khởi động, đi giật cục, tay phanh cứng, đó là những triệu chứng thường thấy của xe máy khi vận hành trong thời tiết lạnh. Tuy nhiên, nếu biết cách chăm sóc, xe máy sẽ trở lại vận hành mượt mà và ổn định.

Xe khó khởi động khi trời lạnh:

Khi nhiệt độ xuống thấp, không khí lạnh và khô làm giảm nhiệt độ trong buồng máy làm cho động cơ rất khó để khởi động vào buổi sáng. Để khắc phục hiện tượng này, việc đầu tiên bạn nên làm là không khởi động quá nhiều tránh tiêu hết điện trong bình ắc quy. Với các xe có cần đạp khởi động, nên đạp mồi để dầu bôi trơn xi-lanh và các chi tiết máy. Sau đó đối với các mẫu xe có cần kéo "le" gió, bạn chỉ cần gạt "le" sau đó khởi động.

Còn đối với các mẫu xe sử dụng "le" điều khiển điện, bạn nên mang tới những cửa hàng sửa chữa xe máy để điều chỉnh lại chế độ mở chậm hơn cho "le" điện. Thao tác này giúp cho lượng xăng khi vào buồng đốt đậm đặc hơn và không bị triệt tiêu nhiệt độ cháy bởi không khí lạnh khi cửa gió mở sớm.

Tuy nhiên, để chiếc xe có thể phục vụ bạn một cách ổn định và dễ khởi động hơn. Bạn nên mang xe đến các trung tâm bảo dưỡng mỗi năm 2 lần để thiết lập chế độ cho bình xăng con (chế hòa khí) vận hành theo mùa nóng và mùa lạnh. Giá cho một lần bảo dưỡng chế hòa khí ở khoảng từ 30 ngàn tới 60 ngàn đồng tùy thuộc vào loại chế hòa khí.

Xe bị "giật cục" khi mới vận hành:

Với những chiếc xe gắn máy, hiện tượng "giật cục" khi mới vận hành trong thời tiết lạnh là khá phổ biến. Hiện tượng này thường xảy ra khi động cơ vận hành trong tình trạng máy còn lạnh: nhiệt độ thấp làm giảm khả năng bôi trơn của dầu nhớt. Đồng thời làm nhiệt độ buồng đốt chưa đạt được độ nóng cần thiết. Và đây cùng là lúc mà độ hao mòn động cơ ở mức cao.
Chính vì vậy, mỗi buổi sáng sớm, bạn nên cho xe vận hành ở chế độ Garanti (nổ máy không tải) khoảng 1, 2 phút. Khi vặn tay ga thấy máy nổ mượt và đều, đó chính là lúc động cơ và dầu đã đạt được nhiệt độ cần thiết.

Tay phanh cứng và lạnh:

Thông thường, khi trời trở lạnh, không khí hanh khô thường xuất hiện, điều này làm khô dầu tay ga, tay phanh khiến cho việc sử dụng trở nên khó khăn và gây ra mất sự mất an toàn khi vận hành. Để xử lý hiện tượng này bạn nên kết hợp hai cách:

1. Khi di chuyển trong thời tiết lạnh giá, bạn không nên để dây phanh quá căng, bởi lúc này các ngón tay bị nhiễm không khí lạnh sẽ trở nên bị lạnh cóng và mất đi cảm giác phanh. Một đôi găng ấm áp và dây phanh hơi chùng sẽ là an toàn hơn cả.
Việc căn chỉnh dây phanh bạn có thể tự làm một cách khá dễ dàng với thao tác nới ốc giữ chốt phanh cho loại phanh tang trống (phanh đùm). Với loại phanh sử dụng dầu ép thủy lực (phanh dầu), bạn nên mang xe ra ngoài cửa hàng sửa chữa để nhờ đặt lại nấc bơm dầu.

2. Bảo dưỡng, tra dầu mỡ toàn bộ xe đều đặn. Xúc rửa và tra dầu mỡ mỗi khi thấy hiện tượng dây phanh và dây ga nặng hoặc kẹt.

Giá bảo dưỡng dây phanh, dây ga ở khoảng 20 ngàn tới 30 ngàn đồng tùy thuộc loại xe ga hay xe số.

Giữ ấm cho cơ thể khi vận hành:

Đi xe trong mùa lạnh, ngoài việc chăm sóc cho chiếc xe có được sự vận hành ổn định thì việc giữ cho cơ thể luôn ấm áp là điều quan trọng nhất.

Phải di chuyển trong thời tiết lạnh, một bộ quần áo kín gió và ấm áp là điều không thể thiếu. Thế nhưng bạn cũng nên lưu ý tới các vùng trên cơ thể như: mũi, cổ họng, bàn chân. Sử dụng găng tay và khẩu trang, khăn len đi kèm với mũ bảo hiểm có kính chắn gió luôn là sự chuẩn bị tốt nhất.

Một điều nhỏ cần lưu tâm, với thời tiết lạnh xe có gương chiếu hậu sẽ giúp bạn an toàn hơn vì với nhiều áo, mũ rất khó để quan sát tốt phía sau.

Và sẽ tốt hơn nữa nếu chiếc xe máy của bạn được lắp đặt thêm một chiếc kính chắn gió phía trước. Nó sẽ đảm bảo cho người vận hành và trẻ em khi ngồi trên xe tránh được những cơn gió mạnh và lạnh buốt xâm nhập. Giá của một chiếc kính chắn gió dao động từ 500 ngàn tới vài triệu đồng tùy thuộc vào loại xe và chất lượng kính khi chọn.

Theo Autopro

Bài 3. Đi xe máy trong đường ngập nước


Khi đi đường ngập nước nên về số 1 đi đều ga, khi đến chỗ ngập sâu phải tăng ga đều, không được giảm ga nếu có gặp chướng ngại vật thì nên đệm phanh.

Trong trường hợp xe bị chết máy mà nổ mãi ko được cách khắc phục như sau:

- Tháo xăng trong bình xăng con ra hết.

- Tháo bu gi lau bu gi sạch , cả tẩu bugi.

- Đạp máy vài lần cho nước trong xi lanh phun ra hết rồi lắp bugi lại.

- Đạp nổ máy và giữ cho động cơ nổ đều ( nếu tiếng nổ không đều nên kéo le gió - vì miếng mút ở cổ hút lọc gió đã ướt).

- Trong trường hợp xe liên tục đi hết đoạn ngập này đến đoạn ngập khác qua mỗi lần ngập sâu anh em nên tháo xăng trong bình xăng con ra do nước vào theo đường thông gió trên chế hòa khí và theo cổ hút vào buồng đốt (không nhiều).

Không nên đi xe ga gầm thấp vào chỗ ngập nước, do xe ga gầm thấp cổ hút thấp và quạt làm mát cũng thấp khi ngập nước rất dễ bị gãy cánh quạt và chết máy. Xe Sh, Ps, Dylan ... chạy được do cổ hút cao và quạt làm mát máy cao ngất.

Nguyễn Văn Cường

Con người không thể sống thiếu vi khuẩn

Đó là khẳng định của Viện sĩ Viện Hàn lâm y học Nga Antoni Verobiov, Trưởng Bộ môn Vi sinh vật, Vi khuẩn học và Miễn dịch học thuộc Học viện Y học Sechenov. Không những coi tất cả các vi khuẩn là bạn, Antoni Verobiov còn tìm ra phương pháp để con người có thể “chung sống hòa bình cùng phát triển” với vi khuẩn. Ông coi đây là một bí quyết để khỏe mạnh và trường thọ. Tạp chí Y học Nga Izyestia đã có cuộc phỏng vấn rất thú vị với ông xung quanh vấn đề này.

- Ông đã dành cả cuộc đời để nghiên cứu vi sinh vật trong đó có các vi khuẩn nguy hiểm chuyên gây bệnh cho con người. Ông có coi chúng là “kẻ thù số một”?

- Đúng hơn thì tôi coi chúng là bạn! Bởi lẽ thế giới vi khuẩn mà chúng ta không nhìn thấy, xét về khối lượng, còn lớn hơn cả thế giới vĩ mô mà chúng ta quan sát thấy bằng mắt thường. Bên trong cơ thể của mỗi chúng ta, từ đứa trẻ sơ sinh đang bú mẹ đến cụ già trăm tuổi vừa mới tạ thế luôn luôn chứa đến khoảng… 2kg vi khuẩn với hàng tỷ tỷ con đang sinh sống. Tính ra, mỗi tế bào cơ thể có tới từ 10 – 100 vi khuẩn. Cần phải khẳng định lại một chân lý là: nếu không có vi khuẩn thì sẽ không có sự sống trên hành tinh, thậm chí không có cả cái chết. Vi khuẩn đã xuất hiện trên trái đất trước chúng ta rất lâu và chúng cũng sẽ ra đi sau tất cả chúng ta nếu như một khi nào đó sự sống con người không còn tồn tại. Vi khuẩn quyết định thành phần của không khí, độ màu mỡ của đất, là nguồn gốc của các tài nguyên thiên nhiên và là nền tảng của chu trình hình thành thực phẩm. Vi khuẩn còn là những “nhân viên dọn vệ sinh” cần cù và vĩ đại nhất. Không có chúng, loài người sẽ chết vì nhiễm bẩn.

- Ông kể về vi khuẩn với sự thiện cảm đặc biệt, dường như trên thế gian này không có các vi khuẩn gây nguy hiểm chết người?

- Tất nhiên là có, nhưng so với những vi khuẩn có ích thì vi khuẩn nguy hiểm chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Theo thống kê, trong 1 triệu loài vi khuẩn, chỉ có 3.500 loài có khả năng gây bệnh và chúng ta phải chống lại chúng. Trong trường hợp chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh, cuộc sống có nhiều căng thẳng, môi trường sống bị ô nhiễm lại thêm lạm dụng các thuốc kháng sinh, chất kích thích sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh sinh sôi nảy nở và hạn chế sức phát triển của vi khuẩn có ích. Khi đó cơ thể rơi vào trạng thái mất cân bằng vi khuẩn. Đây là nguyên nhân của nhiều căn bệnh như thiếu máu, suy nhược cơ thể, rối loạn tiêu hóa… Thế nhưng, khi một số bà mẹ quá kỹ tính bắt buộc con trẻ phải sống trong điều kiện sạch sẽ tuyệt đối và vô trùng thì thực ra các bà mẹ đó cũng đang vô tình phá hoại nghiêm trọng sự cân bằng sinh thái của hệ vi khuẩn trong cơ thể con em mình. Điều này cũng sẽ dẫn đến bệnh tật.

- Nghe nói ông đã nghiên cứu ra phương pháp để có thể sống chung với vi khuẩn một cách hiệu quả!?

- Đúng vậy. Lâu nay chúng ta chú ý nhiều đến mặt gây hại mà ít để ý đến mặt hữu ích của những người bạn đời chung thủy tuyệt đối này. Tôi cho rằng, trong môi trường sống vô vàn vi khuẩn, con người không có cách nào khác ngoài việc phải tìm cách để chung sống hòa bình với chúng và nếu biết cách phát huy những mặt hữu ích của vi khuẩn, chúng ta sẽ có một cuộc sống khỏe mạnh. Để “cuộc sống chung” được hòa thuận và “đôi bên cùng có lợi”, chúng tôi đã nghĩ ra một phương pháp hữu hiệu, đó là thường xuyên cung cấp một loại thức ăn đặc biệt để nuôi dưỡng hệ vi khuẩn, loại thức ăn đó là đường Oligo. Khác với đường thông thường, vào trong cơ thể là được tiêu hóa hấp thu qua dạ dày và hấp thu ở ruột non, đường Oligo không để cho con người tiêu hóa hấp thu mà được giữ nguyên dạng cho đến khi xuống tới đại tràng và trực tràng để làm thức ăn ngon miệng cho các vi khuẩn.

Chế độ ăn uống là cách thuận tiện nhất để chúng ta bổ sung đường Oligo. Mỗi lần dùng bữa, nên nhớ rằng ta không chỉ ăn cho mình mà còn ăn cho cả cộng đồng vi khuẩn đang ở trong ruột và đã chung sống với ta từ khi lọt lòng. Loại thực phẩm chứa nhiều Oligo nhất là hành, hạt đậu trắng (1-3,5%) và đậu tương (10%). Một người mắc bệnh mất cân bằng vi khuẩn đường ruột nên ăn 100g hành/ngày và tăng cường liều lượng thức ăn chế biến từ đậu. Có thể người đó sẽ gặp một hiện tượng gây ra phản ứng khó chịu với cơ thể và cộng đồng là sự tạo thành và thoát khí từ đường ruột – sản phẩm của quá trình các vi khuẩn tiêu hoá đường Oligo. Nhưng theo quan niệm y học hiện đại, sự tạo khí ở ruột và thoát ra ngoài là hiện tượng bình thường, thậm chí còn là “điềm lành” của bất kỳ cơ thể khỏe mạnh nào. Vì thế nếu thấy mình sôi bụng, đừng vội vàng cho đó là do giun quấy hay một căn bệnh nào đó ở đường ruột. Có thể đó là dấu hiệu của sự phục hưng các vi khuẩn.

Chúng tôi và các nhà khoa học Nhật Bản đã chứng minh được rằng đường Oligo chỉ “hợp khẩu vị” đối với các vi khuẩn có ích. Giữ được sự ”chung sống hòa bình cùng phát triển” với vi khuẩn, theo tôi – đó là một trong những bí quyết của sức khoẻ và trường thọ.

Trung Kiên(Theo báo Izevestia)

Chóng mặt – đừng vội đổ cho tiền đình

Trong cuộc sống căng thẳng như hiện nay không ít người bị chóng mặt, và cứ chóng mặt là lại đổ cho “rối loạn tiền đình” khiến việc chữa bệnh không đúng thầy đúng thuốc.

Chuyện gì cũng có vài… nguyên nhân!

Rối loạn tiền đình đúng là một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất thăng bằng đến độ nạn nhân có thể ngã sầm vì bất ngờ tối tăm mặt mũi đi kèm với triệu chứng nôn mửa.

Nhưng nếu vì thế cứ hễ chóng mặt thì gán hết tội cho tiền đình thì sai. Theo thống kê dựa vào tỷ lệ mắc bệnh thì trước hết phải lưu ý đến huyết áp. Chóng mặt có thể vì huyết áp cao nhưng thường hơn là do huyết áp thấp. Để phát hiện rất đơn giản. Chỉ cần đo huyết áp vài lần là biết ngay. Ấy vậy mà không thiếu bệnh nhân uống thuốc trị chóng mặt cả tháng nhưng chưa hề đo huyết áp! Nhiều khi chỉ vì quá đơn giản nên không ai thèm để ý!

Kế đến, chóng mặt rất có thể là hậu quả của bệnh nào đó trong loa tai chưa được điều trị đến nơi đến chốn. Đừng quên là hệ thống loa xoắn ốc bên trong ống tai gắn liền với tình trạng quân bình của cơ thể. Viêm tai giữa, rối loạn thính lực, thiếu máu trong loa tai vì xơ vữa vi mạch… là bàn tay phá hoại giấu rất khéo khiến nạn nhân lúc nào cũng có khuynh hướng nghiêng về một phía. Chóng mặt khi đó sớm muộn không mời cũng đến. Tình trạng này càng rõ nét hơn nữa ở người quen nghe nhạc quá lớn bằng ống nghe, với đối tượng thường nghiêng đầu vì dùng điện thoại quá thường xuyên.

Chưa hết, chóng mặt có thể do cột sống cổ bị thoái hóa, bị chèn ép. Đây cũng là hình ảnh thường gặp ở người có tư thế ngồi sai vì quá căng thẳng trước màn ảnh máy vi tính, máy truyền hình…, cũng như ở đối tượng phải làm việc đơn điệu nhiều giờ trong dây chuyền sản xuất. Khỏi nói dông dài cũng biết có uống cả lố thuốc cũng như không nếu chưa giải quyết cho xong nguyên nhân nằm ngay sau ót!

Đừng trị bệnh theo… mốt!

Nào đã xong, chóng mặt hầu như có mặt trong cuộc sống của người bị tăng áp lực nội nhãn mà không biết. Do bệnh nhân đồng thời nhức đầu nên có khuynh hướng đến ngay bác sĩ tai mũi họng vì tưởng viêm xoang. Đáng tiếc vì thống kê thực hiện ở TP.HCM với 100 nữ nhân viên làm việc trong văn phòng cho thấy không dưới 30% đã bị tăng áp lực nội nhãn và rối loạn điều tiết thị giác nhưng chưa biết! Có nạo đến sạch xoang, đến sạch túi người bệnh thì chóng mặt vẫn hoàn xoay mòng mòng!

Sau hết, đừng quên chóng mặt không hiếm khi là phản ứng phụ của nhiều loại thuốc khi dùng lâu dài, như thuốc hạ áp, thuốc chống trầm cảm, thuốc động kinh, thuốc an thần và ít ai ngờ, do thuốc lợi tiểu. Do đó, trong nhiều trường hợp chóng mặt của người cao tuổi vốn khó tránh phải dùng thuốc mỗi ngày, cần báo ngay cho thầy thuốc khi phát hiện tình trạng chóng mặt để thầy thuốc kịp thời rà lại phác đồ điều trị và thay đổi thuốc nếu nghi ngờ thuốc nào đó đã khiến bệnh nhân không ngồi thuyền mà sao cứ như say sóng!

Chuyện đời xưa nay vẫn thế. Nhiều khi chỉ vì tên gọi nghe êm tai mà khổ cả đời. Rối loạn tiền đình đúng là một trong các nguyên nhân gây chóng mặt. Nhưng đừng vì tên gọi nghe rổn rảng mà bỏ sót các lý do khác. Định bệnh kiểu gì cũng vậy, hễ chữa hoài không xong phải xem lại chẩn đoán. Hippocrates, y tổ của ngành tây y, ắt hẳn vì thế mà đã nhiều lần nhắc nhở qua câu: “Ai chữa lành, người đó có lý”!

Theo BS Lương Lễ Hoàng
Dân Việt

10 cách chữa bệnh không tốn tiền

“10 cách chữa bệnh không tốn tiền” do Tạp chí Mỹ vừa đăng tải dưới đây sẽ giúp chúng ta chữa bệnh không tốn tiền.

1. Động tác leo trèo chữa đau lưng

Tiến sỹ Lawrence – Hiệp hội thể thao Y học Mỹ cho biết, động tác leo trèo có thể làm cho cơ bắp được luyện tập vì hàng ngày chúng ít được căng giãn ra. Tuy nhiên động tác nhất định phải tiến hành theo thứ tự, sau khi có hiệu quả thì tăng lượng vận động lên từ từ.

Phương pháp là: sau khi nằm ngửa, duỗi thẳng, giơ đầu gối chân phải về hướng ngực, hai tay giữ chặt ở mắt cá chân, đếm từ 1 đến 10, sau đó thẳng chân phải, đổi chân trái và lặp lại động tác lúc nãy.

2. “Nước ép cà chua, ớt” chữa cao huyết áp

Thảo dược luôn là lựa chọn hàng đầu cho những người thông thái.

Phương pháp là: Mỗi ngày 250ml nước ép cà chua cùng với 1 thìa nhỏ ớt cay. Joe .D. Gordon Crest Ridge – chuyên gia huyết quản tim của viện Nevada cho biết: Do ở trong quả ớt có chất capsaicine, trong cà chua hàm chứa phong phú chất lycopene và kẽm, có lợi cho việc thanh trừ các gốc tự do trong cơ thể, giảm thấp huyết áp.

3. Xa Tiền Thảo (cây mã đề) chữa bệnh mỡ trong máu

Tiến sỹ Patrict – giáo sư dinh dưỡng học thuộc đại học Louisiana State cho biết, mỗi ngày uống một thìa nước Xa Tiền Thảo có thể làm cho tổng lượng cholestrerol và LDL ( protit mỡ mật độ thấp) giảm thấp 15%.

4. Ít ăn tinh bột chữa đau nửa đầu

Các loại tinh bột như cơm, mỳ chứa rất nhiều Carbohydrate (chất đường), dễ làm rối loạn đường huyết, từ đó gây ra đau nửa đầu. Nhà thần kinh học- tiến sỹ Lisa.K.Mannix kiến nghị, người bị bệnh đau nửa đầu mỗi ngày nên khống chế dung nạp lượng cacbonhydrate trong khoảng 300g đổ lại.

5. Châm cứu chữa mất ngủ

Bậc thầy trong ngành châm cứu ở NewYork – tiến sỹ Tela Han cho biết, châm cứu trị liệu chủ yếu tập trung vào hai huyệt ở trên tai, mục đích là làm cho người bệnh thả lỏng, thư giãn, thúc đẩy giải phóng lượng chất truyền dẫn thần kinh và endorphin trấn tĩnh tâm thần ở trong não. Người mất ngủ lâu ngày cần ít nhất châm cứu 10 lần mới có thể có hiệu quả.

6. Uống nước “chữa” nghiện thuốc

Chuyên gia tâm lý học chuyên nghiên cứu tính phụ thuộc của sự vật – tiến sĩ Horvath cho biết, đây là “ liệu pháp thay thế” điển hình. Trên bản chất, hút thuốc và uống nước đều là động tác của “ tay miệng”, dễ làm cho chúng ta nghiện ngập. Chuyên gia kiến nghị: “khi phát tác cơn nghiện thuốc, ngoài cách uống nước để “chữa trị” ra, còn có thể lựa chọn luyện tập thể thao để chuyển dời sự tập trung sang việc khác.

7. Tập thể dục cho mắt chữa cận thị

Mỗi ngày tập thể dục cho mắt khoảng 25 phút. Mỗi tuần 6 ngày, liên tục trong 30 ngày. Động tác rất đơn giản, từ từ chuyển động đồng tử với vòng quay 360 độ.

8. Leo núi chữa nghiện rượu

Giáo sư tâm lý học Marat thuộc trường đại học Washington cho biết, leo núi có thể rèn luyện nghị lực cho con người, lập trường kiên định rất có ích để cai rượu.

9. Thay đổi phương thức sống chữa ung thư tiền liệt tuyến

Chủ nhiệm sở nghiên cứu Y học dự phòng Califonia – tiến sỹ Aonishi giới thiệu, phương thức sống mới bao gồm: mỗi tuần ít nhất tập luyện thể thao 3 tiếng, ăn uống ít chất mỡ, kết hợp với các phương pháp giảm bớt áp lực như yoga và suy nghĩ, kể cả nói chuyện với người bị bệnh.

10. “Bỏ đi – tập luyện – viết văn” chữa tức giận

Đối với những người có tính khí hay nóng giận, bác sỹ tâm lý lâm sàng – tiến sỹ Harbinson giới thiệu “cách chế ngự phẫn nộ trong thời gian ngắn”: Khi chúng ta dự cảm việc tranh cãi đang ở trong giai đoạn sắp bùng nổ thì nên lập tức đứng dậy bỏ đi, hoặc tập luyện một môn thể thao cường độ mạnh nào đó.
Và “cách chế ngự phẫn nộ lâu dài” lại chính là “viết văn”.

Theo VTCnews

Nhai kỹ để bớt bệnh tật

Nhai nhiều thì nước bọt tiết ra nhiều giúp ta chống lại bệnh sâu răng và bệnh viêm chân răng vì trong nước bọt có chất mmunoglobulin giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể và muccus protein có nhiệm vụ bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Đối với người bận rộn thì những món ăn nhanh ít phải nhai quả là tiện lợi, vì thế nhiều người quên mất thói quen nhai kỹ. Càng ngày người ta càng phát hiện ra nhai kỹ thì càng có lợi. Nhai nhiều thì nước bọt tiết ra nhiều giúp ta chống lại bệnh sâu răng và bệnh viêm chân răng vì trong nước bọt có chất immunoglobulin giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể và muccus protein có nhiệm vụ bảo vệ niêm mạc dạ dày. Ngoài ra còn có chất bacteriolysin có tác dụng phân giải và hòa tan các vi khuẩn, virus.

Các nhà khoa học Nhật Bản đã làm thí nghiệm, đưa chất gây bệnh ung thư có hại nhất vào ống nghiệm đựng nước bọt, quan sát sự thay đổi của chúng, thì không thấy gì lạ, nhưng khi lắc ống nghiệm chừng 30 giây, thấy 80 -100% độc tố gây bệnh ung thư biến mất.

Điều này chứng tỏ rằng, nước bọt tiết ra khi nhai có tác dụng khử độc rất mạnh. Nhưng cần nhai kỹ thức ăn từ 30 giây trở lên mới đạt hiệu quả.

Việc nhai còn có tác dụng kích thích não, thúc đẩy sự lưu thông máu trong não và cải thiện trí nhớ. Nhà khoa học Nhật Bản nói trên còn nói rằng: “Nếu nhai nhiều sẽ chống được chứng đần độn, béo phì, khả năng miễn dịch được tăng cường”.

Tuy nhiên, thời hiện đại, sống trong một xã hội phát triển, công việc bận rộn, nên người ta có xu hướng ăn nhanh, nhai ít. Tại Nhật Bản một miếng người ta nhai có 10 lần, trong bữa ăn số lần nhai ít hơn một nửa trước kia. Có ý kiến cho rằng một trong những nguyên nhân khiến ta mắc những căn bệnh do thói quen sinh hoạt tạo nên như bệnh tiểu đường, cao huyết áp, xơ cứng động mạch tăng lên một phần do con người ngày nay nhai ít đi. Nếu nhai 30 lần mỗi miếng ăn thì mới tốt.

Thực ra, nhai chậm và nhiều lần chẳng dễ dàng đối với các món ăn mềm vì người ta thấy không cần nhai nữa. Vì thế cần lựa chọn và chế biến món ăn. Chẳng hạn nên chọn các loại thực phẩm cần phải nhai nhiều mới nuốt được. Những loại này lại có nhiều chất xơ nên không những cần nhai nhiều mà chúng còn rất tốt cho tiêu hóa. Đối với trẻ em điều này càng cần thiết.

Theo Vietnamnet

Hại người vì dùng cam thảo dài ngày

Cam thảo là vị thuốc phổ biến trong đông y lẫn tây y và cả trong công nghiệp thực phẩm, với khá nhiều đồ ăn, thức uống có thành phần cam thảo. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cho biết việc dùng dài ngày cam thảo và các chế phẩm chứa cam thảo có thể gây ra một số phản ứng phụ, nguy hiểm cho sức khoẻ.

Công dụng của cam thảo

Cam thảo vị ngọt, tính bình. Có tác dụng ích khí, giải độc, bổ tỳ dưỡng vị, nhuận phế, hoá đàm. Trong đông y, ngoài tác dụng ích khí, cam thảo thường dùng để giảm độc tính một số vị thuốc hoặc điều hoà quá trình hấp thu các vị thuốc, nhất là các vị thuốc có độc tính, lạnh quá hoặc nóng quá. Đối với viêm loét dạ dày, cam thảo có khả năng ức chế tiết axit dịch vị và histamin, giúp vết loét chóng lành. Gần đây, cam thảo còn được dùng trong một số bài thuốc điều trị viêm gan do tác dụng giảm những phản ứng viêm và giảm hoại tử tế bào gan.

Cam thảo có độ ngọt rất cao, ngọt hơn 50 lần so với mía. Do đó, thảo dược này cũng được sử dụng nhiều trong công nghệ làm bánh kẹo. Trong dân gian, nhiều người sử dụng cam thảo phối hợp với vài thảo dược khác như nụ vối, thảo quyết minh, hoa hoè… thay trà uống hàng ngày, giúp giải khát, thanh nhiệt hoặc ích khí, giải độc.

Cảnh báo một số tác dụng phụ

Gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra hoạt chất glycyrrhizic axit trong cam thảo có thể gây ra một số tác dụng phụ. Đáng quan tâm nhất là các triệu chứng tăng bài tiết kali, giữ nước, tăng huyết áp. Nhiều thí nghiệm cho biết dùng dài hạn (trên hai tuần) sản phẩm có chứa glycyrrhizic axit với liều khoảng 500mg mỗi ngày (tương đương khoảng 10g cam thảo) có thể gây ra những phản ứng trên. Cũng có tài liệu cho biết dùng đến 50g cam thảo/ngày trong hai tuần mới dẫn đến huyết áp cao đáng kể. Một quan điểm khác thì cho rằng phần lớn các trường hợp giữ nước, tăng huyết áp rơi vào những người ăn quá nhiều kẹo chứa cam thảo.

Tiếp tục nghiên cứu, các nhà khoa học ghi nhận hoạt chất glycyrrhizic axit trong cam thảo còn làm giảm lượng testosteron ở nam giới, bằng cách ức chế loại enzyme giúp tổng hợp nội tiết tố này. Gây chú ý nhất là một nghiên cứu ở Ý cho biết liều dùng 500mg glycyrrhizic axit/ngày sẽ giảm đáng kể lượng testosteron ở nam giới khoẻ mạnh. Từ đây, các nhà khoa học khuyến cáo không nên dùng cam thảo cho đàn ông bị thiểu năng sinh dục.

Tuy nhiên, một nghiên cứu lặp lại hai lần của một nhóm các nhà khoa học khác thì lại thấy độ giảm gây ra không đáng kể! Sau đó, một cuộc thử nghiệm độc lập do các nhà khoa học Iran tiến hành trên 20 đàn ông khoẻ mạnh. Những người tham gia dùng mỗi ngày 1,3g chất chiết xuất từ cam thảo phơi khô (tương đương từ 400mg đến 500mg glycyrrhizic axit hoặc khoảng 10g cam thảo) trong mười ngày liên tiếp. Kết quả, mẫu máu lấy trước khi thử nghiệm và 20 ngày sau đó đã cho thấy dùng cam thảo làm giảm khoảng 35% lượng testosteron.

Dùng thế nào cho an toàn ?

Theo khuyến cáo của Uỷ ban châu âu (bộ phận chuyên trách các vấn đề pháp lý của Cộng đồng châu âu), mỗi người không nên dùng quá 100mg glycyrrhizic axit mỗi ngày. Còn theo các nhà khoa học Nhật Bản, con số này là 200mg. Nếu tính trên cơ sở 500mg glycyrrhizic axit cho mỗi 10g cam thảo, liều lượng trên chỉ tương ứng với khoảng 2g hoặc 4g cam thảo mỗi ngày.

Trên thực tế, ngoại trừ một số ít trường hợp dùng liều cao ngắn hạn, cho một số bệnh cấp tính, liều cam thảo trung bình trong nhiều phương dược đông y thường từ 4g đến 6g. Đối với một số trà dược có cam thảo, mỗi gói cũng chỉ chứa từ 1g đến 2g. Trong một thang thuốc, cam thảo lại được cơ cấu trong mối tương quan “quân thần tá sứ” để vừa nâng cao hiệu quả điều trị chung, vừa giảm tác dụng phụ của các vị thuốc. Với cách làm này, tác dụng phụ của cam thảo sẽ giảm thiểu.

Tuy nhiên, trước những cảnh báo nêu trên, nhất là trong tình trạng các loại bệnh tim mạch và cao huyết áp đang gia tăng trong cộng đồng, thầy thuốc và người sử dụng nên lưu ý không dùng cam thảo dài hạn. Trong khi chờ đợi những nghiên cứu sâu hơn, trước mắt, nếu dùng trên 4g/ngày, chỉ nên dùng từng liệu trình ngắn từ 5 – 7 ngày, nghỉ vài ngày trước khi dùng tiếp.

Những người không nên dùng cam thảo

Không dùng cam thảo cho các trường hợp cao huyết áp, thấp trệ, người đang mang thai hoặc gan, thận suy yếu. Ngoài ra, do tác dụng tương kỵ nhau, không dùng cam thảo phối hợp với các vị thuốc cam toại, đại kích, nguyên hoa

Theo Tiền phòng

6 cách giữ thon, gọn dân văn phòng

Ít cơ hội vận động, nhân viên văn phòng dễ thừa cân, béo phì. Những mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn có vóc dáng thon gọn, gợi cảm.

Đừng bỏ bữa sáng

Nhiều người lựa chọn giải pháp nhịn bữa ăn sáng để hi vọng có thể khống chế cân nặng và giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên đây là cách giảm cân vô cùng phản khoa học, thậm chí còn là nguyên nhân gây tăng cân.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng việc ăn bữa sáng tại nhà là mẹo hay giúp nhân viên văn phòng giảm cân một cách hiệu quả. Sau một giấc ngủ dài cơ thể bạn cần được nạp năng lượng để củng cố hệ miễn dịch và bắt đầu một ngày làm việc mới.

Không ăn vặt nơi làm việc

Một đĩa bánh kẹo hoặc đồ ăn nhanh luôn được các nhân viên văn phòng ưa thích trong khi làm việc, nhưng đây lại là một trong những “thủ phạm” làm cho bạn bị tăng cân, béo phì. Vậy nên bạn đang trong giai đoạn giảm cân hoặc là đối tượng dư thừa cân nặng thì nên đoạn tuyệt với thói quen ăn vặt trong giờ làm việc.

Đi bộ

Đi bộ là hình thức tập luyện thích hợp với tất cả mọi người. Với nhân viên văn phòng nên tận dụng mọi cơ hội để đi bộ, ví như đừng nên lấy sẵn nước hoặc cà phê để trên bàn làm việc mà hãy đứng lên lấy chúng khi muốn sử dụng. Không nên ngồi ì ở chỗ làm việc quá lâu mà sau khoảng 30 – 60 phút hãy đứng dậy đi lại hoặc thay vì đi cầu thang máy bạn hãy đi thang bộ. Hãy cố gắng đi bộ thật nhiều mỗi khi có thể, mỗi ngày chỉ cần 15 phút cũng sẽ giúp bạn đạt được mục đích giảm cân.

Hạn chế đi ăn tiệc

Trong những bữa tiệc luôn có sự góp mặt của những món ăn ngon, hấp dẫn nhưng kèm theo đó là một lượng lớn chất béo, dầu, mỡ, đường, đạm…tất cả đều là những “thủ phạm” làm cho bạn bị tăng cân, béo phì.

Vậy nên muốn kiểm soát cân nặng hiệu quả thì bạn nên từ chối các bữa ăn tiệc hoặc trong trường hợp không thể từ chối được thì hãy ăn nhẹ (ăn lót dạ) trước khi đến bữa tiệc. Đừng nên mang một chiếc bụng rỗng đi ăn tiệc sẽ kích thích bạn thu nạp một lượng lớn thức ăn và thực phẩm hơn so với bình thường.

Uống đủ lượng nước

Mỗi ngày bạn nên uống đủ 8 cốc nước để thúc đẩy quá trình tiêu hao calo và tiêu hủy lượng mỡ dư thừa. Ngoài nước lọc bạn có thể uống thêm nước quả tươi (hạn chế thêm đường) và ăn thêm trái cây. Bạn cũng nên nói “không” với các loại nước ngọt và nước đóng chai, nước có gas vì chúng sẽ khiến cho quá trình kiểm soát cân nặng của bạn trở nên khó khăn hơn.

Đánh răng sau bữa ăn

Điều này nghe có vẻ hơi vô lý nhưng nó hoàn toàn có cơ sở vì các chuyên gia cho rằng đánh răng là cách “kìm hãm” bạn hiệu quả mỗi khi có ý định ăn món snack, hoặc đồ ăn nhanh hay bánh kẹo, cũng là một trong những cách giảm cân nhanh chóng.

Theo GĐ&XH

Nha đam có thể làm dị tật thai nhi?

Một vài báo cáo cho thấy, nha đam có thể liên quan với sẩy thai, dị tật bẩm sinh. Phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên dùng các sản phẩm từ nha đam.

Nha đam cung cấp hai chất chính: gel (phần trắng, nhớt sau khi gọt bỏ vỏ xanh) và nhựa cây (màu vàng, chảy ra ở mặt cắt của lá).

Gel nha đam được ghi nhận có tác dụng tốt trong những bệnh lý như: đái tháo đường, vảy nến, tăng cholesterol máu, bỏng, tổn thương da do tia xạ sau điều trị ung thư, giúp nhanh lành vết thương… ‘

Còn phần nhựa cây, là vị thuốc lô hội trong Đông y, vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, thông tiện, là chất tẩy xổ mạnh, chữa táo bón.

Tuy nhiên, không phải nha đam đều tốt cho mọi người. Khi sử dụng cần thận trọng đối với những đối tượng sau:

- Phụ nữ có thai và đang cho con bú: Một vài báo cáo cho thấy, nha đam có thể liên quan với sẩy thai, dị tật bẩm sinh. Phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên dùng các sản phẩm từ nha đam.

- Trẻ em dưới 12 tuổi: Nha đam gây đau bụng, vọp bẻ và tiêu chảy.

- Bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị thuốc: Một vài nghiên cứu cho thấy, gel nha đam có tác dụng giảm mức đường huyết. Nếu bạn bị đái tháo đường và đang điều trị thuốc mà muốn dùng nha đam, hãy theo dõi chỉ số đường huyết chặt chẽ hơn để phòng ngừa biến chứng hạ đường huyết quá mức, có biểu hiện nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, đánh trống ngực, run… nếu nặng hơn có thể gây giảm khả năng tập trung, lú lẫn, hôn mê…

Theo PNTPHCM

7 bí quyết giành cho các bà mẹ có con trai

Nhiều bà mẹ cảm thấy thật khoan khoái khi cậu con trai nhỏ không chỉ thân thiết, gắn bó với mẹ mà còn cực kỳ nể trọng mẹ. Bất cứ chuyện gì cậu cũng nhất nhất đợi ý kiến, chờ mẹ “phê duyệt” rồi mới làm. Nhưng bạn biết không, niềm khoan khoái ấy có thể là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng con trai trở thành một “cậu ấm” bất hạnh đấy. Nếu muôn nuôi dạy con trở thành những người đàn ông trưởng thành, hãy làm theo 7 bước dưới đây.

1.Dạy con tự lập và không làm thay con mọi chuyện:

Sáng sáng, bạn đều buộc dây giày, cài khuy áo, đeo khăn quàng và cả chải đầu cho con nữa? Bởi vì bạn làm những việc ấy nhanh hơn, gọn hơn, dễ dàng hơn rất nhiều so với con trai?

Xin đừng như thế! Cứ để con tự làm đi, dù con sẽ phải xoay xở lâu hơn, vụng về hơn. Làm nhiều rồi con cũng sẽ làm nhanh, làm khéo chẳng kém gì mẹ đâu. Bằng không con sẽ mãi mãi lâu la, mãi mãi vụng về. Và nguy hiểm hơn, con sẽ quen với việc luôn được người khác phục vụ, đâm ra ỷ lại, lười biếng và không có được những kỹ năng sống cơ bản nhất.

Sau này, nếu vợ của con có hét lên: “Anh lớn rồi, anh phải tự làm đi chứ!” thì con sẽ rất lúng túng vì lâu nay con đâu phải đụng đến những việc này.

2.Đừng vội lên kế hoạch “báo hiếu” cho con trai:

Những ám thị kiểu như: “Con là đứa con trai hiếu thảo, mẹ tin con không bao giờ bỏ mẹ”, “mẹ rất yêu con, mẹ đã dành tất cả thời gian và sức lực cho con. Khi lớn lên, con phải quan tâm chăm sóc cho mẹ”, “Ngay cả khi con có vợ, mẹ biết rằng con cũng sẽ không bao giờ quên mẹ”… thực ra sẽ không đem lại kết cục tốt đẹp như các bà mẹ vẫn nghĩ đâu. Cậu bé rất có thể vì thế mà không lấy vợ, hoặc lấy vợ muộn và luôn bị ám ảnh rằng mình… mắc nợ mẹ.

3.Bồi đắp lòng tự tin cho con ngay từ nhỏ:

Hãy luôn động viên rằng con nhất định sẽ vượt qua, rồi con sẽ làm được, con khéo léo lắm (dù đó chỉ là những việc rất nhỏ như lấy quả bóng kẹt dưới gầm giường, hoàn tất một bài thủ công, đính được một chiếc khuy hay gấp gọn ghẽ đống chăn màn).

4.Thường xuyên hỏi ý kiến con về các vấn đề khác nhau:

Tại sao con nghĩ như thế, con thử lập luận, đưa ra dẫn chứng cho mẹ nghe nào. muốn con trai lắng nghe những gì mẹ nói nhưng vẫn mạnh dạn bày tỏ ý kiến, bạn hãy nói với con rằng quan điểm của con có thể không trùng với mẹ và điều đó hết sức bình thường. Mỗi người đều có suy nghĩ riêng, nhưng mọi chuyện đều có thể thương lượng với nhau.

5.Mở rộng các đề tài tranh luận:

Đừng loanh quanh mãi với mấy chuyện đàn bà con gái (kiểu như: hôm nay nấu món gì, cái váy này có hợp với mẹ không, chọn loại giấy dán tường màu nào nhỉ?) mà nên mở rộng sang các chủ đề nam tính hơn như: xe cộ, máy móc, bóng đá, trò chơi điện tử, thậm chí là chiến tranh và các cuộc ẩu đả nữa. nếu bạn chẳng mấy am hiểu về các lĩnh vực này thì hãy hỏi con trai rồi lắng nghe và ghi nhớ, hoặc bạn có thể chủ động tìm thông tin trong sách báo, trên mạng để có thể “đàm đạo” với con.

6.Cùng con xem những bộ phim, cuốn sách:

Ở đó có các nhân vật cư xử rất đáng mặt đàn ông rồi cùng thảo luận về họ và giúp con rút ra kết luận.

7.Kiểm soát con một cách kín đáo:

Thay vì buộc con phải tường trình mọi chuyện xảy ra hàng ngày, bạn hãy chuyển sang hình thức “tám chuyện” với con. như vậy bạn vẫn nắm được các động thái của con mà không tạo ra “tục lệ” điều gì con trai cũng bẩm báo, chờ mẹ phê chuẩn, khiến con đâm ra thụ động.

Thảo Trần (Theo Đẹp)

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2011

Tài liệu bán hàng (sales)

1. 10 Phẩm chất của người bán hàng

2.  10 quy luật bán hàng

3. 25 bí quyết bán hàng

4. 6 Kỹ năng giới thiệu

5. Bán hàng và quản trị

6. Dẫn đầu thị trường

7. Nghệ thuật bán hàng

8. Quản trị bán hàng

9. Tăng doanh số bán hàng

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2011

Cách vệ sinh giường, nệm mùa hè

Nhiều người cho rằng chỉ cần thay ga trải giường thường xuyên là giường ngủ sẽ sạch sẽ và thơm mát. Tuy nhiên, nệm trải giường cũng rất cần được vệ sinh sạch sẽ vì nệm thường hấp thụ một lượng lớn mùi và bụi bẩn trong không khí.

Để vệ sinh nệm, bạn cần phải chuẩn bị: nước sạch, nước sô đa, xà phòng, máy hút bụi, găng tay…

Đầu tiên, để vệ sinh nệm bạn hãy rưới đều nước sô đa lên mặt tấm nệm và để khoảng 30 phút để nước sô đa thấm đều và làm sạch mùi mồ hôi lâu ngày cũng như các vết bụi bẩn bám trên nệm.

Sau đó, bạn hãy dùng máy hút bụi làm khô nệm. Việc này sẽ giúp lấy sạch bụi bẩn trên bề mặt cũng như phía bên trong của tấm nệm. Nếu máy hút bụi không thể làm sạch hết các vết bụi bẩn trên nệm, bạn cũng có thể lật tấm nệm lại, dùng một cây dài hoặc thanh gỗ đập đều trên bề mặt nệm cho bụi bẩn bay ra, sau đó dùng máy hút bụi hút lại một lần nữa cho thật sạch.

Với các loại nệm mút mỏng, bạn có thể vệ sinh bằng cách đem ra chỗ thoáng, rộng, dùng cây hoặc thanh gỗ đập đều trên bề mặt nệm, sau đó giũ sạch và phơi nắng cho bay hết mùi mồ hôi.

Còn đối với các loại nệm dày, bạn nên nhúng ướt một tấm khăn lông lớn hoặc ga trải giường, sau đó trải lên tấm nệm và dùng cây đập cho bụi trong nệm bay ra. Tấm khăn lông ướt sẽ hút hết các bụi bẩn bay ra khi bạn đập tấm nệm. Đối với các tấm nệm dày, bạn sẽ phải làm vài lần như vậy, sau đó đem phơi nắng hoặc chỗ thoáng cho khô.

Đối với những vết ố bẩn, vết máu hay nước tiểu… bạn có thể dùng một chiếc khăn nhỏ hoặc bông gòn, thấm oxy già để chà lên vết bẩn, sau đó đem tấm nệm ra phơi nắng hoặc có thể dùng máy hút bụi hay quạt để làm khô.

Ngoài việc vệ sinh nệm, bạn cũng nên thay ga trải giường khoảng 2 tuần 1 lần, bạn cũng nên thường xuyên lau dọn để giữ không chỉ giường ngủ mà cả phòng ngủ luôn được thoáng mát, sạch sẽ, đảm bảo giấc ngủ ngon cho cả gia đình.

Một số điều bạn nên lưu ý để giữ nệm bền, tốt:

Để tránh gây biến dạng, hư hỏng, bạn hãy luôn đặt nệm trên mặt phằng đều, không lồi lõm hoặc bị cong.

Thường xuyên đổi chiều của tấm nệm để tránh các vùng sử dụng nhiều bị xẹp, lún. Bạn cũng nên thường xuyên trở các mặt của tấm nệm để tránh việc hư hại bề mặt do sử dụng quá nhiều trong thời gian dài.

Nếu có điều kiện, bạn nên thường xuyên phơi tấm nệm ra nắng hoặc nơi khô thoáng để tránh bị ám các mùi hôi hoặc bị nấm mốc do ẩm. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên dùng máy hụt bụi loại nhỏ để vệ sinh tấm nệm.

Theo Dekor

Có nên xoa bụng bầu?

Nhiều thai phụ băn khoăn, không biết có nên xoa bụng bầu và nếu xoa thì ảnh hưởng tới thai nhi hay không?

Để tìm lời giải cho những thắc mắc này, chị em hãy tham khảo những ý kiến tư vấn dưới đây của TS Thu Thủy, BV Từ Dũ - TP. Hồ Chí Minh.

Không nên xoa bụng bầu

Xoa bụng bầu thường xuyên sẽ làm tăng sự gắn kết tình cảm của cha mẹ với em bé trong bụng – đó là suy nghĩ của không ít thai phụ. Số khác lại cho rằng, làm vậy thường xuyên sẽ giảm được hiện tượng rạn da ở bụng. Tuy nhiên, câu trả lời đúng nhất dành cho bạn là không nên xoa bụng bầu, đặc biệt với thai phụ có những bất thường như: hay bị sảy thai, có dấu hiệu đẻ non, động thai... bởi vì:

- Làm tử cung xuất hiện cơn co: Bất cứ tuổi thai nào trong thai kỳ, sự kích thích ở một số các bộ phận như tử cung, vú, da bụng là điều tối kỵ vì có thể gây nên những cơn co dạ con và ảnh hưởng xấu cho thai nhi. Muốn vuốt ve, hãy làm theo cách sau: Đặt một ngón tay nhẹ lên bụng rồi thả ra, ấn nhẹ ngón tay từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. Có thể vừa vuốt ve vừa nói chuyện với bé khoảng 10 phút trước lúc ngủ mỗi ngày (không dùng cả bàn tay xoa bụng).

- Gây hiện tượng động thai, sảy thai: Nếu xoa bụng, sẽ làm xuất hiện các cơn co tử cung. Các cơn co này xuất hiện nhiều dẫn đến phản ứng đẩy thai trong tử cung ra ngoài. Đặc biệt, việc xoa bụng bầu ở 2 tháng cuối thai kỳ càng nguy hiểm nhiều hơn, có thể xuất hiện tình trạng đẻ non hoặc đẻ ngay trong lúc xoa bụng.

Cách âu yếm thai nhi

Không chỉ có xoa bụng mới thể hiện sự âu yếm của bạn dành cho đứa bé trong bụng. Có nhiều cách khác nhau để bạn cho em bé thấy rằng bạn luôn quan tâm đến sự hiện hữu của bé trong cơ thể mình.

- Trò chuyện: Hãy trò chuyện với bé giống như trò chuyện với một người có thể lắng nghe và hiểu được những gì bạn nói. Bắt đầu bằng những câu chuyện, những bài hát hay bất kỳ âm thanh sống động nào. Theo các chuyên gia, những lời trò chuyện sẽ giúp bé cảm nhận được giọng nói quen thuộc và bước đầu làm quen với ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.

- Cho bé nghe nhạc: Âm nhạc kích thích thính giác, não và các cơ quan khác, giúp bé mau lớn. Đây còn là hình thức giao tiếp quan trọng ngay khi bé chưa chào đời bởi sau này, con bạn sẽ dễ dàng nhận biết và yêu thích âm thanh, giai điệu. Bạn nên cho bé nghe những bản nhạc du dương, nhẹ nhàng, có thể đặt trực tiếp headphone lên bụng bầu nhưng nên giới hạn thời gian và tần suất.

- Massage: Đây là thói quen của nhiều thai phụ, nhất là những người có biểu hiện rạn da bụng. Tuy vậy, massage trong thai kỳ khác hẳn thông thường nên bạn phải cẩn thận, nhẹ nhàng, đặc biệt từ tháng thứa 7 trở đi, để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Vừa nhẹ nhàng massage vừa nói chuyện, bạn sẽ cảm nhận được những hoạt động của thai nhi và em bé cũng cảm nhận được sự âu yếm của bạn. Khi thoa kem, cũng cần nhẹ nhàng và lưu ý đến những loại tinh dầu chống chỉ định với bà Bầu như húng quế, thì là, bách xù, kinh giới… Kem, dầu thơm bạn dùng phải được chiết xuất từ các loại như hoa cam, neroli, phong lữ, chanh, tinh chất trà…

Theo Tạp chí Bầu

“Uống bệnh” vào người!

Trước thông tin phản ánh thực trạng một số cửa hàng kinh doanh nước giải khát ở Hà Nội sử dụng các loại bột, nguyên liệu không rõ nguồn gốc để pha chế nước hoa quả, sinh tố chứ không dùng trái cây tươi, phóng viên báo SK&ĐS đã khảo sát tại các địa điểm được xem là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu này. Thực tế cho thấy, rất dễ dàng để có thể mua được các loại nguyên liệu để pha chế nước giải khát. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là, chưa biết thực hư chất lượng của các loại nguyên liệu này ra sao, nhưng chỉ riêng việc nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng cũng đã đủ để người tiêu dùng lo lắng.

Nguyên liệu làm nước hoa quả nhiều vô kể

Chúng tôi tìm đến phố Hàng Buồm, Hà Nội - nơi được xem là “nguồn” chính cung cấp các loại nguyên liệu, hương liệu cho các quán giải khát. Với vai người chuẩn bị mở quán giải khát, vào một cửa hàng hỏi về các loại nguyên liệu, hương liệu và tỏ ý muốn được tư vấn. Sau khi nghe lời ngỏ ý, chị chủ quán ngay lập tức giới thiệu vanh vách về các loại nguyên hương liệu (cam, ổi, dâu tây, chanh leo, nho…) trên kệ hàng. Đề nghị muốn mua các loại nguyên liệu về làm nước hoa quả, chị chủ hàng giới thiệu cho chúng tôi loại bột để pha chế nước cam và bật mí: “Sử dụng loại này sẽ có được nước cam giống như nước cam tươi nguyên chất nhưng vẫn kinh tế!”. Quan sát chúng tôi thấy, không chỉ loại bột pha nước cam, các loại bột mang hương vị nhiều loại hoa quả khác đều được bán thành từng kilôgam theo yêu cầu của người mua. Giá các loại hương liệu này dao động trong khoảng 30-40 nghìn đồng/kg nếu mua lẻ, mua với số lượng lớn sẽ được giảm giá.

Tham khảo tiếp một cửa hàng nữa cũng nằm trên phố Hàng Buồm, hỏi một chủ hàng, chúng tôi được biết, để làmsinh tố có các loại tinh dầu với sự đa dạng về mùi vị. Các loại hương liệu này đựng trong các can nhựa, được bán với giá từ 100-120 nghìn đồng/lít. Theo chị chủ hàng cho biết: “Hiện nay các cửa hàng giải khát hầu như đều dùng các loại nguyên liệu, hương liệu này để pha chế, chẳng qua là sử dụng ít hay nhiều thôi! Thủ thuật của họ là dùng các loại hương liệu pha lẫn với các loại hoa quả nguyên chất để tạo ra một thức uống theo nhu cầu của khách hàng.

Hầu hết đều không rõ nguồn gốc

Theo tìm hiểu của phóng viên, tại các cửa hàng dọc phố Hàng Buồm, hương liệu đóng can hoặc bịch nilông đều được người bán giới thiệu đủ xuất xứ: Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan..., nhưng hầu hết đều không nhãn mác, không có bất cứ thông tin gì về nguồn gốc, xuất xứ, thành phần các chất có trong sản phẩm. Khi được hỏi về nguồn gốc của những loại nguyên hương liệu này, hầu hết chúng tôi đều nhận được câu trả lời đây là loại hàng chất lượng, cứ yên tâm sử dụng! Thắc mắc thêm về việc trên các thùng, chai đựng nguyên hương liệu này toàn thấy chữ Trung Quốc, không có nhãn phụ ghi tiếng Việt, các chủ hàng đều khẳng định đây là loại nhập, hoặc là hàng xách tay nên không có!?



* Các loại nguyên liệu không rõ nguồn gốc để chế biến nước hoa quả có thể dễ dàng mua được trên phố Hàng Buồm.

Qua đây, có thể thấy thực trạng các cửa hàng kinh doanh nguyên hương liệu có mùi vị hoa quả không rõ nguồn gốc xuất xứ, cung cấp cho các quán giải khát trên địa bàn Hà Nội là không ít. Ngày qua ngày, nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn được các chủ hàng kinh doanh sử dụng và các thực khách vô tư uống mà không hề hay biết những nguyên liệu đó có ảnh hưởng tới sức khỏe haykhông. Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng, đặc biệt là cơ quan quản lý thị trường cần tăng cường siết chặt quản lý thực trạng này, có xử lý nghiêm khắc đối với những cửa hàng cố tình vi phạm nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.

Bài và ảnh: ANH TUẤN

Kinh nghiệm mua mật gấu


Y học cổ truyền gọi vị thuốc này là hùng đởm. Nhiều người bệnh dùng nó có tác dụng tốt; nhưng cũng không ít người phàn nàn là bị phản ứng lở ngứa phải đi cấp cứu. Có thể họ dùng không đúng người, đúng bệnh, cũng có thể họ mua phải mật gấu giả.

Ở Việt Nam có 3 loại gấu: gấu lợn có miệng giống miệng lợn; gấu chó thân hình nhỏ, tai ngắn, ngực có khoang chữ V màu ngà; gấu ngựa lớn hơn gấu chó, có khoang chữ V trắng. Theo y học cổ truyền, mật gấu ngựa là tốt nhất, tiếp đến là mật gấu lợn, gấu chó.

Có rất nhiều cách thử để nhận biết mật gấu thật hay giả. Thứ nhất, bạn hãy quan sát túi mật, khi cắt ra giữa đám đen có hạt lổn nhổn màu vàng óng đặc trưng. Nếm thấy vị đắng, sau có cảm giác mát, ngọt, dính lưỡi. Nếu ngậm lâu sẽ tan hết. Nếu là mật giả sẽ không dính lưỡi, không mát, không bóng, có mùi tanh khó ngửi.
Cách thử thứ 2 là dùng lửa đốt, mật gấu thật sẽ không cháy.
Cách thứ 3 là lấy 1 hạt trong túi mật thả vào cốc nước trong, sẽ thấy các sợi vàng thõng xuống đáy cốc, có khi hạt mật còn quay tròn.
Cũng có thể nhỏ 1 giọt mật vào máu, máu sẽ tan và không đông. Hoặc hòa mật gấu trong nước cất, cho thêm một ít đường kính, sau đó nhỏ 1-2 giọt axit sunfuric, bạn sẽ được một dung dịch màu đỏ rất đặc trưng nếu là mật thật.
Mật gấu vị đắng hơi ngọt, tính lạnh, có tác dụng: phá ứ hồi sinh (trong trường hợp ngã bất tỉnh); chữa đau nhức do huyết ứ, chữa co giật, vàng da. Liều dùng từ 0,5 g đến 2 g, hòa nước uống hoặc cho vào cháo để ăn. Y học cổ truyền thường dùng mật gấu để xoa bóp và làm thuốc chữa đau mắt.
Mật gấu dễ bị sâu, mốc nên khi bảo quản nên tránh ẩm, nóng, cất trong hộp kín có chất hút ẩm.
TS Dương Trọng HiếuSức Khỏe & Đời Sống

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2011

Kinh nghiệm chuẩn bị đám cưới

Những giai đoạn chuẩn bị đám cưới

Trong quá trình tổ chức đám cưới, không hiếm các đôi uyên ương không biết phải bắt đầu từ đâu, thời điểm nào thì cần làm gì, dẫn đến việc ngày cưới cận kề rồi mà vẫn không biết mình đã – đang – và sẽ phải làm gì. Bài viết dưới đây hy vọng sẽ giúp các đôi uyên ương tự trang bị cho mình những giai đoạn để tổ chức đám cưới một cách suôn sẻ.

Các bước chuẩn bị 6 – 12 tháng trước ngày cưới
 * Chọn ngày và thời gian thích hợp cho ngày cưới và ngày ăn hỏi. Ngày ăn hỏi nên trước ngày cưới từ 1- 2 tuần (Đi xem thầy về ngày giờ ăn hỏi, ngày cưới và giờ đón dâu, không nên hỏi về các vấn đề khác).
* Sắp xếp thời gian để đi đăng ký kết hôn.( Có thể đăng ký trước ngày cưới 1 tháng để cô dâu yên tâm, thủ tục đăng ký mất 7 ngày làm việc)
* Thu xếp và dự toán ngân sách cho các khoản chi lớn.(Tiền đặt cọc nhà hàng, tiền trang phục, đồ đạc gia đình, ăn hỏi, tiền thuê xe, chụp ảnh, du lịch tuần trăng mật...)
* Lên danh sách các đỗ cho lễ ăn hỏi (mấy mâm lễ, những ai sẽ tham gia, thuê đội bê tráp hay nhờ bạn bè, thuê phông bạt bàn ghế ở đâu)
* Lên danh sách khách mời. Cả hai nên cùng trao đổi với nhau về điều này và sau khi đã lên danh sách khách mời của mình cần thông báo và đưa cho bên kia biết.
* Đặt chỗ tổ chức hôn lễ và đãi tiệc.
* Lựa chọn “phó nháy” và người quay phim.
* Chọn phù dâu, phù rể, và kích cỡ của họ để nếu được thì may tặng “đồng phục” cho trang trọng.
* Lên lịch để đưa các phù dâu và phù rể đi may đồ.
* Thông báo ngày tổ chức hôn lễ cho bạn bè, người thân (có thể đăng báo nếu có nhiều người thân ở xa và không thể liên lạc được).
* Chọn quà để tặng thực khách.
* Chọn lấy nơi sẽ đi hưởng tuần trăng mật. Gia hạn hay xin hộ chiếu mới, và tiêm ngừa nếu bạn dự định đi hưởng trăng mật ở nước ngoài.
* Đi lựa áo cưới cho cô dâu và veston cho chú rể; hoặc ghé tiệm để đặt may.
* Lập danh sách những gì cần làm, những ai cần liên lạc…

* Nếu hai bạn muốn có con sau khi cưới thì hai bạn nên đi khám tổng thể, và bạn gái nên đi tiêm phòng cúm và rubella...

2 tháng trước đó

* Đi chụp ảnh cưới và in album
* Rút lại danh sách khách mời.
* Đặt thiệp mời và thư cám ơn.
* Chọn và đặt hoa cho lễ ăn hỏi, hoa xe cưới và hoa cưới.
* Chọn lại và quyết định những ai sẽ là “phó nháy” và quay phim hôn lễ.
* Chọn ban nhạc hay DJ sẽ giúp vui.
* Chuẩn bị phân công người trang trí phông bạt ngày ăn hỏi và ngày cưới
* Phân công người lo về sắp xếp chỗ ngồi cho khách và thu dọn đồ thừa nếu bạn không muốn lãng phí
* Đặt bánh cưới.
* Đặt chỗ với các hãng du lịch cho kỳ nghỉ trăng mật; nếu bạn chọn đi tự túc thì cũng nên đặt phòng trước nơi đã dự định đến nghỉ.

1 tháng trước đó

* Đề địa chỉ và gởi thiệp hồng sau lễ ăn hỏi cho bạn bè họ hàng. Có thể kèm theo hướng dẫn đến nơi bạn sẽ tổ chức hôn lễ và đãi tiệc trong trường hợp đây là nơi khá xa lạ.
* Hẹn thợ trang điểm, làm đầu và cả khám sức khỏe.
* Chuẩn bị phương tiện đi lại, chỗ 
thuê xe và nơi ăn ở cho những khách ở xa.
* Gặp luật sư để thảo hợp đồng hôn nhân.
* Giữ lại và kiểm tra những thư phúc đáp, gởi thư cám ơn.
* Đặt thuê xe cưới.
* Chốt lại mọi vấn đề liên quan đến khâu tổ chức hôn lễ và đãi tiệc với người hay nơi chịu trách nhiệm.
* Đi chọn và mua nhẫn cưới.
* Xác nhận lại các kế hoạch đi hưởng trăng mật.
* Hoàn tất những thủ tục đăng ký kết hôn theo luật định.
* Đặt quà cho các thực khách.
* Duyệt lại với thợ hình và thợ quay phim về những gì cần chụp hay cần quay, bằng không bạn sẽ hiểu thế nào là “đốt phim” và “đốt tiền”.

1 hoặc 2 tuần trước đó

* Gọi cho những khách mời chưa trả lời để xác nhận sự có mặt của họ.
* Gọi báo cho nơi tổ chức hôn lễ và đãi tiệc biết số lượng khách mời chính thức tham gia.
* Thử lại lần cuối đồ cưới xem cần chỉnh sửa, thay đổi gì không, kể cả những trang sức đi kèm.
* Chuẩn bị phong bì thù lao cho ban nhạc giúp vui.
* Xác nhận lại phương tiện đi lại và nơi ăn ở cho khách mời ở xa.
* Chốt lại khâu sắp đặt bàn lễ tân.
* Chốt lại những gì liên quan đến tuần trăng mật, chẳng hạn địa điểm, hãng du lịch, thời gian…
* Chuẩn bị hành lý cho kỳ trăng mật.
* Làm móng, làm mặt, làm đầu…
* Kết lại mọi chi tiết về nghi thức cử hành hôn lễ với những người, những bên liên quan, ví dụ nơi đặt hoa, nơi cử hành hôn lễ, rồi người giữ trách nhiệm đón khách, thợ hình và thợ quay phim…
* Đừng quên hỏi “đối tác” của bạn đã chốt lại những gì thuộc về anh ta / cô ta chưa.

Một ngày trước đó

* Lên lịch trang điểm và làm đầu cho giờ G.
* Trang điểm thử trước.
* Ước lượng thời gian cần phải bỏ ra để làm đầu.
* Đón khách mời ở xa.
* Sắp xếp những gì bạn cần vào ngày cuối cùng, và để ở nơi thuận tiện nhất.
* Sắp xếp ai sẽ chịu trách nhiệm gởi trả lại đồ trong trường hợp bạn thuê đồ cưới, và những gì liên quan đến việc trả đồ này: tiền bạc, nơi trả, người nhận.
* Xả hơi và ngủ thật ngon.

Ngày cưới

* Ăn sáng thật kỹ nhưng đừng quá no; ghi nhớ đừng bỏ qua khâu ăn sáng này. Bạn sẽ trả giá đắt đấy.
* Để ý đến việc chuẩn bị trang phục để thay nếu bạn sẽ đi hưởng trăng mật ngay sau đó.
* Và đừng quên… nhẫn cưới!
* Sau cùng, thoải mái và tự nhiên nhận những gì tốt đẹp nhất mà mọi người chúc tụng bạn cùng “đối tác”.

Theo lelongwebmaster 

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2011

Kinh nghiệm tồn tại trên biển

VỚI SỰ PHÁT TRIỂN HIỆN NAY THÌ THÔNG TIN RẤT NHANH CHONG,CÁC TÀU BỊ NẠN LUÔN ĐƯỢC CỨU KỊP THỜI...NHƯNG KHÔNG PHẢI KHÔNG CÓ RỦI RO!!!

TAI NẠN TRÊN BIỂN

Trên hải trình của các bạn, dù là tàu lớn hay nhỏ, cũng có thể xảy ra những tai nạn bất ngờ như: hai tàu đâm vào nhau, chạm phải đá ngầm, va vào băng trôi (điển hình như vụ tàu Titanic), gặp gió bão, máy tàu hỏng hóc... Nếu lọt vào vùng có chiến sự thì có thể bị đánh đắm, trúng thủy lôi... Và hậu quả có thể dẫn đến tàu bị lật chìm.
Khi xảy ra sự cố vì bất cứ lý do gì, thì:
- Lập tức phát tín hiệu (bằng bất cứ phương tiện gì) cầu cứu khẩn cấp với mã điện quốc tế SOS.
- Cố gắng làm chậm tốc độ chìm của tàu bằng cách đóng các cửa thông ra biển, các ống thông khí và thoát khí... Tận dụng hết công suất của các máy bơm nước. Để kéo dài thời gian chờ cứu viện.
- Nếu là những tàu thuyền lớn, thời gian chìm khá chậm. Các bạn cần thông báo cho toàn thể hành khách mang phao cứu sinh chuẩn bị rời tàu. Hạ xuồng cứu sinh xuống. Ưu tiên cho trẻ em, phụ nữ và những người già yếu. Không nên hoảng loạn.
- Nếu máy tàu chưa hư hỏng, hãy cố gắng chạy về phía đất liền hay hải đảo nào gần nhất, càng gần càng tốt.

NHẢY XUỐNG NƯỚC

Nếu là mùa lạnh (hay đang ở vùng biển lạnh), trước khi nhảy xuống nước, nên mặc nhiều quần áo (nếu có quần áo chống thấm nước càng tốt), đội mũ, mang bít tất và dĩ nhiên là phải mang phao cứu sinh.
Khi nhảy xuống nước thì nhảy thẳng đứng, chân xuống trước, hai chân khép lại, mắt nhìn về phía trước, hai tay ôm choàng trước ngực, đè lên phao cứu sinh. Không nên nhảy cắm đầu xuống như trong hồ bơi. Bịt mũi lại đề phòng sặc nước.
Nếu có thể được thì nên chọn hướng dưới gió để tránh gió thổi va đập vào tàu.
Nếu là tàu lớn, sau khi xuống nước, cần rời xa ngay mạn tàu. Vì khi tàu chìm, sẽ tạo thành một luồng nước xoáy rất mạnh, hút theo tất cả những vật thể gần đó.
Sau khi xuống nước, mọi người nên tụ tập lại gần nhau để có thể nương tựa nhau, giúp đỡ và động viên nhau... Và nhất là những toán cứu hộ sẽ dễ dàng nhìn thấy cũng như dễ dàng trong việc cứu giúp các bạn. Chia nhau các mảnh gỗ hay các vật thể trôi nổi bềnh bồng trên mặt nước để tăng cường lực nổi của mình.

SỬ DỤNG PHAO CỨU SINH

Khi gặp tai nạn trên biển, cần phải nhảy xuống nước để thoát thân thì cho dù bạn là một tay bơi lội cự phách, cũng cần phải mang phao cứu sinh để duy trì sức lực, kéo dài thời gian sinh tồn trên mặt nước.
Phao cứu sinh có nhiều loại nhiều kiểu khác nhau: có loại thổi khí bằng miệng, có loại sử dụng hơi nén (chỉ cần giựt mạnh chốt bình khí nén là phao tự phồng lên), có loại làm bằng những vật liệu mà tự thân nó đã có một lực nổi nhất định.
Khi gặp tình huống nguy hiểm, lập tức thông báo cho mọi người trên tàu biết để mang phao cứu sinh. Dành những loại phao có độ nổi cao cho trẻ em, phụ nữ và người già. Giúp họ mang phao, cột dây, gài nút, gài khóa, hướng dẫn sơ bộ... Những người biết bơi nên sử dụng loại phao hỗ trợ, tuy lực nổi thấp, nhưng tiện cho việc thao tác trong khi bơi lội.
Nếu thiếu phao cứu sinh, những người biết bơi nên tự tìm hay chế tạo cho mình những chiếc phao cứu sinh bằng cách tìm những thùng rỗng, can rỗng, túi nylon, các vật liệu xốp, nhẹ, có độ nổi cao... dùng dây cột lại với nhau. Cũng có thể thổi nhiều túi nylon nhỏ, cho vào hai ống quần rồi cột túm lại. Khi sử dụng loại phao này, không được nhảy mạnh xuống nước vì lực va đập sẽ làm vỡ túi khí, phao sẽ mất tác dụng.
(Xin tham khảo thêm phần “LÀM BÈ ĐƠN GIẢN)

SỬ DỤNG XUỒNG & BÈ CỨU SINH

Khi xảy ra tai nạn trên biển, xuồng hay bè cứu sinh là phương tiện tốt nhất để chúng ta thoát hiểm. Tuy nhiên, để cho an toàn và hiệu quả cao, các bạn cần biết một số điều sau:
- Nếu xuồng cứu sinh được làm bằng gỗ hay sợi thủy tinh, khi sử dụng, phải thả từ từ xuống biển. Nếu thả bằng cần cẩu thì nên cho một ít trẻ em hay phụ nữ yếu sức ngồi vào rồi điều khiển cho xuồng xuống từ từ (những người này không thể nhảy thẳng xuống biển).
- Nếu xuồng hay bè cứu sinh được làm bằng cao su thổi khí (thường là khí nén) thì có thể ném thẳng xuống biển. Nhưng trước khi ném, cần có một sợi dây dài buột bè với tàu đề phòng khi ném xuống nước, vì nhẹ nên dễ bị gió thổi trôi đi.
- Thuyền trưởng hay các phụ tá, thủy thủ... nên chuẩn bị cho mỗi xuồng hay bè cứu sinh một số thức ăn, nước uống và dụng cụ mưu sinh như: vũ khí, đèn pin, hỏa pháo, kính phản chiếu, pano màu, dao, mái chèo, thuốc cấp cứu,... và một sợi dây dài cột sau xuồng hay bè cứu sinh, để nhỡ có người rơi xuống nước thì họ có thể bám vào đó để cho chúng ta kéo lên.
- Sau khi hạ xuồng hay bè cứu sinh xuống nước, cần cử hai người khỏe mạnh, bơi lội giỏi, một người leo lên bè và một người bơi chung quanh bè để giúp đỡ những người khác leo lên.
- Nếu số lượng người nhiều hơn tải trọng của xuồng hay bè cứu sinh những người bơi lội giỏi nên mang phao cứu sinh và bơi theo xuồng, nếu mệt thì bám nhẹ vào mạn xuồng.
- Sau khi lên xuồng, tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của các thủy thủ, ở đâu thì ngồi yên đó, không được chen lấn, chạy tới chạy lui, chồm ra mạn xuồng...

- Nếu trước đó, tàu đã kịp phát tín hiệu cầu cứu thì những toán cứu hộ sẽ đến và họ sẽ ưu tiên lùng sục khu vực bị tai nạn trước tiên, cho nên sau khi lên xuồng, các bạn không nên chèo xuồng đi quá xa mà nên thả chập chờn chung quanh khu vực tai nạn, trừ khi các bạn biết hướng vào đất liền hay hải đảo hoặc nhìn thấy các ánh đèn (nếu là ban đêm).
- Cử người luân phiên tát nước trong xuồng cứu sinh ra ngoài.
- Cắt cử người luôn luôn quan sát trên không cũng như trên biển, nếu thấy bóng dáng của máy bay hay tàu thuyền, lập tức phát tín hiệu cầu cứu. Nếu trời nắng tốt, thì gương phản chiếu hay một miếng kim khí đánh bóng là hiệu quả nhất (xem mục LIÊN LẠC VỚI PHI CƠ), nếu không có thì dùng khói, khói màu, vải màu sáng... thu hút sự chú ý của họ. Ban đêm có thể dùng lửa hay hỏa pháo phát sáng.
- Điều quan trọng nhất là phải biết đoàn kết, động viên, an ủi và quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Có như thế thì các bạn mới có thể vượt qua mọi gian lao để cùng nhau sống sót.

BƠI VÀO BỜ

Nếu các bạn có thể định hướng hay nhìn thấy bờ và có khả năng hoặc tình thế buộc phải bơi vào bờ, các bạn hãy:
- Cố gắng tìm một cái phao hay vật nổi để bám vào.
- Tận dụng hướng gió hay dòng chảy của hải lưu.
- Dùng phương pháp bơi ếch nhẹ nhàng thoải mái để tiết kiệm năng lượng.
Nếu gặp những cơn sóng bình thường.
- Bơi sau lưng những ngọn sóng.
- Khi sóng vỡ ra, nếu cần thì lặn xuống để vượt qua.
Nếu gặp sóng lớn.
- Bơi vào giữa hai ngọn sóng.
- Cố gắng bơi sát ngọn sóng.
- Nếu ngọn sóng từ hướng biển tiến nhanh vào gần (sau lưng các bạn), hãy nín hơi lặn xuống chờ qua khỏi thì trồi lên giữa hai ngọn sóng và bơi tiếp. Nếu không, khi ngọn sóng vỗ vào lưng các bạn, sẽ làm cho các bạn lộn nhào.

THẢ NỔI

Để bảo toàn sinh lực trong khi bơi, các bạn phải biết thư giãn nghỉ ngơi bằng cách thả nổi. Tất cả mọi người trong chúng ta đều có thể thả nổi, ngay cả những người không biết bơi, vì nó không đòi hỏi sức khỏe cũng như sự luyện tập nhiều.
Trong vùng nước tĩnh lặng, các bạn có thể thả ngửa nhẹ nhàng để nghỉ ngơi, giúp bạn lấy lại sức lực hay tiết kiệm năng lượng. Nhưng nếu trong những dòng hải lưu hay sóng lớn ở giữa biển, các bạn không thể thả ngửa mà chỉ có thể thả nổi theo thế bơi đứng nhẹ nhàng.
Các bạn cần thả nổi khi bị lật thuyền trong đêm tối, không thể định hướng để bơi vào bờ hoặc các bạn thả nổi để nghỉ ngơi hồi sức sau khi bơi một chặng đường dài. Thả nổi cũng giúp bạn bảo tồn sinh lực để có thể ở lâu dưới nước trong khi chờ người đến cứu hay tình thế cải thiện hơn.

Sẽ dễ dàng hơn trong việc thả nổi nếu các bạn có một cái phao hay các trang thiết bị, vật liệu nổi... Nếu không, các bạn có thể dùng quần dài của mình để làm tạm một cái phao (theo hình minh họa) để tạm nghỉ.

Sự giảm nhiệt
Các bạn chỉ có thể ở lâu trong nước nếu nhiệt độ nước không dưới 70oF, tức tương đương với 21,5oC, nhưng nếu nhiệt độ dưới 68oF (# 20oC) sẽ dẫn đến tình trạng giảm nhiệt rất nguy hiểm nếu cơ thể không được bảo vệ. Nếu có áo quần, những triệu chứng xấu sẽ xuất hiện sau 8 giờ ở trong nước, nếu không có áo quần thì chỉ sau 4 giờ. Nếu nhiệt độ xuống mức 57oF (#15oC) thì thời gian tồn tại không quá 2 giờ.
Khi các bạn ở trong nước lạnh, hãy giữ cho đầu nổi lên mặt nước, cố gắng bảo vệ cổ, ngực, nách, háng (là những phần cơ thể dễ bị cái lạnh xâm nhập) bằng quần áo dày. Nếu chỉ có một mình thì co đầu gối lên, khoanh hai tay trước ngực và bất động cơ thể để giữ thân nhiệt. Nếu có 2 - 3 người, hãy ôm nhau cho đỡ lạnh (dĩ nhiên là các bạn cần có phao hay các trang thiết bị làm nổi).

TỒN TẠI TRÊN BÈ

Có thể do đắm tàu, do tai nạn, do phi cơ phải đáp khẩn cấp xuống biển hoặc vì một lý do nào đó mà các bạn đang bị trôi dạt trên biển với một chiếc bè, thì xin các bạn hãy làm theo những hướng dẫn sau đây:
- Cột chặt các vật dụng mà các bạn đang có trên bè, để khỏi bị sóng đánh hay lật bè làm rơi mất.
- Giữ khô quần áo, mang vớ và găng tay, che tất cả những nơi cơ thể tiếp xúc với ánh nắng nếu có thể, vì sức nóng của mặt trời có thể đốt phồng da các bạn.
- Áo quần khô ráo cũng là điều cần thiết giúp chúng ta chống lại với cái lạnh, nhất là về ban đêm.
- Tận dụng bóng mát của buồm hay các vật liệu khác để che nắng, cố gắng làm giảm tối thiểu việc tiếp xúc với ánh nắng, vì rất dễ làm cơ thể các bạn mất nước.
- Kiểm kê toàn bộ lương thực và nước uống, cất giữ một nơi an toàn và thoáng mát, hạn chế ăn uống trong 24 giờ đầu.
- Các bạn có thể lênh đênh trên biển nhiều ngày, cho nên cần phải giữ gìn sinh lực, tránh những hoạt động làm đổ mồ hôi và tiêu hao năng lượng.
- Chuẩn bị một số vật dụng để làm dấu hiệu cho phi cơ hay tàu thuyền (như đã đề cập phần trước).

DI CHUYỂN BẰNG BÈ (HAY XUỒNG CỨU SINH)

Khi di chuyền bằng bè, các bạn cần phải chọn lựa một trong hai phương pháp di chuyển: Hoặc là xuôi theo chiều gió, hoặc là nương theo các dòng hải lưu.
Gió và hải lưu ít khi nào chuyển động theo cùng một hướng, thường thì một thuận và một thì ngược lại. Các bạn cần có một số kiến thức về gió và hải lưu, biết vị trí (tương đối) của mình, biết hướng mình cần đi, biết gió hay hải lưu sẽ đưa mình đến đâu.

Vận dụng các dòng hải lưu
Một chiếc bè không buồm buộc phải bị chi phối bởi các dòng hải lưu, vì vậy các bạn phải biết cách vận dụng nó để nó giúp các bạn trong chuyến hải hành.
Để vận dụng dòng hải lưu, người ta thường sử dụng một cái túi bằng vải dày gọi là “buồm gàu” hay “neo gàu” (sea anchor) để thả xuống nước, luồng nước sẽ làm cho gàu bung ra và đẩy nó đi kéo theo chiếc bè. Khi luồng nước mạnh, kéo bè đi quá nhanh, thì người ta thâu bớt “buồm gàu” lại. Khi luồng nước yếu làm bè đi chậm hay bất động thì người ta mở rộng “buồm gàu” ra.

Nếu không có “buồn gàu”, các bạn cũng có thể vận dụng các dòng hải lưu bằng cách làm cho bè ngập một phần trong nước (như xì bớt hơi nếu là bè cao su), cột một số đồ vật cho chìm trong nước để chịu sự tác động của dòng hải lưu nhiều hơn. Nếu may mắn, dòng chảy sẽ đưa các bạn đi qua các tuyến hải hành của tàu thuyền hoặc mang các bạn vào đất liền.

Các dòng hải lưu:
Là những sự trao đổi nước giữa biển này và biển kia, hình thành nên các dòng hoàn lưu như những dòng sông trên biển. Các dòng hải lưu thay đổi theo từng mùa và từng vùng biển khác nhau. Dưới đây là sơ đồ các dòng hải lưu ở Biển Đông.

Vận dụng sức gió
Tuy gió là bạn đồng hành của các nhà hàng hải từ ngàn xưa, nhưng nếu chúng ta không nắm vững qui luật của gió thì thay vì đưa chúng ta vào đất liền, gió cũng có thể đưa chúng ta ra xa hơn.
Vùng Biển Đông nước ta nằm trọn trong vùng Đông Nam Á Gió Mùa với hai loại gió chính: Gió mùa Đông Bắc và Gió mùa Tây Nam.
Về cường độ, hai loại gió này thay đổi rất nhiều ở các tháng giao thời (tháng Tư, Năm và tháng Chín, Mười) hướng gió không ổn định.
Gió mùa Đông Bắc hoạt động kéo dài từ tháng Mười đến tháng Tư năm sau.
Gió mùa Tây Nam kéo dài từ tháng Năm đến tháng Mười và do có nguồn gốc đại dương nên trong thời kỳ này có mưa lớn.

Để vận dụng tối đa sức gió:
- Không sử dụng “buồm gàu”
- Thổi bè thật phồng (nếu là bè cao su) làm cho bè càng nhẹ càng nổi cao càng tốt.
- “Hành khách” ngồi thật cao trên bè, để cơ thể có thể hứng gió tối đa.
- Dựng buồm (hoặc các vật liệu khác dùng để bắt gió như buồm). Đây cũng là vật dùng làm dấu hiệu cho các tàu thuyền khác dễ dàng trông thấy.
Trường hợp các bạn đang ở trong tình thế khó khăn, bè không thể nương theo gió hay dòng hải lưu để di chuyển, hãy cố gắng bảo quản và hạn chế khẩu phần lương thực cũng như nước uống, để duy trì sự sống càng lâu càng tốt.

ĐÁNH BẮT TRÊN BÈ

Trong thời gian tồn tại trên bè, cho dù các bạn có hay không có thực phẩm, các bạn cũng cần phải biết một số phương pháp đánh bắt để có thêm thức ăn tươi và bổ sung cho nguồn lương thực của mình càng nhiều càng tốt.

Câu cá
Nếu các bạn chỉ có lưỡi câu nhưng không có mồi, các bạn có thể cột một hay nhiều lưỡi câu ở các độ sâu khác nhau, kéo nhè nhẹ lui tới dưới bè. Những chú cá tò mò hoặc đến trú dưới bè có thể bơi trúng lưỡi câu và bị dính (đây cũng là trường hợp thường gặp khi chúng ta đi câu cá, thỉnh thoảng cũng có những con bị dính ngang hông). Khi bắt được con cá đầu tiên, các bạn mổ bụng lấy lòng ruột móc vào lưỡi câu để làm mồi.

Các công cụ và phương pháp bắt cá khác:
Không có lưỡi câu, các bạn có thể dùng dao, gậy, mái chèo, chĩa, thòng lọng... thậm chí tay trần; để chém, đâm, đập, siết, chụp... những con cá hay các sinh vật biển lảng vảng gần mặt nước quanh bè. 



MÀU SẮC CỦA NƯỚC BIỂN

Khi di chuyển trên biển, chúng ta cũng cần biết một số vấn đề và hiện tượng liên quan đến sự sinh tồn của chúng ta, trong đó màu sắc của nước biển cũng cho chúng ta biết nhiều thông tin quan trọng. Nước biển thường có hai màu chính: Lục và Xanh.
Lục: Khi số lượng vi sinh vật và sinh vật nhiều, độ mặn thấp.
Xanh: Khi sinh vật và vi sinh vật ít, độ mặn cao.
Sắc độ của nước biển (Lục và Xanh) còn tùy thuộc vào:
- Ánh sáng mặt trời và độ sâu của biển (càng sâu càng thẫm màu).
- Sự khác nhau về độ mặn và số lượng sinh vật của các dòng chảy (thí dụ: dòng Gulf và Labrador ở Bắc Đại Tây Dương) cũng làm thay đổi màu sắc của biển.
- Các vùng có rạng san hô ngầm thường có màu hơi vàng.
- Màu sắc của nước biển không chính xác khi thời tiết xấu hoặc âm u.

ƯỚC LƯỢNG KHOẢNG CÁCH

Ở trên biển, khoảng cách mục tiêu thường bị nhiễu bởi hơi nước và vô số hạt nước tạo thành sương tuyết hay sương mù,... cho nên khi ước lượng khoảng cách trên biển, thường không trung thực.
Nhiều mục tiêu các bạn nhìn có vẻ như gần hơn so với thực tế là do:
- Ánh sáng mặt trời chiếu đằng sau lưng các bạn.
- Khi các bạn nhìn xuyên qua nước (ánh sánh bị khúc xạ).
- Không khí quá trong sáng.
Cũng có khi các bạn nhìn thấy mục tiêu có vẻ như xa hơn thực tế là do:
- Thiếu ánh sáng hay do sương mù.
- Thường xuyên nhìn lâu qua những ngọn sóng lớn, nhất là khi ngọn sóng trực diện (thẳng góc) với người quan sát.
Trong trường hợp thời tiết tốt, với mắt thường, các bạn có thể thấy những hình ảnh theo bảng ước lượng khoảng cách dưới đây:
- Khoảng cách 50 mét: Nhìn thấy rõ mắt, mũi, miệng của một người.
- Khoảng cách 100 mét: Hai mắt chỉ còn 2 chấm.
- Khoảng cách 200 mét: Có thể còn thấy mặt.
- Khoảng cách 500 mét: Còn thấy màu sắc quần áo, cờ Sémaphore và đọc được bảng tên của các con tàu trung bình.
- Khoảng cách 800 mét: Con người giống như một que nhỏ. Còn đọc được bảng tên của các con tàu lớn.
- Khoảng cách 1500 mét: Còn thấy đầy đủ con tàu.
- Khoảng cách 3000 - 4000 mét: Còn thấy phần trên của con tàu
- Khoảng cách 11 - 15 km: Chỉ còn thấy ống khói hay cột buồm.

ƯỚC LƯỢNG VĨ ĐỘ BẰNG SAO BẮC ĐẨU

Khi lênh đênh trên các vùng biển ở Bắc Bán Cầu, các bạn có thể nhìn sao Bắc Đẩu để ước lượng chúng ta đang ở Vĩ độ (Bắc) nào. Muốn được như vậy, các bạn lấy điểm Thiên đỉnh và Đường Chân Trời tạo thành hai cạnh của góc vuông, giao nhau ở chính bản thân ta. Ta lấy Đường Chân Trời là 0o và điểm Thiên Đỉnh là 90o, nếu sao Bắc Đẩu nằm ở bao nhiêu độ trong góc vuông thì chúng ta đang ở đúng ngay Vĩ độ đó trên mặt đất (biển).
Trong hình minh họa, chúng ta thấy sao Bắc Đẩu đang ở 45o (giữa Thiên Đỉnh và Đường Chân Trời). Như vậy, chúng ta đang ở 45o Vĩ Bắc.
Cho dù các bạn không có “kính lục phân”, các bạn cũng có thể dùng phương pháp trên để ước lượng khoảng cách khá chính xác bằng cách tính sự chênh lệch của sao Bắc Đẩu sau mỗi đoạn đường di chuyển. Cứ mỗi độ chênh lệch thì tương đương với 60 dặm (miles) hay 90 km trên mặt đất (biển).

TÌM HẢI ĐẢO BẰNG MÂY

Những đám mây bất động sẽ làm cho chúng ta chú ý vì nó đứng yên một chỗ trong khi các đám mây chung quanh vẫn chuyển động.
Mây bất động thường xuất hiện phía trên các hòn đảo (hoặc đồi, núi ở trên đảo) là do những ngọn gió mang nhiều hơi nước liên tục thổi vào đảo, khi đụng các khối đất ở đảo thì bốc lên cao, gặp khí lạnh thì ngưng tụ lại thành mây (đám mây này bất động là do được cung cấp hơi nước liên tục). Những hòn đảo này nằm dưới Đường Chân Trời nên rất khó thấy.
Sau khi qua khỏi đảo, ngọn gió xuống thấp và ấm lại nên không thể hình thành đám mây khác.


TÌM ĐẤT LIỀN BẰNG CHIM

Các nhà hàng hải ngày xưa họ đi biển mà không có bản đồ và hải bàn, họ chỉ dựa trên kinh nghiệm, sự phán đoán và một số mẹo vặt. Để tìm ra hướng có đất liền, họ mang theo một số chim sống ở lục địa. Khi cần, họ thả chim ra, nếu thấy đất liền, chim sẽ bay thẳng về hướng đó, nếu không, chim sẽ quay trở về thuyền.

ƯỚC ĐOÁN KHOẢNG CÁCH ĐẤT LIỀN BẰNG CHIM BIỂN

ĐƯA BÈ CẬP VÀO BỜ

Để cập bờ cho an toàn khi bè đã tiến gần đến bờ, các bạn hãy:
- Cố gắng tìm một chỗ khuất gió trên đất liền (hay hải đảo) để đổ bộ.
- Không nên đổ bộ vào hướng ngược với mặt trời, ánh sáng và sự phản chiếu từ biển sẽ làm bạn lóa mắt, không thấy được mục tiêu, dễ bị va đập.
- Chọn những nơi ít sóng cồn (ít bọt trắng) sẽ giúp các bạn cập vào bờ dễ dàng và ít hao sức lực.
- Nếu các bạn buộc phải cắt ngang sóng cồn, hãy hạ cột buồm, cột chặt lại các dụng cụ, mặc quần áo, mang giầy, để hạn chế sự trầy xước do va chạm hay cọ sát có thể xảy.
- Dùng mái chèo hay sào, gậy... để kiểm tra độ sâu, san hô, đá ngầm...
- Kéo “buồm gàu” lên, nhất là khi vượt qua các rặng san hô hay khi đã gần bờ.
- Tránh những khu vực có sóng vỗ mạnh vào vách đá hay những tảng đá.
- Khi bè chuẩn bị cập bờ, các bạn hãy nhìn thẳng về phía trước, ngồi cho thật vững vàng để có thể chịu đựng được những cú va đập khi bè cập bờ.
- Khi bè vừa chạm đất, các bạn hãy nhảy xuống, nương theo những ngọn sóng để kéo bè vào bờ.

CÁCH LẬT LẠI MỘT BÈ CAO SU BỊ ÚP

Khi một bè cao su bị lật úp, nếu không biết cách, một mình bạn sẽ phải loay hoay và khó lòng mà lật lại vì không có thế. Bạn hãy cột đầu một sợi dây ở một bên mạn bè rồi cầm đầu dây còn lại bơi sang bên kia. Leo lên đứng thẳng trên mạn đó, ngửa người ra sau kéo thẳng sợi dây. Khi bè lật lại bạn sẽ bị té xuống nước, hãy coi chừng bè đập vào người.

Nếu không có “buồn gàu”, các bạn cũng có thể vận dụng các dòng hải lưu bằng cách làm cho bè ngập một phần trong nước (như xì bớt hơi nếu là bè cao su), cột một số đồ vật cho chìm trong nước để chịu sự tác động của dòng hải lưu nhiều hơn. Nếu may mắn, dòng chảy sẽ đưa các bạn đi qua các tuyến hải hành của tàu thuyền hoặc mang các bạn vào đất liền.

Các dòng hải lưu:
Là những sự trao đổi nước giữa biển này và biển kia, hình thành nên các dòng hoàn lưu như những dòng sông trên biển. Các dòng hải lưu thay đổi theo từng mùa và từng vùng biển khác nhau. Dưới đây là sơ đồ các dòng hải lưu ở Biển Đông.

Vận dụng sức gió
Tuy gió là bạn đồng hành của các nhà hàng hải từ ngàn xưa, nhưng nếu chúng ta không nắm vững qui luật của gió thì thay vì đưa chúng ta vào đất liền, gió cũng có thể đưa chúng ta ra xa hơn.
Vùng Biển Đông nước ta nằm trọn trong vùng Đông Nam Á Gió Mùa với hai loại gió chính: Gió mùa Đông Bắc và Gió mùa Tây Nam.
Về cường độ, hai loại gió này thay đổi rất nhiều ở các tháng giao thời (tháng Tư, Năm và tháng Chín, Mười) hướng gió không ổn định.
Gió mùa Đông Bắc hoạt động kéo dài từ tháng Mười đến tháng Tư năm sau.
Gió mùa Tây Nam kéo dài từ tháng Năm đến tháng Mười và do có nguồn gốc đại dương nên trong thời kỳ này có mưa lớn.

Để vận dụng tối đa sức gió:
- Không sử dụng “buồm gàu”
- Thổi bè thật phồng (nếu là bè cao su) làm cho bè càng nhẹ càng nổi cao càng tốt.
- “Hành khách” ngồi thật cao trên bè, để cơ thể có thể hứng gió tối đa.
- Dựng buồm (hoặc các vật liệu khác dùng để bắt gió như buồm). Đây cũng là vật dùng làm dấu hiệu cho các tàu thuyền khác dễ dàng trông thấy.
Trường hợp các bạn đang ở trong tình thế khó khăn, bè không thể nương theo gió hay dòng hải lưu để di chuyển, hãy cố gắng bảo quản và hạn chế khẩu phần lương thực cũng như nước uống, để duy trì sự sống càng lâu càng tốt.

ĐÁNH BẮT TRÊN BÈ

Trong thời gian tồn tại trên bè, cho dù các bạn có hay không có thực phẩm, các bạn cũng cần phải biết một số phương pháp đánh bắt để có thêm thức ăn tươi và bổ sung cho nguồn lương thực của mình càng nhiều càng tốt.

Câu cá
Nếu các bạn chỉ có lưỡi câu nhưng không có mồi, các bạn có thể cột một hay nhiều lưỡi câu ở các độ sâu khác nhau, kéo nhè nhẹ lui tới dưới bè. Những chú cá tò mò hoặc đến trú dưới bè có thể bơi trúng lưỡi câu và bị dính (đây cũng là trường hợp thường gặp khi chúng ta đi câu cá, thỉnh thoảng cũng có những con bị dính ngang hông). Khi bắt được con cá đầu tiên, các bạn mổ bụng lấy lòng ruột móc vào lưỡi câu để làm mồi.

Các công cụ và phương pháp bắt cá khác:
Không có lưỡi câu, các bạn có thể dùng dao, gậy, mái chèo, chĩa, thòng lọng... thậm chí tay trần; để chém, đâm, đập, siết, chụp... những con cá hay các sinh vật biển lảng vảng gần mặt nước quanh bè.

Bắt chim biển:
Các bạn có thể bắt chim biển bằng cách móc mồi (tốt nhất là cá nhỏ) vào một lưỡi câu (hay một vật gì chế tạo như lưỡi câu) đặt trên một vật nổi, nối vật nổi đó vào bè, các loài chim biển nhào xuống đớp mồi thì sẽ bị dính câu. (xin xem phần CHẾ TẠO LƯỠI CÂU).
Nếu có một vật nổi nhẹ và hơi lớn, (ván, thùng rỗng...) các bạn cột kéo theo bè khoảng 5 - 10 mét, trên đó để một thòng lọng nối với bè. Các loài chim biển thường rất bạo dạn, thấy có chỗ nghỉ chân thì sẽ đáp xuống, các bạn hãy giựt thòng lọng để túm lấy.

Các bạn cũng có thể nằm bất động giả chết. Những chú chim tham ăn tưởng thật sẽ đáp xuống gần bạn, khi vừa tầm tay thì bất ngờ chộp lấy. Lưu ý là vuốt, cánh, mỏ của nó có thể gây thương tích cho bạn. (Đây là kinh nghiệm của một ngư dân người Hải Nam lênh đênh trên bè gần ba tháng sau khi bị đắm thuyền) (Xin xem thêm phần SĂN BẮN ĐÁNH BẮT).

Rong tảo: Là một nguồn bổ sung vitamin rất cần thiết cho cơ thể chúng ta. Trong nước biển có rất nhiều loại rong tảo, phần lớn đều có thể ăn được. Tuy nhiên, các bạn cũng cần phải biết cách phân biệt cũng như chế biến. (Xin xem phần RONG TẢO )

MÀU SẮC CỦA NƯỚC BIỂN

Khi di chuyển trên biển, chúng ta cũng cần biết một số vấn đề và hiện tượng liên quan đến sự sinh tồn của chúng ta, trong đó màu sắc của nước biển cũng cho chúng ta biết nhiều thông tin quan trọng. Nước biển thường có hai màu chính: Lục và Xanh.
Lục: Khi số lượng vi sinh vật và sinh vật nhiều, độ mặn thấp.
Xanh: Khi sinh vật và vi sinh vật ít, độ mặn cao.
Sắc độ của nước biển (Lục và Xanh) còn tùy thuộc vào:
- Ánh sáng mặt trời và độ sâu của biển (càng sâu càng thẫm màu).
- Sự khác nhau về độ mặn và số lượng sinh vật của các dòng chảy (thí dụ: dòng Gulf và Labrador ở Bắc Đại Tây Dương) cũng làm thay đổi màu sắc của biển.
- Các vùng có rạng san hô ngầm thường có màu hơi vàng.
- Màu sắc của nước biển không chính xác khi thời tiết xấu hoặc âm u.

ƯỚC LƯỢNG KHOẢNG CÁCH

Ở trên biển, khoảng cách mục tiêu thường bị nhiễu bởi hơi nước và vô số hạt nước tạo thành sương tuyết hay sương mù,... cho nên khi ước lượng khoảng cách trên biển, thường không trung thực.
Nhiều mục tiêu các bạn nhìn có vẻ như gần hơn so với thực tế là do:
- Ánh sáng mặt trời chiếu đằng sau lưng các bạn.
- Khi các bạn nhìn xuyên qua nước (ánh sánh bị khúc xạ).
- Không khí quá trong sáng.
Cũng có khi các bạn nhìn thấy mục tiêu có vẻ như xa hơn thực tế là do:
- Thiếu ánh sáng hay do sương mù.
- Thường xuyên nhìn lâu qua những ngọn sóng lớn, nhất là khi ngọn sóng trực diện (thẳng góc) với người quan sát.
Trong trường hợp thời tiết tốt, với mắt thường, các bạn có thể thấy những hình ảnh theo bảng ước lượng khoảng cách dưới đây:
- Khoảng cách 50 mét: Nhìn thấy rõ mắt, mũi, miệng của một người.
- Khoảng cách 100 mét: Hai mắt chỉ còn 2 chấm.
- Khoảng cách 200 mét: Có thể còn thấy mặt.
- Khoảng cách 500 mét: Còn thấy màu sắc quần áo, cờ Sémaphore và đọc được bảng tên của các con tàu trung bình.
- Khoảng cách 800 mét: Con người giống như một que nhỏ. Còn đọc được bảng tên của các con tàu lớn.
- Khoảng cách 1500 mét: Còn thấy đầy đủ con tàu.
- Khoảng cách 3000 - 4000 mét: Còn thấy phần trên của con tàu
- Khoảng cách 11 - 15 km: Chỉ còn thấy ống khói hay cột buồm.

ƯỚC LƯỢNG VĨ ĐỘ BẰNG SAO BẮC ĐẨU

Khi lênh đênh trên các vùng biển ở Bắc Bán Cầu, các bạn có thể nhìn sao Bắc Đẩu để ước lượng chúng ta đang ở Vĩ độ (Bắc) nào. Muốn được như vậy, các bạn lấy điểm Thiên đỉnh và Đường Chân Trời tạo thành hai cạnh của góc vuông, giao nhau ở chính bản thân ta. Ta lấy Đường Chân Trời là 0o và điểm Thiên Đỉnh là 90o, nếu sao Bắc Đẩu nằm ở bao nhiêu độ trong góc vuông thì chúng ta đang ở đúng ngay Vĩ độ đó trên mặt đất (biển).
Trong hình minh họa, chúng ta thấy sao Bắc Đẩu đang ở 45o (giữa Thiên Đỉnh và Đường Chân Trời). Như vậy, chúng ta đang ở 45o Vĩ Bắc.
Cho dù các bạn không có “kính lục phân”, các bạn cũng có thể dùng phương pháp trên để ước lượng khoảng cách khá chính xác bằng cách tính sự chênh lệch của sao Bắc Đẩu sau mỗi đoạn đường di chuyển. Cứ mỗi độ chênh lệch thì tương đương với 60 dặm (miles) hay 90 km trên mặt đất (biển).

TÌM HẢI ĐẢO BẰNG MÂY

Những đám mây bất động sẽ làm cho chúng ta chú ý vì nó đứng yên một chỗ trong khi các đám mây chung quanh vẫn chuyển động.
Mây bất động thường xuất hiện phía trên các hòn đảo (hoặc đồi, núi ở trên đảo) là do những ngọn gió mang nhiều hơi nước liên tục thổi vào đảo, khi đụng các khối đất ở đảo thì bốc lên cao, gặp khí lạnh thì ngưng tụ lại thành mây (đám mây này bất động là do được cung cấp hơi nước liên tục). Những hòn đảo này nằm dưới Đường Chân Trời nên rất khó thấy.
Sau khi qua khỏi đảo, ngọn gió xuống thấp và ấm lại nên không thể hình thành đám mây khác.

TÌM ĐẤT LIỀN BẰNG CHIM

Các nhà hàng hải ngày xưa họ đi biển mà không có bản đồ và hải bàn, họ chỉ dựa trên kinh nghiệm, sự phán đoán và một số mẹo vặt. Để tìm ra hướng có đất liền, họ mang theo một số chim sống ở lục địa. Khi cần, họ thả chim ra, nếu thấy đất liền, chim sẽ bay thẳng về hướng đó, nếu không, chim sẽ quay trở về thuyền.

ƯỚC ĐOÁN KHOẢNG CÁCH ĐẤT LIỀN BẰNG CHIM BIỂN

ĐƯA BÈ CẬP VÀO BỜ

Để cập bờ cho an toàn khi bè đã tiến gần đến bờ, các bạn hãy:
- Cố gắng tìm một chỗ khuất gió trên đất liền (hay hải đảo) để đổ bộ.
- Không nên đổ bộ vào hướng ngược với mặt trời, ánh sáng và sự phản chiếu từ biển sẽ làm bạn lóa mắt, không thấy được mục tiêu, dễ bị va đập.
- Chọn những nơi ít sóng cồn (ít bọt trắng) sẽ giúp các bạn cập vào bờ dễ dàng và ít hao sức lực.
- Nếu các bạn buộc phải cắt ngang sóng cồn, hãy hạ cột buồm, cột chặt lại các dụng cụ, mặc quần áo, mang giầy, để hạn chế sự trầy xước do va chạm hay cọ sát có thể xảy.
- Dùng mái chèo hay sào, gậy... để kiểm tra độ sâu, san hô, đá ngầm...
- Kéo “buồm gàu” lên, nhất là khi vượt qua các rặng san hô hay khi đã gần bờ.
- Tránh những khu vực có sóng vỗ mạnh vào vách đá hay những tảng đá.
- Khi bè chuẩn bị cập bờ, các bạn hãy nhìn thẳng về phía trước, ngồi cho thật vững vàng để có thể chịu đựng được những cú va đập khi bè cập bờ.
- Khi bè vừa chạm đất, các bạn hãy nhảy xuống, nương theo những ngọn sóng để kéo bè vào bờ.

CÁCH LẬT LẠI MỘT BÈ CAO SU BỊ ÚP

Khi một bè cao su bị lật úp, nếu không biết cách, một mình bạn sẽ phải loay hoay và khó lòng mà lật lại vì không có thế. Bạn hãy cột đầu một sợi dây ở một bên mạn bè rồi cầm đầu dây còn lại bơi sang bên kia. Leo lên đứng thẳng trên mạn đó, ngửa người ra sau kéo thẳng sợi dây. Khi bè lật lại bạn sẽ bị té xuống nước, hãy coi chừng bè đập vào người.



Theo ngoc_tinh_1192